Jul 31, 2017

Đừng mượn danh trí thức để xuyên tạc lịch sử

Tre Việt - Đồng quan điểm với Tre Việt qua bài viết “Tự đốt đi “cái danh” với đời”, qua địa chỉ langtreviet@gmail.com, bạn đọc Trung Nghĩa gửi đến Tre Việt bài viết sau, xin giới thiệu với bạn đọc và cảm ơn bạn Trung Nghĩa.

ĐỪNG MƯỢN DANH “TRÍ THỨC” ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

Trong những ngày tháng 7 này, cả nước tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017), đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta; tỏ lòng thành kính tri ân công ơn của các thương binh, anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng đã hy sinh xương máu của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Thế mà, một số “trí thức” lại xuyên tạc, bôi xấu danh dự của người đã khuất, của người đã có công lao to lớn đối với đất nước ta.
Đáng lên án là, ngày 22-7 vừa qua, trên trang facebook cá nhân của Đoàn Dũng đã đăng tải clip chém gió của mấy vị “trí thức” nói xấu về hình tượng anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu. Xuất hiện trong đoạn clip này là một số “nhà văn” cũng được xếp vào hàng có “tên tuổi” là Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Lê Hoài Nguyên và có sự góp mặt của các nhà dâm chủ, như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Nguyên, v.v. Ngay sau đó, đoạn clip này đã được các trang mạng phản động chia sẻ, phát tán. Trong đó, kẻ láo xược nhất là Nguyễn Duy khi không ngần ngại chỉ trỏ và chém gió về anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu, phủ nhận thông tin trong sách của nhà văn Nguyễn Quang Sáng về anh hùng Võ Thị Sáu và bôi nhọ danh dự của vị nữ anh hùng; một chi tiết được nhà “trí thức” này công khai nói ra là: “Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ” (!) Nhà văn mà ngồi cùng đám dâm chủ thì đúng là bệnh hoạn, điển hình đó là ông già Nguyên Ngọc, kẻ lợi dụng văn chương để chống phá đất nước, bôi xấu danh dự người khác.
Sau khi clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã tỏ thái độ giận dữ và phản đối quyết liệt về việc chém gió của các “trí thức” này, chắc rảnh rỗi quá không nghĩ được gì hay nữa. Như một độc giả đã phản bác: “chị Võ Thị Sáu là tinh thần thép cho người phụ nữ Việt Nam dám đứng lên đấu tranh cho dân tộc để cho cái bọn nhà thơ đầu 2 thứ tóc như các ông ngồi đấy mà bốc phét nhé, thử hỏi các ông đã làm được chưa? Vậy mà cũng mang tiếng là nhà thơ với nhà văn, tôi nói thật chứ mấy bài thơ với bài văn của các ông viết ra cũng chẳng ai đọc và nhớ như câu chuyện chị Võ Thị Sáu đâu nhé”.
Hầu hết ý kiến đều phản đối những lời lẽ thô bỉ, xúc phạm danh dự người đã khuất. Tuy nhiên, vẫn lẻ loi một vài nhà dâm chủ “té nước theo mưa”. Các đối tượng xấu cùng nhau sủa theo đàn, những lời lẽ thô bỉ của các nhà dâm chủ nhằm bôi xấu, xuyên tạc những vấn đề chưa rõ ràng thì còn có hiệu quả, chứ những vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam, cả thế giới đều công nhận thì đúng là không khốn nạn thì cũng thần kinh.
Hình tượng người anh hùng Võ Thị Sáu đã được vinh danh và tôn thờ bao năm nay, là hình tượng đại diện cho tinh thần yêu nước bất khuất, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc ta. Tại sự kiện “Những cuốn sách tri ân” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ vừa diễn ra tại Hà Nội, Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công an nhân dân đã giới thiệu gần 100 cuốn sách về đề tài này. Đồng thời, thay mặt Nhà xuất bản Công an nhân dân, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua. Nhà văn Nguyễn Hồng Thái chia sẻ thêm, trong cuốn sách “Thương binh, liệt sĩ Công an nhân dân” được xuất bản năm 2007, đã giới thiệu những tấm gương liệt sĩ, điển hình như nữ anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu - người con gái đất đỏ anh hùng; Võ Thị Sáu - một nữ thanh niên xung phong, người con gái đất đỏ sinh năm 1933, hy sinh năm 1952. Cuốn sách ghi rõ: “Ngày 23-01-1952, Võ Thị Sáu hiên ngang trước họng súng của quân thù làm chúng phải run sợ, khiếp đảm, nhắm mắt bóp cò giết hại chị. Với thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường trong lao tù, ngày 02-8-1993, đồng chí Võ Thị Sáu đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Những hành động xuyên tạc trắng trợn sự thật lịch sử là không thể chấp nhận và phải lên án mạnh mẽ. Việc xúc phạm danh dự, uy tín của người đã khuất là hành động hết sức đê hèn và bỉ ổi, cần phải bị trừng trị thích đáng, không để thành tiền lệ xấu. Những kẻ như Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc,… nên bỏ cái mác “trí thức” khi hoạt động theo đám dâm chủ, đừng làm xấu đi hình ảnh và vị trí đội ngũ trí thức nước ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xin được trích bài thơ “Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn” của Phan Thị Thanh Nhàn, làm lời kết cho bài viết này: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười/ Ngắt một đóa hoa tươi/ Chị cài lên mái tóc/ Đầu ngẩng cao bất khuất/ Ngay trong phút hy sinh/  Bây giờ dưới gốc dương/ Chị nằm nghe biển hát…”./.

Jul 26, 2017

Để duy trì và tăng cường cơ sở vật chất quốc phòng, Quân đội phải tham gia phát triển kinh tế đất nước

Tre Việt - Qua địa chỉ langtreviet@gmail.com bạn Sơn Ngọc đồng tình với bài viết: Đâu phải quân đội nhà nghề của Tre Việt, đã gửi đến Tre Việt bài viết sau, xin giới thiệu với bạn đọc và cám ơn bạn Sơn Ngọc.

ĐỂ DUY TRÌ VÀ  TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT QUỐC PHÒNG QUÂN ĐỘI PHẢI THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Trên không gian mạng hiện nay, khi nói đến vấn đề Quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế đất nước còn có luồng dư luận cho rằng: “Quân đội không nên làm việc đó mà tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.”. Thoáng qua, loại ý kiến này có lý, nhưng xét từ bản chất, truyền thống của Quân đội ta thì ý kiến đó không phù hợp. Bởi, nếu chỉ tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (vẫn biết rằng đây là nhiệm vụ chủ yếu và nòng cốt của Quân đội) thì không tận dụng được nguồn vật chất kỹ thuật mà Quân đội đang quản lý còn nhàn rỗi để tham gia phát riển kinh tế - xã hội; dẫn tới tiềm lực vật chất quốc phòng sẽ suy giảm, gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng sẽ tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tới nợ công và nền kinh tế nước ta. Đồng thời, không rèn luyện và phát huy được tay nghề của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở những đơn vị quân đội có khả năng tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào đều tồn tại ở 2 dạng là dự trữ trong Quân đội (dự trữ nóng) và dự trữ tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân (khi cần có thể huy động). Việc dự trữ nóng tuy dễ dàng sử dụng khi có tình huống quốc phòng nhưng rất tốn kém do phải mua, cất chứa và bảo trì. Đơn cử, để có 100 chiếc trực thăng vận tải loại EC-225, Nhà nước phải đầu tư 10.000 tỷ đồng mua trang bị, chi phí cất chứa và bảo đảm kỹ thuật cho một vòng đời máy bay (khoảng 20 năm) ít nhất là 600 tỷ (khoảng 6% giá trị trang bị), khiến tổng chi phí sẽ là 10.600 tỷ đồng. Như vậy, chi phí cho toàn bộ hệ thống trang thiết bị quân sự sẽ cao hơn rất nhiều.

Nếu cơ sở vật chất quốc phòng được dự trữ trong nền kinh tế, như: ô-tô, tàu thuyền, các cơ sở sản suất, cảng biển,… sẽ ít tốn kém do chỉ phải chi phí về công tác đăng ký quản lý; nhưng tỷ lệ trang bị ảo rất cao, khả năng huy động chậm, tài sản cố định hữu hình bị khấu hao nên dự trữ kỹ thuật không đúng theo dự kiến. Do vậy, phần lớn các nước chọn giải pháp kết hợp giữa 2 loại hình dự trữ này để củng cố vật chất quốc phòng. Ở Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm truyền thống, Đảng ta chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề cốt lõi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Để bảo đảm trang bị, vật chất cho bất kỳ tình huống nào thì Quân đội cần phải nắm một số cơ sở vật chất quan trọng đủ để phục vụ chiến đấu trong những ngày đầu chiến tranh. Trừ các loại vũ khí, trang bị bắt buộc phải dự trữ nóng thì những trang bị có tính chất lưỡng dụng, như: thông tin - viễn thông, vận tải, gia công cơ khí, xây dựng,… rất cần thiết phải đưa ra làm kinh tế vì các lý do sau:
Một là, tận dụng công suất dư thừa để phục vụ nền kinh tế. Các hệ thống trang bị có thể phục vụ cho quốc phòng và sản xuất hàng quốc phòng sẽ không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dám đầu tư, vì: dây chuyền máy móc rất đắt tiền; chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tốn kém; bảo trì, sửa chữa khó khăn; không bao giờ hoạt động hết công suất trong thời bình (lắp đặt dự trữ công suất cho thời chiến),… khiến việc thu hồi vốn là không thể. Vì vậy, khi Nhà nước đã đầu tư thì các đơn vị quốc phòng cần tận dụng công suất dư thừa để sản xuất các mặt hàng dân dụng, như: Bao bì, hòm hộp, các chi tiết máy móc, sản phẩm nhôm, inox, cao su; cung cấp các dịch vụ sửa chữa,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực. Công nghệ quân sự là bí quyết của mỗi quốc gia, nó chỉ được chuyển giao khi có cái mới thay thế. Quá trình chuyển giao khá lâu dài do phụ thuộc lộ trình hợp tác giữa Chính phủ các nước; dẫn tới chỉ có Nhà nước mới có khả năng tiếp nhận công nghệ quân sự từ nước ngoài, đào tạo nhân lực ban đầu để khai thác các hệ thống thiết bị quân sự đã đầu tư. Để duy trì, nâng cao chất lượng và mở rộng nguồn nhân lực trên lĩnh vực đó, Bộ Quốc phòng phải cho các đơn vị nắm giữ công nghệ tham gia quá trình sản xuất thương mại các sản phẩm công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp ngoài Quân đội; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó có thể sản xuất hàng cung cấp cho quốc phòng khi có yêu cầu; đặc biệt là các mặt hàng có yêu cầu hàm lượng khoa học cao, như: điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tàu v.v.
Ba là, nâng cao số lượng, chất lượng và khả năng chiến đấu của trang bị,  đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự. Bằng việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ xã hội, các doanh nghiệp quân đội đã thu được nguồn vốn không nhỏ; không những có thể bù chi phí bảo trì máy móc và hao phí tài sản cố định, mà còn đủ để tái đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống trang bị, nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng và xã hội. Đơn cử, tập đoàn Viettel khi mới thành lập (năm 1989) chỉ hoạt động xây dựng các công trình viễn thông (ăng ten, tuyến vi-ba, cáp quang,…); sau đó cung cấp thêm các dịch vụ điện thoại cố định, VoIP quốc tế, truy cập Internet; tiến tới cung cấp các dịch vụ di động, viễn thông. Hiện nay, Viettel đã cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng viễn thông ở 9 quốc gia với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu; nâng cấp mạng điện thoại quân sự từ tổng đài thủ công thành tự động, trang bị điện thoại quân sự 6 số đến cấp đại đội trong toàn quân. Đặc biệt, Viettel triển khai lắp đặt hơn 300 điểm cầu truyền hình cho các đơn vị quân đội trong cả nước,… góp phần nâng cao khả năng chỉ huy và sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Bên cạnh việc sản xuất các thiết bị di động giá rẻ cung cấp cho thị trường, Tập đoàn còn nghiên cứu sản xuất thành công nhiều thiết bị quân sự, như: máy điện thoại cố định, máy vô tuyến điện VRU-25, hệ thống thông tin di động,… nhất là các thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, như: ra-da, thiết bị bay không người lái, góp phần tự chủ hóa hệ thống vũ khí trang bị của Việt Nam.

Những đóng góp của các công ty, doanh nghiệp quân đội cho nền kinh tế và nền quốc phòng toàn dân là rất to lớn, khó đong đếm được. Nhưng cơ sở vật chất quốc phòng được nâng cao là nhờ Quân đội tham gia sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội./.

Kết luận hợp lòng dân

Tre Việt - Mấy ngày qua, các thế lực thù địch đã có nhiều bài viết đăng trên các trang mạng xã hội xuyên tạc Dự thảo Kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng đất Sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm hòng làm mất ổn định chính trị.
Ngày 24-7-2017, Chánh thanh tra Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ký Thông báo Kết luận thanh tra làm rõ nguồn gốc, toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng đất đai cũng như các khiếu nại, tố cáo của người dân.

Tre Việt đồng tình với Kết luận của đoàn thanh tra Thành phố Hà Nội; đồng thời, thông tin cho nhiều người biết một số nội dung cơ bản của Kết luận:
1. Khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn có diện tích là 64,11 ha đã được phân định rõ ràng bằng 57 mốc giới là đất quốc phòng; khuôn viên đất sân bay Miếu Môn phía Tây, phía Nam tiếp giáp với Đường 429, phía Bắc tiếp giáp với đất xã Trần Phú, xã Đồng Lạc huyện Chương Mỹ, phía Đông giáp đường liên xã Hữu Văn huyện Chương Mỹ; thu hồi toàn bộ diện tích đất quốc phòng bị lấn chiếm.
2. Các đơn vị quốc phòng được giao quản lý, sử dụng và Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm đã buông lỏng việc quản lý đất quốc phòng, tự ý cho các hộ dân canh tác, sản xuất nông nghiệp. Khi dừng ký hợp đồng (năm 2012) canh tác trên đất quốc phòng các hộ dân cố tình sử dụng không trả lại.
3. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức và các ngành có liên quan đã thống nhất thu hồi Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân trước đây.
4. Đã xử lý nghiêm những cán bộ có sai phạm: về Đảng khai trừ 08, cảnh cáo 06, khiển trách 05; về chính quyền: cảnh cáo 12, khiển trách 01 và buộc thôi việc 01. Để tiếp tục điều tra làm rõ, Công an huyện Mỹ Đức đã khởi tố 14 bị can, tạm giam 02 đối tượng (nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm).
5. Khẳng định không có đất nông nghiệp diện tích 59 ha xứ Đồng Sênh, việc ông Lê Đình Kình và một số công dân cho rằng phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là 106 ha là không đúng.
          Sau khi thanh tra Thành phố Hà Nội thông báo kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết luận đã làm rõ mọi việc trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

          Kết luận trên đã rõ ràng, minh bạch, thấu tình đạt lý. Điều đó bác bỏ mọi  luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Jul 24, 2017

Phải nghiêm trị

Tre Việt - Ngày 17-7-2017, tại 38, Kỳ Đồng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn đã tổ chức buổi “Tầm soát sức khỏe” để “Tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”, do các linh mục: Lê Ngọc Thanh, Phạm Trung Thành, Lê Xuân Lộc dẫn dắt. Tại buổi lễ, 125 “thương phế binh” đều ăn mặc theo “binh phục của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”, được khám sức khỏe, tặng quà thì ít, còn lại chủ yếu là nghe các “cha” xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình quyền con người, quyền công dân; đồng thời, ca ngợi “Việt Nam Cộng hòa”, nền dân chủ phương Tây, kêu gọi các “thương phế binh” cùng “chung tay đấu tranh lật đổ chế độ Việt Nam hiện hành”(!)

Hành động của Dòng Chúa cứu thế, trước hết là các linh mục: Lê Ngọc Thanh, Phạm Trung Thành, Lê Xuân Lộc thực chất là công khai tuyên truyền, “tôn vinh” chế độ “Việt Nam Cộng hòa, đi ngược lại quyền và lợi ích của nhân dân, tổ chức kích động bạo loạn, chống đối chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Những người Việt Nam yêu nước và cộng đồng quốc tế đều biết, chế độ “Việt Nam Cộng hòa”, cùng với đội quân tay sai được quân xâm lược Mỹ lập ra “người dân Việt Nam yêu nước gọi chúng là ngụy quân, ngụy quyền”. Đây là một chế độ phản động, tay sai, phục vụ cho mưu đồ đô hộ lâu dài nhân dân ở miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ.

Sau hơn 20 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã từng bước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, tiêu diệt hoàn toàn chế độ ngụy quân, ngụy quyền phản động này, vào ngày 30-4-1975, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Cũng từ đây, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được xác lập trên phạm vi toàn quốc và có cơ sở chính trị, xã hội và pháp lý rõ ràng, được cộng đồng quốc tế công nhận. Từ năm 1976, với tên gọi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, mọi tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, công dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, mọi hành động chống đối, mưu đồ lật đổ Nhà nước Việt Nam hiện hành đều phải bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cái trò mèo “Tri ân thương phế binh” của Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn đã vi phạm pháp luật Việt Nam và cần phải nghiêm trị./.

Tự đốt đi "cái danh" với đời


Tre Việt - Trong dịp này, cả nước, toàn dân tộc đang trân trọng thành kính dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, trong đó có Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Thật đáng tiếc, trên mạng Youtube xuất hiện một clip lạ. Đó là một bữa tiệc sang trọng trong một nhà hàng sang trọng do nhà văn cao tuổi Nguyên Ngọc đứng đầu, nhà phê bình “nổi tiếng” Phạm Xuân Nguyên cùng với một số nhà văn, nhà thơ khác. Bên một chai rượu ngoại đắt tiền, các nhà văn, nhà thơ đem những chuyện nhặt nhạnh qua lời người này người kia để bôi nhọ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Những người mang danh văn nghệ sỹ này nói lại nguyên xi lời của đám cờ vàng cực đoan, xuyên tạc rằng chị Võ Thị Sáu là người có vấn đề thần kinh không bình thường, họ còn trắng trợn dựng lên chuyện chị Sáu không giết được tên “Việt gian” Bé Bê nên đã ném lựu đạn vào chợ để,... giết dân thường, v.v. Thật không ngờ rằng những lời lẽ đó lại được nói ra từ chính mồm các vị nhà văn, nhà thơ “đáng kính”!

Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mới 14 tuổi, Chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh chống Pháp. Năm 1950, chị Võ Thị Sáu bị chính quyền Quốc gia Việt Nam bắt sau khi đã ném lựu đạn giết chết 2 chỉ điểm viên của quân Pháp là Cả Suốt, Cả Đay. Chị bị Tòa án binh của thực dân Pháp kết án tử hình vào tháng 4-1951. Sau gần 3 năm tra tấn, giam cầm, chính quyền thực dân đưa Chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho Chị đã phản đối án tuyên này với lý do Chị chưa đủ 18 tuổi, nhưng án tử hình vẫn được thực thi. Chính quyền thực dân không dám công khai thi hành bản án nên đã lén lút xử bắn Chị vào 7 giờ sáng ngày 23-01-1952 tại Côn Đảo. Lúc Anh hùng Võ Thị Sáu hy sinh có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có những tù nhân lúc đó đang thụ án tại Côn Đảo. Tài liệu vụ án, ngay cả phía thực dân Pháp cũng khẳng định những hành động cũng như ý chí diệt thù, ý chí cách mạng của Anh hùng Võ Thị Sáu. Đó là sự thật! Vậy mà xót xa thay, những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình từng được người đọc yêu mến lại bất chấp các chứng cứ lịch sử, có hành vi “nhảy bàn độc” phủ nhận tất cả sự thật để đưa ra lời bình xuyên tạc về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu. Dĩ nhiên, những lời nói của họ không thể thay đổi được lịch sử, chỉ là chỉ dấu cho sự mất nhân cách của họ!

Dư luận băn khoăn, không thể tin nổi những nhà văn gạo cội của chúng ta lại bàn luận những chuyện thế này. Những người theo chủ nghĩa xét lại có thể hoài nghi nhưng không có quyền phỉ báng. Bởi, ngay những người ở phía đối diện chiến tuyến chúng ta còn kính trọng Chị. Ấy vậy mà, chúng ta những người thụ hưởng từ công ơn của Chị lại kể cho nhau những câu chuyện xuyên tạc về chị Võ Thị Sáu, một Anh hùng đã đi vào lịch sử như một huyền thoại cho bao thế hệ trẻ noi gương! Đau đớn hơn, trong số các nhà văn, nhà thơ ấy, có người đã đi qua lịch sử, đã chứng kiến, đã tạo tác nên những trang văn thơ mang hồn thiêng khí phách dân tộc mà giờ đây lại quay lưng chối bỏ lịch sử, báng bổ những con người đã chọn hy sinh để cho họ được sống. Để rồi họ cư xử như những kẻ vô giáo dục mà tác phẩm và cuộc đời họ lại được chọn để giáo dục hàng bao nhiêu con người. Chính họ đã tự đánh mất hết liêm sỉ của bản thân và uy tín với người dân trong nước. Tiếc cho họ, cả đời cống hiến và được một bộ phận xã hội ghi nhận, nhưng càng già thì càng đổ đốn, tự đốt đi “cái danh” với đời. Khi họ bị dư luận và người dân lên án, phỉ nhổ, là cái giá mà họ phải nhận, hơn bất cứ tòa án và luật pháp nào trừng trị./. 

Jul 20, 2017

Ấu trĩ

                                      
          Tre Việt - Không ai lạ gì luật sư Trần Vũ Hải “danh tiếng”. Hình ảnh, việc làm và những phát ngôn úp mở kiểu “nửa lạc, nửa mỡ” với mục đích kiếm mấy đồng tiền bố thí của Trần Vũ Hải thời gian qua được đám zận “dân chủ” tung hô, cổ súy. Trong men say của ánh “hào quang” đó, Trần Vũ Hải thông qua bài viết lại “nổ” đòi Bộ Quốc phòng phải cung cấp những bí mật quân sự để Hải đưa lên mạng, có như thế mới “gọi là dân chủ”.
Trần Vũ Hải
          Đúng là ấu trĩ, đần độn hết mức. Thiên hạ không thể hiểu nổi, một người được gọi là luật sư mà Hải lại có câu hỏi khiến cho không chỉ những chuyên gia về luật mà còn cả những người bình thường đều phì cười về sự “thông minh” đến thế!
          Hiển nhiên, mọi người đều biết: bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có quy định riêng về việc giữ gìn bí mật quốc gia, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng, quân sự. Điều này, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ và đã được đưa vào luật để mọi tổ chức, cá nhân chấp hành. Ấy thế mà “ngài” luật sư Hải “đáng kính” với học rộng, tài “hùng biện giỏi” lẩn quẩn thế nào lại cả gan  “vượt” luật đưa ra đòi hỏi của “đứa trẻ” lên ba.
          “Ngài” luật sư hãy mở mắt nhìn, dỏng tai nghe, vào in-tơ-nét mà tra cứu xem: nước Mỹ, nơi được ca ngợi là tự do, dân chủ mà hằng năm cũng chỉ công bố ngân sách quốc phòng của họ, còn chi tiêu ra sao có ai dám thắc mắc? Việc chi tiêu mua sắm, chế tạo, nghiên cứu quốc phòng sẽ do quốc hội phê duyệt nằm trong hạng mục được bảo mật tuyệt đối 24/24 giờ. Còn về đất đai sử dụng cho quốc phòng, nước Mỹ ngoài những vị trí đồn trú, căn cứ quân sự, người ta còn dành cả một bang để trống cho quốc phòng, quân đội không bắt buộc phải chứng minh cho người dân phải làm gì trong đó, không ai được phép hỏi?
Cũng như những nước khác, ở Việt Nam, đất dùng cho quốc phòng là để chúng ta phòng thủ, không có nghĩa công bố cho người dân biết. Việc quản lý, sử dụng thế nào là thuộc về bí mật quốc gia, nếu có thì cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho toàn dân biết. Nếu như mọi người biết thì còn gọi gì là bí mật. Một khi yếu tố bí mật không còn thì kẻ thù muốn nhằm vào đâu, muốn đánh vào đâu liệu chúng ta có phòng bị, chống trả được không? Hậu quả như thế nào, không cần nói chắc mọi người cũng hiểu. Thế mà, một luật sư như Hải lại vênh váo, trơ trẽn đến ngu đần đưa ra câu hỏi ngớ ngẩn, đần độn không đáng có.

Xin nhắc cho Trần Vũ Hải biết, là luật sư, đương nhiên rất am hiểu luật pháp, tường tận từ những mặt trong một xã hội thì phải bảo vệ những điều gì đem lại giá trị cuộc sống, giá trị bền vững, giá trị luật pháp chứ không phải là lợi dụng cái lý do tự do, dân chủ, nhân quyền hay dân biết, dân bàn để làm điều xằng bậy chỉ vì lợi ích cá nhân thiển cận. Đừng ấu trĩ hỏi những điều không nên hỏi để che lấp những âm mưu khác./. 

Lòi đuôi cáo

Tre Việt - Ngày 16-7-2017, tại nhà riêng (thành phố Hồ Chí Minh), Tương Lai đã nhóm họp với Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên, Nguyễn Quang A,… để tổ chức cuộc tưởng niệm Lưu Hiểu Ba. Lý do mà Tương Lai và nhóm người nói trên đưa ra được thể hiện rõ trong bài trả lời phóng vấn của BBC là: “nhằm tôn vinh ngọn lửa Lưu Hiểu Ba đang “âm ỷ cháy và bừng sáng trong những con người Việt Nam quả cảm, đang đấu tranh cho khát vọng dân chủ và tự do và cho quyền con người”(!)
Tương Lai
Chúng ta đều biết Tương Lai, Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm Nguyễn Quang A,… là những người tự xưng là nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Nhưng thực chất đây là những kẻ cơ hội, tráo trở, bị suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, là tay sai của các thế lực chống cộng cực đoan, phản động chống phá đất nước ta.
Tương Lai, tên thật là Nguyễn Phước Tượng, có học hàm là Phó Giáo sư (chứ không phải là Giáo sư như Ông ta thường nổ bấy lâu nay). Trong buổi tưởng niệm trên, Nguyễn Phước Tượng cho rằng “Lưu Hiểu Ba là ngọn lửa của trí tuệ và lòng quả cảm của người trí thức đích thực”, là “một tù nhân lương tâm vĩ đại, ông bị nhà cầm quyền bắt nhiều lần và bản án của ông là một bản án khắc nghiệt”,v.v. Rồi khẳng định rằng “Ở Việt Nam hiện nay... ngọn lửa Lưu Hiểu Ba cũng âm ỷ cháy và bừng sáng trong những con người Việt Nam quả cảm, đang đấu tranh cho khát vọng dân chủ và tự do và cho quyền con người”. Nguyễn Phước Tượng đòi Nhà nước phải trả tự do cho các “tù nhân lương tâm”, điển hình là: Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài, Trân Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Đinh Xuân Kha,… những kẻ phản động, bị tòa án truy tố, phạt tội tù giam theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy là lòi đuôi cáo. Việc tổ chức tưởng niệm chỉ là cái cớ, còn mục đích thực sự của Nguyễn Phước Tượng và nhóm người nói trên là tụ tập để xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, rồi chụp ảnh, quay vi-di-ô đưa lên các trang mạng phản động, cực đoan, nhằm quảng bá, báo cáo thành tích phục vụ cho mưu đồ chống phá đất nước của chúng với các quan thầy.
Nhân đây cũng nói thêm, Lưu Hiểu Ba là người Trung Quốc, là một kẻ cơ hội, trở cờ điển hình, tự xưng là “nhà đấu tranh” cho dân chủ, nhân quyền, có nhiều hoạt động liên kết với các tổ chức chống cộng cực đoan để chống phá Đảng Cộng sản Trung Quốc và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bị tòa án Trung Quốc tuyên phạt 12 năm tù giam, mất ngày 13-7 vừa qua, do bị ung thư gan. Đúng là cùng một giuộc với nhau. Họ tổ chức “tưởng niệm” cho cái thây ma chính trị Lưu Hiểu Ba cũng là để khóc cho chính mình.

Nguyễn Phước Tượng và nhóm người cơ hội, trở cờ nêu trên đã tiếp tục trượt dài đến con đường phản bội lại lợi ích của dân tộc, đất nước. Hành động này nhất định phải trả giá./.

Trò hèn mạt, chẳng lừa được ai

Tre Việt - Thời gian qua các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để xuyên tạc, kích động, chống phá, bôi nhọ bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội. Chúng thường xuyên tán phát những thông tin bịa đặt về nhân thân, sức khỏe, phẩm chất đạo đức, phong cách lãnh đạo của lãnh đạo cấp cao Quân đội; mạo danh các đồng chí cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu để công kích, xuyên tạc cán bộ cấp cao Quân đội đương chức, v.v. Điển hình là mới, chúng đã tạo dựng nên cái gọi là đơn tố cáo mạo danh Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (nguyên Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ lao động, Thương binh và xã hội) với nội dung chủ yếu là xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, năng lực của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng rồi tung lên các trang mạng phản động và đã được BBC, VOA, RFA,… “nhanh nhảu” đưa tin. Mục đích của chúng là nhằm gây nhiễu loạn thông tin, “lập lờ đánh lận con đen”, gây hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội ta và lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng, trước hết là cá nhân Bộ trưởng. Nhưng chúng đã nhầm. Thủ đoạn mạo danh nói trên của những kẻ hèn mạt, thấp kém về nhân cách đến tột độ, rất đáng khinh bỉ, chẳng lừa được ai. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương cũng như bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và phong cách công tác của Bộ trưởng, luôn tích cực luyện rèn, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trên mọi cương vị, lĩnh vực công tác.


Nhân đây cũng xin phép được nói thêm rằng, trưởng thành từ chiến sĩ, được tôi luyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên bất cứ cương vị công tác nào Đại tướng Ngô Xuân Lịch luôn tích cực học tập, rèn luyện, nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với tài năng và sự cống hiến to lớn của mình với đất nước và Quân đội, Đồng chí được phong quân hàm Đại tướng tháng 10-2015; được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa XIII, XIV; được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII. Tháng 4-2016, Đồng chí được Quốc hội khóa XIII phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 7-2016, Đồng chí được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong cuộc sống đời thường cũng như trong công tác, Đại tướng Ngô Xuân Lịch luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sống khiêm tốn, giản dị, hòa mình với chiến sĩ, cấp dưới và nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu và giải quyết kịp thời tâm tư, nguyên vọng của họ, thực sự xứng đáng với những lời dạy của Bác Hồ về đạo làm tướng: “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”./. 

Jul 19, 2017

Họ gán ghép nhằm mục đích gì?

           Tre Việt - Mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông ồn ào về chuyện một xe biển trắng đã vượt tốc độ cho phép khi di chuyển từ sân bay Cần Thơ về hướng nội đô. Nếu chỉ có vậy, thì không có gì phải nói. Nhưng người ta cho rằng, người mặc quần áo dân sự, ngồi trên xe biển trắng đã vi phạm tốc độ kia là cán bộ cấp tướng của Quân đội (đã nghỉ hưu) đã có những lời lẽ nóng nảy, không đúng với Trung úy Cảnh sát giao thông - người đã ra lệnh dừng xe mà Ông đang đi.
          Tre Việt chưa biết đúng sai, thực hư của câu chuyện trên như thế nào, vì trên mạng có các ý kiến khác nhau. Chuyện đúng sai sẽ có pháp luật xử lý, Tre Việt không luận bàn. Điều đáng nói và cũng là điều rất buồn là, người ta lại cứ gán cho người đàn ông ngồi trên xe kia là Tướng của Quân đội đã nghỉ hưu! Tre Việt xem các ảnh được chụp thì có thấy người đàn ông này mặc quân phục đâu, xe Ông ta đi là xe cá nhân (biển trắng) chứ có phải xe của Quân đội (biển đỏ) đâu mà người ta lại cứ nói rằng Ông ta là Tướng của Quân đội đã nghỉ hưu. Tre Việt cứ căng cả mắt ra mà không nhận thấy dấu hiệu của quân nhân ở điểm nào, chứ chưa nói đến đó là vị tướng. Rõ ràng, Ông ta mặc quần áo dân sự, xe tư nhân mà cứ nói là quân nhân, là tướng của Quân đội đã nghỉ hưu là sao? Làm như vậy để họ nhằm mục đích gì? Dù có đúng Ông ta là vị tướng đã nghỉ hưu, nhưng giữa vị tướng với việc vi phạm giao thông đâu có liên quan đến nhau trong trường hợp này, thế mà người ta cứ cố tình gán “tướng” vào đây. Người ta cứ hồn nhiên gán ghép vị tướng với cái gọi là sai quy định về tốc độ cho phép kia là sao?
          Tre Việt cho rằng, người đàn ông đó khi tham gia giao thông với tư cách là công dân bình thường, chứ không phải công dân là vị tướng mà một số phương tiện thông tin truyền thông lại cứ miễn cưỡng gán ghép. Chẳng hiểu nhãn quan chính trị họ “quẳng” đi đâu mất rồi mà làm việc ngây thơ ấy. Đã thế các bài viết về vấn đề này lại xuất hiện với mật độ khá dày. Trong khi đó, bao nhiêu việc cần họ đề cập thì lại làm ngơ hoặc chỉ qua loa chiếu lệ. Cả đất nước đang sống những ngày thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” để tri ân những người, những gia đình có công với đất nước, dân tộc thì họ không dành tâm trí để phản ánh! Lương tâm nghề nghiệp, đạo đức của họ để đâu mất rồi? Thật buồn lắm thay!
          Vì thế, Tre Việt thấy rằng cần cân nhắc kỹ việc mình làm, đừng gán ghép một cách vô lối. Bởi làm như vậy, vô tình hay hữu ý đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội, chia rẽ giữa Quân đội với Công an. Điều đó chỉ có hại cho dân, cho đất nước và cho chính quý vị, ngược lại nó lại có lợi cho các thế lực xấu, thế lực thù địch. Mong hãy tỉnh táo./.

Jul 15, 2017

Việc làm cần được loại bỏ

Tre Việt - Vừa qua, chính quyền thành phố Oklahoma (Hoa Kỳ) đã khánh thành Tượng đài chiến sĩ Việt - Mỹ để vinh danh những người lính Việt Nam Cộng hòa và những lính Mỹ đã tham gia Chiến tranh Việt Nam. Họ còn cho rằng Tượng đài này giúp cho “chúng ta” nhớ lại những người đã hy sinh giữ gìn tự do cho miền Nam Việt Nam (!) Đây là suy nghĩ, việc làm vô lý, đi ngược lại lịch sử dân tộc Việt Nam, xu thế phát triển quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, cần được lên án và loại bỏ.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đưa non sông về một mối. Để giành được thắng lợi đó, nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu, hy sinh, mất mát, cho đến tận bây giờ hậu quả chiến tranh vẫn đang hiện hữu. Nhìn nhận về cuộc chiến tranh Việt Nam, có nhiều sĩ quan, binh lính Mỹ đã phải thừa nhận rằng họ sai lầm. Thượng sĩ Donald Duncan là một người có tư tưởng chống cộng cứng rắn trước khi đến Việt Nam, nhưng khi rời khỏi Việt Nam đã có sự thay đổi. Những gì diễn ra trong cuộc chiến ở Việt NamDuncan cảm nhận được đã thôi thúc xuất bản một bản cáo trạng về cuộc chiến tranh đăng Tạp chí Ramparts (tháng 02-1965). Trong đó, có đoạn: “…, tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam”, là một lời dối trá”!
Những người lính Việt Nam Cộng hòa chính là đội quân bán nước, đánh thuê, là lực lượng ngăn cản việc thống nhất Tổ quốc, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, quốc gia, dân tộc Việt Nam. Điều này không những chỉ nhân dân Việt Nam nhìn thấy, mà chính họ những người đã từng sống và làm việc dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa đã thừa nhận. Năm 2005, ông Nguyễn Cao Kỳ - trước đây từng làm Thủ tướng, Phó Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa, khi trả lời phỏng vấn báo Thanh niên đã thừa nhận: “Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất”. Vì vậy, ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê”. Hay ông Nguyễn Tiến Hưng - từng là “phụ tá Tổng thống về tái thiết, tổng trưởng kế hoạch, điều phối kinh tế” trong mấy năm cuối của chế độ Việt Nam Cộng hòa đã trải qua nhiều biến cố, lại nắm trong tay rất nhiều tài liệu cơ mật thời Nguyễn Văn Thiệu đã viết trong cuốn sách “Khi đồng minh tháo chạy” (cơ sở Hứa Chấn Minh xuất bản năm 2005 ở San Jose, Mỹ). Trong đó, Ông viết: “Đến thời Việt Nam Cộng hòa, trên 75% ngân sách quốc phòng (trả lương cho quân đội) là do viện trợ Mỹ. Rồi toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu của Mỹ”. Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng dẫn lại một sự kiện đặc biệt, lột tả bản chất bán nước của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đó là sau khi gửi bức thư đề ngày 25-3-1975 tới Tổng thống Mỹ là G.Ford, để van nài thi hành “hai biện pháp cần thiết: Ra lệnh cho phi cơ B.52 can thiệp trong một thời gian ngắn song mãnh liệt xuống những nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của địch trong lãnh thổ miền Nam; Cung ứng khẩn cấp cho chúng tôi những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lùi cuộc tấn công” nhưng không có kết quả. Ngày 14-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu đã làm một việc rất nhục nhã là tiếp tục gửi công điện tới G. Ford để cầu xin. Với công điện này, Nguyễn Văn Thiệu trực tiếp bộc lộ bản chất bán nước, hại dân bằng việc đem tài sản đất nước ra thế chấp nhằm được vay tiền: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô-la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.
Còn với những người lính Mỹ đã tham gia chiến tranh Việt Nam, họ là lực lượng, là phương tiện, tay sai của đế quốc Mỹ - những kẻ đi xâm lược đất nước khác. Trong cuốn sách “Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ”, tác giả Joe Allen cho biết tại cuộc khảo sát trong các sinh viên đại học ở Mỹ vào tháng 4-1970 cho thấy, 41% đồng ý với tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoàn toàn là chủ nghĩa đế quốc”. Cựu Đại tá Mỹ, Andres Sauvageot đã ở Việt Nam 9 năm trong thời kỳ chiến tranh trong vai trò cố vấn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông sang Việt Nam theo mệnh lệnh của cấp trên, nhưng sau đó đã thừa nhận: “Trước khi lên đường, tôi không biết gì về lịch sử Việt Nam, không hề biết rằng Việt Nam là nạn nhân của các cuộc xâm lược từ Trung Quốc, Pháp, Nhật rồi Mỹ. Việt Nam chỉ chiến đấu vì độc lập và tự do. Đó là sự thực”.

Vậy mà, chính quyền thành phố Oklahoma lại cố tình dựng lên cái gọi là “Tượng đài chiến sĩ Việt - Mỹ” đâu phải là để “nhớ những người đã hy sinh giữ gìn tự do cho miền Nam Việt Nam” mà để nhớ thương cho những người lính bị chính quyền Mỹ lừa, những người lính miền Nam Việt Nam làm con rối trong tay Mỹ. Như vậy, miền Nam Việt Nam làm gì có tự do như cơn mộng du của chính quyền thành phố Oklahoma./.

Jul 11, 2017

Đừng tưởng



Tre Việt “chôm” được “quả” này từ nhà mạng mời bà con cùng đọc giải khuây tý nhé!

ĐỪNG TƯỞNG

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là giỏi, cứ "xu" là cầm

Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc, không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là tốt, cứ ừ là ngoan

Đừng tưởng cứ giàu là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng đến ngay
Đừng tưởng nốc rượu là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm

Đừng tưởng giặc ở ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà

Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng gần nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn

Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình

Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần

Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh

Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo

Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền

Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều...

Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư
Đừng tưởng cứ nhận được thư
Là bao say đắm như mưa trong nhà

Đừng tưởng cứ quét lá đa

Là đời khổ cực can qua một thời...

Hành xử chân tình, thẳng thắn, thượng tôn pháp luật

Tre Việt - Ngày 07-7-2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung cùng với đoàn công tác đã về Mỹ Đức để công bố Dự thảo kết luật thanh tra việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và những vấn đề liên quan. Đây là một bản báo cáo khách quan, đúng sự thật, chỉ rõ việc vi phạm của một số cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng thời gian qua. Đặc biệt, Chủ tịch đã có bài phát biển chân tình, thẳng thắn, thượng tôn pháp luật. Chủ tịch kêu gọi nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cũng như người dân cả nước hãy gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, sống và làm việc thượng tôn pháp luật. Đồng thời, Ông cũng nhắn nhủ, những cá nhân đã vi phạm pháp luật nếu biết ăn năn, hối cải, có hành vi khắc phục sẽ được khoan hồng.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ rõ: “từ năm 2012, khi giao đất cho Viettel mới xuất hiện việc lấn chiếm”; sự lấn chiếm đất quốc phòng này là bởi, “có một nhóm người kích động để mong muốn đòi quyền lợi, có sự gian dối”. Sự khẳng định này được biểu hiện: “Với tài liệu tôi có được, và chính cụ Kình cũng thừa nhận điều này, v.v. Tài liệu các cụ cung cấp,… cũng tố cáo các cụ vào lấn chiếm đất quân đội”. Về những mảnh đất đang tranh chấp, Chủ tịch khẳng định: “không có đất nông nghiệp ở đồng Sênh”, “toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng”; “không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha là đất quốc phòng”. Đồng thời, phân tích: “việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng như thế nào đều phải tuân thủ quy định pháp luật, theo yêu cầu của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia: “người dân, luật sư, kể cả cá nhân ông cũng không được phép đòi hỏi đất quốc phòng sử dụng vào việc gì, vì sao bỏ không, vì điều này thuộc về an ninh quốc gia”. Vì sao vậy? Đó là vì: “Dân biết, kẻ thù biết thì đất nước ta phòng thủ thế nào được”. Chính vì thế, “đừng hỏi “cùn” để lý sự, che lấp âm mưu khác”. Đồng thời, Chủ tịch nói rõ: “Thanh tra kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng làm rõ trách nhiệm với đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý sân bay Miếu Môn để xảy ra sai sót trong thời gian qua. Thanh tra cũng đề nghị Công an Thành phố phối hợp với Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn. Chính quyền huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm cũng phải kiểm điểm về những thiếu sót liên quan, có biện pháp cương quyết buộc những công dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng di chuyển tài sản, hoa màu, trả mặt bằng cho doanh nghiệp quân đội để xây dựng các công trình quốc phòng”.
Về hoạt động của một số luật sư, trong đó có Luật sư Trần Vũ Hải. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tâm sự rất thẳng thắn, chân tình: “Hôm nay, tôi đề nghị anh Hải (Luật sự Trần Vũ Hải) và nhóm luật sư này các anh là những người hiểu biết pháp luật, phải có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật cho nhân dân thấy cái đúng cái sai”. Rồi khẳng định: “Tôi xin thưa với anh Hải, ai là người đi bảo vệ đất nước, ai là người cho chúng ta sống trong bình yên? Ai hiểu mảnh đất này để không là không có giá trị? Trên thế giới tất cả đất thuộc về an ninh quốc phòng, tại sao nước Mỹ để cả một bang để trống cho quốc phòng?  Bây giờ các anh bảo Quân đội không sử dụng phải trả cho dân, xin lỗi anh cái giá phải trả cho nền độc lập, tự do là thế nào? Mà các anh bảo Quân đội phải trả. Quân đội không bắt buộc phải chứng minh cho người dân chúng tôi phải làm gì trong đó. Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia, dân tộc ta có bao triệu con người phải hy sinh để bảo vệ nền độc lập đó”, v.v.
 Từ đó, Chủ tịch kết luận: “Đất này dùng cho quốc phòng, là để chúng ta phòng thủ, không có nghĩa công bố cho người dân biết mà phải có những gì thuộc bí mật quốc gia thì cũng không cần phải thông báo cho cả làng cả dân biết, thậm chí đến cấp tôi cũng không biết nó là cái gì. Quân đội đặc công vẫn đeo ngụy trang đầy mình nhưng nhô lên cái thấy một người trong lòng đất,… hay các bác thấy chiến tranh ở một loạt nước cả sân bay ở Nam Tư bên dưới là ngầm hết,… làm sao người ta phải công bố cho dân biết. Dân biết để kẻ thù biết thì đất nước ta phòng thủ thế nào được?”.
Đặc biệt, Chủ tịch cũng giãi bày với người dân thông Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức rằng: “Chúng ta nên thẳng thắn. Toàn bộ tài liệu ngày 22-4 còn đó, hình ảnh cụ Kình ra phất cờ còn đó,… tất cả còn đó, tất cả còn nguyên giá trị. Tôi nhắc lại một điều trong cuộc đối thoại hôm 22-4 bà con xã Đồng Tâm, thôn Hoành tất cả chúng ta phải thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng và chúng ta phải chấp hành và quyền của mọi người là quyền được cung cấp tài liệu, quyền được kiến nghị, được giải đáp nhưng phát biểu phải có giới hạn”. Nhắc đích danh ông Trần Vũ Hải, Chủ tịch nói: “tôi biết anh Hải rất am hiểu luật pháp, tường tận từng mặt trong xã hội, rất mong muốn với luật sư bảo vệ những điều gì đem lại giá trị cuộc sống, giá trị bền vững, giá trị luật pháp chứ không phải là những giá trị mà anh đem lại để ngày mai người ta ghi nhận anh là một luật sư khác. Chúng tôi tôn trọng nghề nghiệp các anh nhưng các anh phải hoàn toàn tuân thủ (pháp luật)”.

Người Việt ta có câu: “NÓI CÓ SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG” và “NÓI PHẢI, CỦ CẢI CŨNG NGHE”. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã thực hành rất xuất sắc những lời vàng ngọc ấy của người Việt ta. Vì thế, đã được đại đa số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và dư luận cả nước đồng tình ủng hộ. Chúng ta cũng tin rằng, những tập thể, cá nhân nào quản lý, sử dụng đất quốc phòng sai pháp luật sẽ bị xử lý đúng quy định. Qua đây, bộ mặt thật của những kẻ tự xưng là “nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh cho dân quyền”,… đã và đang nhâu nhâu vào mảnh đất này để kích động, phá hoại đã lộ rõ. Âm mưu, thủ đoạn làm loạn của chúng sẽ bị chính nhân dân bác bỏ, pháp luật xử lý đích đáng./.

Càng bôi hương, trát phấn, càng lộ mặt xấu, phản động

Tre Việt - Ngày 04-7 vừa qua, J.B Nguyễn Hữu Vinh có bài viết: Hội Nhà báo Việt Nam độc lâp: “Ba năm, một chặng đường” và được các trang mạng phản động nhanh chóng đăng và các cá nhân tự xưng là nhà đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do báo chí tán dương, PR.

Ở bài viết này, J.B Nguyễn Hữu Vinh đã ra sức biện minh cho sự ra đời, vai trò,… của cái gọi là “Hội Nhà báo Việt Nam độc lập”. Tuy nhiên, càng “bôi hương, trát phấn”, thì cái gọi là “Hội Nhà báo Việt Nam độc lập” càng lộ mặt xấu, phản động, phản dân hại nước.
          Cái gọi là “Hội Nhà báo Việt Nam độc lập” có được tổ chức theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam? Không, hoàn toàn không. Nó chỉ là một tổ chức tự xưng, bất hợp pháp, nơi tụ tập của một số cá nhân cơ hội chính trị, bất mãn, thậm chí có những hành động vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, nhân dân ta. Có thể điểm mặt ra đây một số cá nhân điển hình, như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Công Thuận, Anton Lê Ngọc Thanh, Phạm Đình Trọng, Vũ Thị Phương Anh, Ngô Nhật Đăng, Châu Văn Thi, Vũ Sỹ Hoàng, Huyền Trang, Phạm Thành, Trương Minh Đức, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Văn Thạnh, Phan Thanh Hải, Phạm Bá Hải, Huỳnh Trọng Hiếu, v.v.
          Việt Nam là một nước dân chủ, mọi hoạt động của các tổ chức, công dân ở Việt Nam đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Chương II, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, với 35 điều (từ Điều 14 đến Điều 49 đã hiến định rõ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó, Điều 25, quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Căn cứ vào Hiến pháp, các quyền nêu trên của công dân được quy định ở các bộ luật, luật khác nhau. Riêng các luật về tổ chức hội, biểu tình vẫn đang được cơ quan chức năng soạn thảo, xin ý kiến các chuyên gia và nhân dân, chưa được Quốc hội xem xét, thông qua, ban hành. Như vậy, việc Nguyễn Hữu Vinh nói: “Lập Hội - quyền của dân” là một sự mập mờ, nhằm đánh lận con đen, lừa bịp nhân dân.
Sự ra đời, hoạt động của cái gọi là “Hội Nhà báo Việt Nam độc lập” là bất hợp pháp, không đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
          Từ khi ra đời đến nay, cái “Hội” này đã móc nối với các trang mạng phản động, thâm thù với Việt Nam, với tổ chức phản động trong và ngoài nước, như: BBC, RFA, VOA, tổ chức khủng bố Việt Tân, Phóng viên không biên giới, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),… để xuyên tạc lịch sử, tình hình đất nước, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, v.v. Đồng thời, chúng ra sức cổ súy cho chế độ dân chủ tư sản, đa nguyên, đa đảng đối lập, đòi xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Gần đây nhất, Phạm Chí Dũng (kẻ tự xưng là Chủ tịch của cái gọi là Hội Nhà báo Việt Nam độc lập), Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh,… liên tục có những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước, ca ngợi những kẻ vi phạm pháp luật, tố cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, kêu gọi nhân dân đứng lên biểu tình, đấu tranh giành “tự do, dân chủ”, đòi thực hiện chế độ dân chủ theo kiểu phương Tây, lật đổ sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế bản thân Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh,… đã bị cơ quan chức năng nhiều lần xử lý theo quy định của pháp luật.
          Người Việt ta có câu: danh có chính, ngôn mới thuận. Như vậy, xem ra những phát ngôn của cái gọi là Hội Nhà báo Việt Nam độc lập và những kẻ cùng hội, cùng thuyền chẳng thuận chút nào.

Đúng là càng “bôi hương trát phấn”, thì chúng càng lộ rõ bộ mặt phản dân, hại nước./.

Jul 6, 2017

Không thể lộng hành

Tre Việt - Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội có quyết định khởi tố vụ án hình sự nhằm điều tra làm rõ việc bắt, giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”, theo Điều 123, Bộ luật Hình sự và tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, theo Điều 143, Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đã hoàn tất hồ sơ và ra cáo trạng chuyển sang Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội truy tố 14 cựu cán bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức với cáo buộc phạm các tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285, Bộ luật Hình sự. Trong đó, có 10 cựu cán bộ xã Đồng Tâm và 4 cựu cán bộ Huyện. Đáng chú ý, 4 cán bộ huyện Mỹ Đức bị truy tố gồm: Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường, Giám đốc và Phó Giám đốc cùng cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai của Huyện. Trong  số 10  cựu cán bộ xã có 3 người nguyên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, một người là Bí thư, một người là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban Tài chính, Trưởng Công an Xã, v.v.
Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến năm 2013, do buông lỏng công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm, một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm vì động cơ vụ lợi đã cấp, giao đất (trái thẩm quyền), hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định. Bốn cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức bị cáo buộc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Những người này đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ. Dự kiến, phiên tòa sơ thẩm mở vào trung tuần tháng 7-2017.

Như thế kỷ cương phép nước không thể là món gì đó để mặc cả như một số vị dân chủ cải lương, những ma cô chính trị nửa mùa mong muốn Nhà nước Việt Nam chùn tay, nhu nhược trước sự lộng hành của các thành phần quá khích, xem thường pháp luật.

Một khi cán bộ, công chức (kể cả đã nghỉ hưu) bị xử lý hình sự thì những kẻ khoác áo dân để trục lợi, chạy tội và chống đối sẽ được đưa lên bàn cân công lý. Hành vi tiếp tay sai phạm cướp công thổ quốc gia trong quá khứ sẽ được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng để đánh giá tội trạng. Chắc chắn một số kẻ đầu têu muốn “đánh bùn sang ao” sẽ nhận hình phạt thích đáng theo quy định của pháp luật. Đó chính là mong muốn của nhân dân trong việc thượng tôn pháp luật, không chỉ vụ việc ở Đồng Tâm, mà cho nhiều vụ khác đang gây bức xúc trên phạm vi cả nước./.

Quân đội tham gia lao động sản xuất, tại sao không?

Tre Việt - Bạn Trí Hiếu gửi đến Tre Việt bài viết sau tỏ thái độ đồng tình với bài: “Đâu phải quân đội nhà nghề” của Tre Việt, xin giới thiệu cùng bạn đọc và cảm ơn bạn Trí Hiếu.

QUÂN ĐỘI THAM GIA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT, TẠI SAO KHÔNG?

Xét về bản chất, Quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Việc tăng gia sản xuất đã là truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến, hễ đi đến đâu là cán bộ, chiến sĩ quân đội đều phải trồng trọt, dù rằng đơn vị có di chuyển đến địa điểm khác vẫn phải trồng trọt. Làm như vậy để tạo ra nguồn hậu cần tại chỗ cho đơn vị khác khi đến có nguồn sử dụng, đảm bảo sức khỏe và chiến đấu giành thắng lợi. Trong hòa bình, với bản chất, truyền thống của Quân đội ta việc tiếp tục tăng gia sản xuất cũng rất cần thiết. Về chức năng, Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Vẫn biết rằng, Quân đội là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, nhưng không có nghĩa là không tham gia xây dựng đất nước. Thông qua thực hiện chức năng đội quân lao động sản xuất, quân đội đã và đang tăng cường tiềm lực quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các đơn vị quân đội thường xuyên tổ chức tăng gia sản xuất đáp ứng yêu cầu phần lớn rau xanh và một phần quan trọng thực phẩm bổ sung cho bữa ăn của bộ đội lại không cần thiết sao? Doanh nghiệp quân đội với hai loại hình: (1). Loại doanh nghiệp thuần túy kinh tế thì phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng như các doanh nghiệp dân sinh khác. (2). Loại hình doanh nghiệp quốc phòng, trong thời bình phải tham gia sản xuất dân sinh, khi thời chiến thì chuyển sang sản xuất quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nếu các doanh nghiệp quốc phòng này không sản xuất dân sinh thì không có nguồn kinh phí hoạt động, phải trông chờ vào nguồn ngân sách quốc phòng eo hẹp thì còn đâu nguồn vốn đầu tư cho hiện đại hóa quân đội? Mặt khác, có sản xuất dân sinh thì mới đảm bảo cuộc sống của công nhân quốc phòng và điều quan trọng là giữ gìn tay nghề của nguồn nhân lực này, nếu không thì không thể xoay sở kịp khi có yêu cầu sản xuất quốc phòng. Hơn nữa, một số lĩnh vực quân đội không thực hiện thì khó có lực lượng nào thực hiện được. Chẳng hạn, một số lĩnh vực sản xuất quốc phòng thì phải do doanh nghiệp quốc phòng đảm nhiệm, vừa đảm bảo bí mật quân sự, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quân đội cũng được Chính phủ giao xóa đói giảm nghèo ở các huyện khó khăn nhất trong số 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30 a của Chính phủ.


Với việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng - an ninh, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã phối hợp với địa phương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tổ chức quy hoạch, bố trí lại dân cư, tạo việc làm, điều kiện bền vững cho các hộ dân định cư lâu dài, hình thành các điểm, cụm dân cư tập trung trên vành đai biên giới, địa bàn xung yếu, tạo thế bố trí chiến lược mới trên các địa bàn, hướng chiến lược. Từ năm 2000 đến nay, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã đỡ đầu, đón nhận trên 101.000 hộ dân vào sinh sống, lập nghiệp trong các khu kinh tế - quốc phòng; xây dựng mới 536 điểm dân cư tập trung với trên 32.000 hộ dân; xóa 344 thôn, bản “trắng” đảng viên; củng cố, giúp hàng nghìn chi bộ, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đi vào hoạt động nền nếp có hiệu quả, v.v. Điều đó tạo ra nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động các binh đoàn 15, 16 làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng trên biên giới Nam Trung Bộ và biên giới phía Tây Nam Tổ quốc chẳng nhẽ lại không cần sao? Vì thế, ai đó cho rằng, Quân đội chỉ tập trung huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà không tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế là không có cơ sở./.