Tre Việt - Thời gian gần đây, Nhà nước đang bàn về việc
mở rộng cảng hàng không Tân Sơn Nhất, trong đó có phương án thu hồi sân golf
trong khuôn viên sân bay. Sự việc này đang được các thế lực thù địch đả kích, vu
cáo, nói xấu Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều sai trái trong quá trình làm
kinh tế, sử dụng đất quốc phòng sai mục đích, v.v. Sự thực không phải vậy?
Sân bay Tân Sơn
Nhất được Mỹ
mở rộng năm 1956 với diện tích khoảng 1.000 ha bằng bê tông,
là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Mỹ, Ngụy trong
chiến tranh. Sau ngày thống nhất đất nước, một phần sân bay do Quân đội quản lý, phần lớn còn lại dùng để
khai thác các chuyến bay thương mại trong nước và quốc tế.
Tính đến tháng 9
năm 2007, sân bay Tân Sơn Nhất có nhà ga quốc tế
với công suất tối đa 12 triệu lượt hành khách/năm và nhà ga nội địa với công
suất tối đa 8 triệu lượt hành khách/năm (quy hoạch dự trữ cho phép nâng lên 13
triệu lượt hành khách/năm), tổng công suất dự trữ tối đa là 25 triệu lượt hành khách
mỗi năm.
Về
tăng trưởng hàng không, từ trước năm 2007, nước ta chỉ có Vietnam Airlines khai
thác toàn bộ các chuyến bay nội địa và quốc tế với công suất rất khiêm tốn, ước
khoảng 6,8 triệu hành khách vào năm 2005 và đạt 8,1 triệu (năm 2007) cho tất cả
các đường bay. Năm 2007, lượng khách vận chuyển qua sân bay Tân Sơn Nhất
ước khoảng 10 triệu người. Như vậy, tính đến năm 2007 thì sân bay Tân Sơn Nhất
chỉ khai thác hết khoảng 40% công suất thiết kế; những dự báo về phát triển
hàng không lúc đó cho thấy, chỉ cần sử dụng có hiệu quả cơ sở hiện có là đủ
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Với
thực tế trên, chấp hành chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Bộ Quốc phòng đã xin ý kiến Chính phủ và
các bộ, ngành sử dụng khu đất dự phòng của Quân đội nằm trong khuôn viên sân
bay Tân Sơn Nhất (hiện tại đang nhàn rỗi), đưa vào mục tiêu phát triển
kinh tế. Qua nhiều hội nghị thảo luận thì phương án cho thuê để xây dựng sân
golf là thích hợp nhất, vì: mật độ xây dựng thấp; rất ít các công trình kiên
cố; chiều cao xây dựng không ảnh hưởng tới tầm quan sát và các hoạt động bay,
vẫn bảo đảm được các hoạt động bảo vệ vùng trời Thành phố; có thể hoàn trả lại
mặt bằng một cách dễ dàng khi cần mở rộng sân bay hoặc có nhu cầu sử dụng đất
phục vụ hoạt động quốc phòng, v.v. Căn cứ các văn bản thẩm định từ nhiều cơ
quan (133 văn bản), ngày 10-5-2007, Thủ tướng có văn bản số 567/TTg-NN cho phép đầu tư, xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất trên cơ sở đề xuất của
Bộ Quốc phòng và Bộ Xây dựng. Sau khi có quyết định của Thủ tướng, doanh nghiệp
đã lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng và xây dựng sân golf với tổng mức đầu tư
ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng.
Bắt đầu từ
năm 2008, với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ như: Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco,… và việc mở rộng
liên doanh liên kết với nhiều hãng hàng không quốc tế sau khi Vietnam Airlines
ra nhập SkyTeam, ngành Hàng không Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ; nhờ
sự cạnh tranh lành mạnh mà giá vé máy bay liên tục giảm (có khi thấp hơn cả vé
vận tải đường bộ), khiến hành khách đến với hàng không tăng vượt bậc (có năm
tăng trưởng tới 18%).
Sau 10 năm từ khi có quyết định xây dựng sân golf, những gì
đang diễn ra đã vượt xa dự báo lúc bấy giờ; mặc dù vào năm 2011, Bộ Giao thông
vận tải đã tiến hành cải tạo nhà ga nội địa nâng công suất lên 13 triệu khách mỗi
năm (sử dụng tối đa công suất quy hoạch), nhưng cảng hàng không Tân Sơn Nhất từ
chỗ chỉ sử dụng 40% công suất tiến tới vượt và quá tải nghiêm trọng. Trước thực
tế đó, sáng
21-02-2017, Bộ Quốc phòng đã bàn giao thêm 21
ha đất cho Bộ Giao thông vận tải để làm đường lăn, sân đỗ máy bay dân dụng cho
sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, vấn đề quá tải vẫn được dự báo là không thể giải
quyết được trước tình hình tăng trưởng hàng không hiện nay. Hiện tại, Bộ Quốc
phòng đã thống nhất về quan điểm là sẽ thu hồi sân golf bất cứ thời điểm nào theo
yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên.
Như vậy,
xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất là việc làm đúng đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước về vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng trên cơ sở tình hình thực
tế lúc bấy giờ. Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết hơn về phát triển kinh
tế hàng không, Quân đội sẵn sàng thu hồi, bàn giao diện tích đất sân golf để phục
vụ các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ lợi ích của nhân dân./.
0 comments:
Post a Comment