Tre Việt - Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con
người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của
Đề án là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người, nhằm tạo sự chuyển biến
trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về
tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm,
các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân
đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước. Đây là bước tiến
mới trong giáo dục của Việt Nam
để hội nhập, phát triển và cho thấy Việt Nam đang đẩy mạnh hành động vì quyền
con người.
Thế mà, một số phần tử phản
động, cơ hội chính trị lưu vong tại nước ngoài lại viết bài xuyên tạc về việc
thực hiện nhân quyền ở Việt Nam .
Họ cho rằng “Một chế độ,... chuyên vi phạm nhân quyền, nay lại dám đề ra việc
giảng dạy nhân quyền có hệ thống, liệu có đáng tin hay không?”. Đúng là giọng
điệu của những kẻ “lưỡi không xương”.
Thứ nhất, muốn bảo đảm
quyền con người thì phải nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng và của
chính bản thân mỗi người, nhất là thế hệ trẻ. Trên cơ sở đó để một mặt, thực
hiện quyền của mình cho đúng pháp luật về quyền con người; mặt khác, giám sát
việc thực thi quyền con người của các cấp chính quyền. Rõ ràng đây là bước tiến.
Không trang bị kiến thức về quyền con người thì họ lại cho rằng, Việt Nam thực
hiện “ngu dân để trị”, khi trang bị kiến thức cần thiết ấy thì chúng lại tỏ
thái độ dè bửu, chê bai. Thế không phải là những kẻ “lưỡi không xương” sao?
Thứ hai, quyền con người ở
Việt Nam
ngày càng tiến bộ là nhận xét khách quan của các tổ chức quốc tế. Thực vậy,
ngày 18-5-2016, Cựu nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega, nguyên là Chủ tịch Tiểu ban
Châu Á - Thái Bình Dương và môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện
Mỹ đã ra tuyên bố báo chí khẳng định sự ủng hộ đối với Việt Nam, trong đó nêu
rõ “Việt Nam đã đạt nhiều thành quả về nhân quyền, bao gồm quyền tự do báo chí,
tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo và quyền của tù nhân”. Ông Eni
Faleomavaega còn cho rằng, một số nghị sĩ trong Ủy ban đối ngoại của Hạ viện Mỹ
tiếp tục tổ chức các cuộc điều trần thường niên phản ánh một cách không công bằng
về Việt Nam. Những thông tin đó là không chính xác và được một số nghị sĩ này sử
dụng với động cơ chính trị nhằm gây bất ổn ở Việt Nam .
Hồi tháng 2 năm 2017, Đoàn
Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu (DROI) do ông Panzeri, Trưởng tiểu
ban dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam . Ông Panzeri đã đánh giá cao và
cho rằng “Chúng tôi nhận thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về kinh tế và
xã hội, bắt đầu quá trình thúc đẩy các quyền kinh tế và xã hội, tuy nhiên chúng
tôi tin rằng để thành công trong phát triển kinh tế bền vững, việc tổ chức các
thảo luận về các lĩnh vực chính sách, bao gồm các quyền chính trị, các quyền tự
do ngôn luận, lập hội, tôn giáo hay tín ngưỡng là vô cùng quan trọng”.
Và thực tế không thể phủ nhận
là: Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014 -2016 với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành
viên mới của Hội đồng Nhân quyền.
Điều này, đánh dấu sự ghi nhận
của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực thực thi quyền con người của Việt Nam . Đây là bằng
chứng, sự thật trả lời cho câu hỏi “liệu có đáng tin hay không?”; đồng thời,
làm cho những cái “lưỡi không xương” bớt đường lắt léo./.
2 comments:
Các zận chủ nên nhớ: Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014 -2016 với số phiếu cao nhất trong 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền
bọn zận chủ thì toàn nói bậy
Post a Comment