Tre Việt - Tình cờ đọc bài viết
với tiêu đề: “Không thể có hòa giải khi cái
ác còn ngự trị”, đăng trên trang mạng “danchimviet”, của tác giả Phạm Đình Trọng.
Tre Việt xin làm rõ 3 vấn đề được đề cập trong bài viết, qua đó vạch trần bản chất ấu trĩ, tiểu nhân của Phạm Đình Trọng -
một kẻ “nhiệt tình” đấu tranh cho “dân chủ” ở Việt Nam.
Thứ nhất, Phạm Đình Trọng đã gọi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược là
“cuộc chiến tranh Nam - Bắc đẫm máu”. Đây là sự quy
kết hàm hồ, nhằm “lập lờ đánh lận con đen”, tạo sự “vô can” của đế quốc Mỹ.
Phạm Đình Trọng
Lịch sử đã nói lên sự thật không thể chối cãi rằng,
đế quốc Mỹ đã khơi mào cuộc chiến tranh khi xuyên tạc nội dung Hiệp định
Giơ-ne-vơ và phá hoại việc thi hành Hiệp định này. Tháng 3-1956, khi những binh
lính Pháp cuối cùng rời Việt Nam, Mỹ đã từ “hậu trường” nhảy ra “sân khấu”; trực
tiếp xâm lược miền Nam và âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Để
phục vụ cho cuộc chiến tranh ăn cướp này, các đời Tổng thống Mỹ đã tung vào chiến
trường miền Nam có thời điểm lên đến 550.000 quân viễn chinh Mỹ và hơn 70.000
quân chư hầu. Đồng thời, xây dựng và điều khiển “ngụy quân”, “ngụy quyền” bằng
đội ngũ cố vấn hùng hậu và những đồng đôla được bố thí. Nhân dân miền Nam luôn xem
“ngụy quyền” chỉ là đầy tớ cho các ông chủ Mỹ, “bọn ngụy quân” là “con tốt” thí
mạng, “bia đỡ đạn” rẻ tiền cho lính Mỹ không hơn không kém. Rõ ràng, bọn “ngụy
quyền”, “ngụy quân” chưa bao giờ là kẻ thù hàng đầu của nhân dân ta trong cuộc
chiến tranh này. Kẻ thù trước hết là đế quốc Mỹ xâm lược.
Hơn thế nữa, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
với tinh thần “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam. Sông có
thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi”, Đảng ta luôn
lãnh đạo nhân dân miền Nam đánh giặc; đại đa số nhân dân miền Nam theo cách mạng.
Do đó, đây là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng chống
lại đế quốc Mỹ xâm lược, cùng bọn Việt gian tay sai bán nước.
Như vậy, không có lý do gì gọi cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân ta là “cuộc chiến tranh Nam - Bắc”, “cuộc nội
chiến nồi da nấu thịt”.
Thứ hai, Phạm Đình Trọng cho rằng, “Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang tồn tại
bằng cái ác, ứng xử với dân bằng cái ác”. Đây là
cái nhìn thiển cận, mang đầy hận thù, xuyên tạc thô thiển tình hình của đất nước
và cố tình quên đi cái ác của đế quốc Mỹ gây ra cho dân tộc ta.
Còn nhớ, để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch”
dân tộc Việt Nam, đế quốc Mỹ đã dội xuống đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn.
Chỉ riêng trong chiến tranh phá hoại hòng đưa miền Bắc nước ta “trở về thời kỳ
đồ đá” của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu khoảng 45,5 kg bom đạn, mỗi
ki-lô-mét vuông bị dày xéo bởi 6 tấn bom đạn; ngoài hàng triệu người dân Việt
Nam thiệt mạng và bị thương còn gây ra những tổn thất không gì bù đắp được. Đế quốc
Mỹ coi chiến trường Việt Nam là nơi để thử nghiệm các loại hình chiến tranh,
các loại vũ khí, trang bị; không một hành vi tàn bạo, man rợ nào mà quân viễn
chinh Mỹ không làm, từ việc bắn giết, đốt phá, cướp bóc đến xẻo tai người để đếm
xác, hãm hiếp tập thể, v.v. Cuộc thảm sát ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi) là một minh chứng
cho tội ác không thể chối cãi của lính Mỹ. Độc ác hơn, quân đội Mỹ đã phun hơn
75 triệu lít chất độc da cam, cũng như nhiều thuốc “diệt cỏ” chứa dioxin, đã
làm cho khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam bị nhiễm độc và 150.000 trẻ em bị dị
dạng ngay từ khi mới sinh ra. Hậu quả bi thảm này không biết sẽ kéo dài đến bao
giờ và qua bao nhiêu thế hệ. Những ai có lương tri không thể không đau xót, căm
phẫn khi phải chứng kiến những người dân Việt Nam vô tội, nhất là trẻ em đang
mang trong mình dị tật quái ác do hậu quả dioxin.
Ở chiều ngược lại, Nhà nước và nhân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đang nỗ lực từng ngày để khỏa lấp vết thương chiến tranh,
vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển. Những thành tựu đạt được
qua 30 năm đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... đã khẳng định Đảng ta đang lãnh
đạo nhân dân xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Vậy, sao lại nói, Đảng, Nhà nước ta “tồn tại bằng cái ác, ứng
xử với dân bằng cái ác”?
Thứ ba, xuyên suốt bài viết, Phạm Đình Trọng cho rằng, không có chuyện bắt tay hòa giải dân tộc. Đúng là sự
hằn học của một kẻ tiểu nhân!
Với quan điểm “khép lại quá khứ, hướng đến tương
lai”, chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính
nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần khoan dung, đoàn kết của dân tộc. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực từng ngày để xóa dần vết thương chiến tranh, cần sự đoàn kết và huy động mọi nguồn lực để phát triển, trong đó có sự đóng góp của kiều bào ta ở nước ngoài.
Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách, nhằm xóa bỏ định kiến, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi
để kiều bào trở về quê hương, sinh sống, làm ăn lâu dài. Nhiều kiều bào đã có
những đóng góp lớn cho đất nước, cũng như làm cầu nối cho quá trình hòa hợp,
hòa giải dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
ta đã đi vào quá khứ hơn 42 năm, những vết thương chiến tranh
khó có thể được bồi đắp trọn vẹn, nhưng sự hận thù có thể được hóa giải, khi
chúng ta biết “khép lại quá khứ”, mở lòng mình để đón nhận những vận hội mới, đồng
thuận, đoàn kết đưa đất nước phát triển, “sánh vai cùng năm Châu”.
Sự hằn học bất chấp những sự thật
lịch sử không thể chối cãi của Phạm Đình Trọng càng chứng tỏ bản chất của một kẻ trở cờ, bán rẻ lương
tâm và danh dự của mình; một kẻ tiểu nhân, vong ân, bội nghĩa, hoàn toàn không
đủ tư cách để đấu tranh cho dân chủ.
3 comments:
Những đối tượng chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước phải bị xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.
Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
bạn nói rất đúng
Post a Comment