Trong vụ "Khủng hoảng Đồng Tâm", việc ông Lê
Đình Kình bị gãy chân khi lực lượng chức năng bắt giữ để phục vụ công tác điều tra,
dưới cảm quan và đánh giá của Mõ là "giọt nước tràn
ly". Và cũng kể từ đây "cuộc đấu tranh của nhân dân Đồng Tâm"
chính thức dưới sự ảnh hưởng của ông Kình và nhóm Đồng Thuận do ông đứng đầu.
Có lúc tôi đã nghĩ rằng hình như dân Đồng Tâm đang bắt giữ người chỉ vì ông
Kình chứ không phải vì chuyện đất cát tại Đồng Sênh như chính họ vẫn nói ra với
báo chí!
Đây cũng là cái cớ để rồi từ một người đàn ông già cả, lẽ
ra phải vui vầy với con cháu và gia đình đã trở thành một người khởi xướng, lãnh
xướng và lãnh đạo phong trào phản đối nội dung thanh tra của Thanh tra TP Hà
Nội. Rằng, đất tại Đồng Sênh không phải là đất quốc phòng, là đất của nhân dân
Đồng Tâm và đẩy sự việc đi xa hơn những gì vẫn tưởng!
Nhưng rồi cái âm mưu dùng người dân để gây sức ép của
nhóm Đồng Thuận và cá nhân ông Kình (tất nhiên có sự giật giây và tiếp sức của
một số cá nhân liên quan mà bà Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng
Tâm là ví dụ, rồi trường hợp đại tá Công an nghỉ hưu Trần Đăng Quang.... ) đã
bị chặn đứng trước sự quyết liệt của chính quyền Hà Nội. Và động thái mới đây
nhất là cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã gửi giấy triệu tập tới dân
Đồng Tâm để yêu cầu làm việc... Chính sự quyết liệt của Chính quyền, các cơ
quan chức năng Hà Nội đã làm cho sự việc có dấu hiệu lắng xuống. Phong trào phản
đối của dân Đồng Tâm (dưới sự lãnh đạo của ông Kình) cũng chỉ là vài ba buổi
họp được Live stream trên Fb có vài chục người tham gia mà thôi!
Có chăng, mới đây họ nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc xung quanh những câu chuyện mà theo nhiều người
"Ông Quốc mắc lừa cha con ông Kình và nhóm Đồng Thuận.
Và để nhìn rõ hơn chân tướng sự việc và cùng quay lại một
chi tiết được xem là nút thắt của sự việc. Trong phiên thảo luận chính thức
sáng nay (7.11), đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - đã
phát biểu làm rõ hơn nguyên nhân ông Lê Đình Kình bị gãy chân trong vụ ở Đồng
Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
Đại biểu Đào Thanh Hải. (Ảnh: VPQH)
Theo Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội: “Sự việc xảy ra
khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Kình, gia đình ông Kình đã xông
vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân. Sau
khi ông Kình bị gãy chân, ông có tố giác một cán bộ đã đánh ông bị gãy chân.
Thực tế trong quá trình điều tra, kiểm tra lại thấy người cán bộ công an đó tuy
có mặt tại hiện trường nhưng không hề tham gia vào việc bắt giữ. Căn cứ vào kết
luận thanh tra thì không có việc lực lượng thi hành nhiệm vụ đánh gây
thương tích cho ông Kình. Đây hoàn toàn là trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực
thi nhiệm vụ và người nhà ông Kình xông vào cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều
tra nên xảy ra việc đánh tiếc như vậy”.
Điều đặc biệt, sau phát biểu của ông Phó Giám đốc Công an
TP Hà Nội về một chi tiết được cho là đối nghịch, phủ nhận hoàn toàn một ý
trong phát biểu trước đó của ông Dương Trung Quốc: "Chúng tôi tán thành
thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng. Chúng ta đã khởi tố người dân Đồng
Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân sai luật
vẫn đứng ngoài pháp luật. Điều này gây bức xúc cho người dân".
Phải chăng trong chuyện này, ông Phó Giám đốc Công an TP
Hà Nội Đào Thanh Hải đọc được ý nghĩ của ông Quốc trong ý trên là về trường hợp
Công an Hà Nội bắt giữ ông Kình?
Trước những thông tin có tính phủ định sát thực như thế,
dường như hiểu được sự thất sủng và yếm thế của mình, Đại biểu Dương Trung Quốc
tiếp tục nói rằng: "Tại sao cho đến bây giờ thông tin về trường hợp cụ Lê
Đình Kình mới được thông tin đến Quốc hội?". Đồng thời lái sự việc sang
một hướng khác: "Sự việc diễn ra nửa năm rồi, phải chăng đó là cách làm
của Công an TP.Hà Nội, cách làm vậy làm chúng ta nhớ lại sự việc xảy ra ở trên
cầu Thăng Long "vung tay vào má" (vụ phóng viên Báo Tuổi Trẻ bị một
cán bộ công an hành hung - PV). Tôi thấy điều đó là không nên, mà phải công
khai minh bạch. Tốt nhất là các đồng chí phải công khai nói sự việc ấy để người
dân bình luận xem ông già 82 tuổi có thể tự gãy chân không? Ở đây ngay cả quy
định về người cao tuổi chúng ta cũng không tuân thủ".
Riêng câu hỏi và cũng là băn khoăn của Đại biểu Dương
Trung Quốc, với tư cách là người ngoại cuộc, xin được thưa rằng: Trách nhiệm
đưa những thông tin chuẩn xác đến với Quốc hội không phải là trách nhiệm chính
của Công an Hà Nội, Chính quyền các cấp tại Hà Nội mà hơn ai hết là trách nhiệm
của đại biểu Quốc hội.
Mặt khác, có một thực tế là ngay sau khi sự việc xảy ra,
để đảm bảo sự giám sát toàn diện của Quốc hội và bảo vệ quyền lợi của người
dân, Chính quyền Hà Nội đã đề xuất 02 đại biểu Quốc hội cùng vào để đối thoại
với dân Đồng Tâm góp phần tháo gỡ bế tắc của sự việc. 1 trong 2 người cùng đi
không ai khác là ông Dương Trung Quốc (cùng với Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng). Vậy
thì trách nhiệm của ông Quốc (cùng với ông Nhưỡng) là lớn nhất. Với câu hỏi nói
trên thì không khác gì ông Quốc đang tự vả vào miệng mình và tự phơi bày cái
thói tắc trách, không gần dân của mình! Và xin thưa với điểm này thì ông đã
không xứng đáng là Đại biểu Quốc hội, không xứng đáng đứng đó để chất vấn này
nọ ông Phó Giám đốc Công an Hà Nội!
Còn những lời khuyên sau đó suy cho cùng chỉ là lời nói
sau kiểu ăn leo nói theo hết sức kệch cỡm mà thôi!
Hy vọng là sau sự thất sủng lần này, Đại biểu Dương Trung
Quốc sẽ thận trọng hơn trong chuyện lời ăn tiếng nói. Thật may là Công an Hà
Nội đã lên tiếng kịp thời, kẻo lại có không ít kẻ đưa phát biểu của ông Quốc ra
để tự sướng, để đồng thuận với dân Đồng Tâm!
3 comments:
Vụ "Đồng Tâm" mọi vấn đề đã được làm sáng tỏ. Ai sai người đó chịu. Mọi phát ngôn đều phải đúng sự thật.
Bạn nói rất đúng
đã nói thì phải nói cho đúng
Post a Comment