Nov 20, 2017

Tiếng to, miếng lớn

Tre Việt - Vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC bảo đảm an toàn, tạo nên một Việt Nam thân thiện, mến khách, đậm chất văn hóa dân tộc trong con mắt bạn bè quốc tế. Cùng với đó là những bản hợp đồng kinh tế hàng tỷ USD, nổi bật là ký kết thương mại, đầu tư với Mỹ trị giá 12 tỷ USD. Như vậy, năm 2017, Việt Nam đã ký với Mỹ nhiều hợp đồng kinh tế tổng giá trị trên 20 tỷ USD (chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đem lại các hợp đồng trên 8 tỷ USD).
Tuy nhiên, cay cú với những kết quả đã đạt được của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần này, giới “dân chủ” nói càn rằng: chúng ta chỉ “có tiếng mà không miếng”, những ký kết trên chẳng biết có thực hay không, v.v. Những luận điệu kiểu trẻ con cãi cùn này tuy chẳng đi tới đâu, nhưng để cho sự việc minh bạch, Tre Việt xin đưa ra một số dẫn chứng sau:
Trước hết, việc ký kết kinh tế giữa các quốc gia đâu phải chuyện trẻ con mà hôm nay làm, ngay mai bỏ. Để có được những hợp đồng kinh tế như vậy, hai bên đã nghiên cứu, đánh giá rất kỹ những lợi hại, cơ hội và thách thức khi tiến hành thực hiện. Tất cả các hoạt động kinh tế đó đều nằm trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Cho nên, nếu không có những biến động lớn về chính trị ở một quốc gia nào đó thì hầu như 100% các ký kết đều triển khai thực hiện đúng lộ trình. Thưa các nhà “dân chủ”, đây thuộc về nguyên tắc hợp tác kinh tế quốc tế mà các bên đều phải tuân theo, đâu phải chuyện chỉ nói mà không làm.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Thứ hai, về tăng trưởng thương mại Việt - Mỹ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau khi Mỹ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam, kim ngạch thương mại 2 chiều tăng từ 220 triệu USD (năm 1994) lên 53 tỷ USD (năm 2016), gấp 240 lần sau 22 năm, dự báo tăng tới 80 tỷ USD vào năm 2020. Tới nay, Việt Nam là một trong 15 nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ trên toàn thế giới, một trong 10 nước xuất siêu lớn nhất vào Mỹ; xuất siêu đã đạt tới 35 tỷ USD, khiến chính phủ của ông Đ.Trump phải liệt Việt Nam vào danh sách 16 nước làm thâm hụt thương mại của họ, yêu cầu cần có những điều chỉnh thương mại 2 chiều.
Cùng với sự tăng trưởng về thương mại, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng tạo ra những con số ấn tượng, tính đến cuối năm 2016, Mỹ đã đầu tư 815 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD, xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã có 147 dự án đầu tư sang Mỹ, với tổng vốn đăng ký 571,38 triệu USD. Mỹ hiện đứng thứ 9 trong số 68 quốc gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2017, Mỹ xếp thứ 11/91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 95,99 triệu USD.
Thứ ba, về triển khai các dự án đầu tư, tháng 3-2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Exxon Mobil (Mỹ) đã ký thỏa thuận khung phát triển dự án và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD. Sau 8 tháng ký kết, tại Hội nghị Doanh nhân APEC 2017, ông Liam Mallon, Chủ tịch Exxon Mobil, cho biết dự án mỏ dầu khí Cá Voi Xanh đang được triển khai, dự kiến hoàn thành thủ tục ban đầu vào cuối năm 2018, năm 2019 đưa vào hoạt động. Hay mới đây, tập đoàn công nghệ Jabil Circuit Inc (Mỹ), đã chính thức động thổ xây dựng khu sản xuất mới tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Cuối tháng 10-2017, Tập đoàn Hoàng Quân vừa khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại thành phố Tacoma, Washington (Mỹ).

Như vậy, các ký kết kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia nói chung và Mỹ nói riêng, luôn được Chính phủ các bên quan tâm, tạo điều kiện xúc tiến nhanh chóng. Nếu ký rồi bỏ đó thì lấy đâu là tăng trưởng thương mại? Lấy đâu ra những cơ sở vật chất bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân nói chung, trong đó gia đình của các “dân chủ viên”? Lấy đâu ra mạng Internet cho các nhà dân chủ la lối?./.

2 comments:

Dàn âm thanh said...

Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả.

Tăng âm hội trường said...

Bọn phản động mâm nào cũng xuyên tạc được

Post a Comment