Trong câu chuyện về Đồng Tâm mà ông Dương Trung
Quốc phát biểu tại hội trường Quốc hội, ông có đề cập tới chuyện cần phải xử lý các cán bộ Công an
đánh dân, bắt dân. Ông nói: “Chúng ta khởi tố những người dân ở
Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân
không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật”.
Trước câu nói này của ông, có rất nhiều ý kiến đặt ra đó
là có thực có cán bộ Công an đánh dân, bắt dân không đúng qui định của pháp
luật và có phải họ vẫn đứng ngoài vòng pháp luật, ý là Công an an Hà Nội làm
không nghiêm, bao che cho Công an Hà Nội.
Quay trở lại câu chuyện những ngày tháng 4, chắc hẳn ai
cũng còn nhớ người dân Đồng Tâm dưới sự kích động, tổ chức của một số người như
Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Ba… đã liên tục có các hành vi gây rối trật
tự công cộng như tổ chức hơn 100 người kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Đồng Tâm
khi Đoàn của Ủy ban Kiểm tra huyện ủy xuống làm việc tại Đồng Tâm ngày 1/3, cản
trở xe, dùng micro gây sức ép với Đoàn. Hay như ngày 7/3 khi Đoàn công tác của Huyện
ủy, Ủy ban huyện Mĩ Đức về làm việc tại xã Đồng Tâm liên quan đến chuyện chiếm
dụng trái phép đất quốc phòng của người dân Đồng Tâm thì đã có khoảng 300-400
người kéo đến bao vây Đoàn, gây rối trật tự công cộng.
Trước các hành vi gây rối trật tự công cộng ngày càng
nghiêm trọng của người dân Đồng Tâm, ngày 30/3/2017 Công an Hà Nội đã ra quyết
định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” và quyết định thi hành biện pháp
ngăn chặn với một số người được xác định là chủ mưu, cầm đầu tổ chức, kích động
gây ra những vụ việc phức tạp tại Đồng Tâm thời gian qua như Lê Đình Kình, Lê
Đình Công, Lê Đình Ba, Nguyễn Văn Doanh. Sáng 15/4 Công an Hà Nội đã thi hành
lệnh bắt đối với 4 người này và sau khi Công an thi hành lệnh bắt giữ 4 người
trên thì đã xảy ra chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ cán bộ Công an và nhiều
cán bộ khác, đập phá tài sản, rào làng chiến đấu…
Như vậy, việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị
can sau đó thi hành biện pháp ngăn chặn là thực hiện lệnh bắt là hoàn toàn đúng
quy định của pháp luật, sao ông Dương Trung Quốc lại cho rằng là bắt người
không đúng quy định. Mặt khác, ở đây cũng cần nhắc lại cho rõ rằng Công an Hà
Nội đã thi hành lệnh bắt bị can chứ không phải bắt dân. Ông Dương Trung Quốc
đánh đồng những người vi phạm pháp luật như ông Lê Đình Kình với khái niệm dân
để rồi cho rằng Công an bắt dân sai quy trình là không ổn.
Cái thứ hai, ông Quốc nói công an đánh dân, chưa bị xử
lý. Tôi hiểu ý ông Quốc đang nhắc đến câu chuyện cái chân gãy của ông Lê Đình
Kình.
Tuy nhiên, cũng trên nghị trường Quốc hội và phát biểu
bên lề, đại tá Hải, Phó Giám đốc Công an Hà Nội đã trả lời rằng với vấn đề trên
Bộ Công an đã thanh tra toàn diện và khẳng định không có chuyện Công an làm ông
Kinh bị gãy chân. Theo ông Hải nguyên nhân gãy chân của ông Kình là do trong
quá trình thi hành lệnh bắt, người nhà ông Kình đã xông ra cản trở lực lượng
bắt, giằng co với công an khiến ông Kình bị rơi và gãy chân ngoài ý muốn chứ
không Công an nào làm gãy chân ông.
Cũng theo ông Hải ông Kình sau đó có tố cáo đích danh
một cán bộ Công an làm gãy chân ông nhưng qua điều tra xác minh, cán bộ
Công an này lại không tham gia vào vụ bắt, thế thì làm sao mà làm gãy chân ông
được.
Như vậy có thể thấy, hoàn toàn không có chuyện Công an
bắt dân, đánh dân sai quy định. Cũng vì thế mà những lời phát biểu của ông nghị
Dương Trung Quốc bỗng trở nên lạc lõng và chỉ khiến cho dư luận thêm bức xúc về
ông, chỉ có nhóm tội phạm Đồng Thuận của ông Kình là tươi cười./.
Viễn
2 comments:
Bài viết rất ý nghĩa. Cảm ơn tác giả.
Là ĐBQH thì ông Dương Trung Quốc phát ngôn phải chuẩn mực; không thể nói bừa
Post a Comment