Tre Việt - Sau khi Quốc hội thông qua
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ ngày 01-01-2018); Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Dự thảo “Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”, mới đây trên một số trang mạng,
linh mục Phan Văn Lợi cho rằng: “Việt Nam đàn áp tôn giáo bằng luật pháp”. Đây
là cách nhìn thiển cận, thiếu cơ sở khoa học, đánh đồng khái niệm nhằm mục đích
vu cáo, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Bởi:
Thứ nhất, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chỉ
là một phần trong hoạt động của đời sống xã hội. Bênh cạnh tôn giáo, con người,
xã hội còn chịu sự chi phối của rất nhiều những yếu tố khác. Tự do tín ngưỡng, tôn
giáo cũng chỉ là một quyền trong rất nhiều quyền tự do khác của con người. Và vì
vậy, đừng nghĩ rằng, tôn giáo là tối thượng! Nó cũng phải chịu sự quy định của
pháp luật như những quyền tự do khác mà con người được hưởng. Thực tế ở mọi
quốc gia đều cho thấy, con người có quyền được tự do đi lại, nhưng không được
đi vào những nơi cấm. Tự do kiếm ăn để nuôi sống cơ thể, nhưng kiếm ăn bằng
cách ăn cướp của người khác thì sẽ phải ngồi tù, v.v.
Thứ hai, đừng hiểu tự do tôn giáo theo nghĩa
“thích làm gì thì làm”. Quyền lựa chọn tôn giáo là tuyệt đối, còn quyền thực
hành tôn giáo không phải là tuyệt đối. Điều này đã được khẳng định trong các
văn bản chính trị quan trọng của Liên hợp quốc. Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền năm 1948, quy định: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và
tôn giáo,...” (Điều 18). Song, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là
quyền tuyệt đối, mà có giới hạn: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình,
mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công
nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng
như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc
lợi chung trong một xã hội dân chủ” (Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn nói trên).
Thứ ba, sẽ là “phản tự do” nếu lợi dụng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của
người khác, làm đảo lộn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất
nước. Các tôn giáo ở Việt Nam muốn phát triển được đều phải đặt dưới sự quản lý
của Nhà nước, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích
quốc gia, dân tộc.
Vì vậy, việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các
nghị định là bước tiến quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo, tạo cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; hoàn toàn không phải là để “đàn áp tôn giáo
bằng luật pháp”!
Cách nhìn thiện cận về tự do tôn giáo của linh mục Phan
Văn Lợi thực chất là để tuyên truyền làm cho nhiều người ngộ nhận rằng, tất cả
các hoạt động tôn giáo đều được tự do, không chịu sự quản lý của pháp luật; qua
đó, hòng cổ súy cho hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật nước ta./.
2 comments:
Bài viết rất bổ ích. Cảm ơn tác giả.
LM Lợi tốt nhất nên làm tốt phận sự của mình
Post a Comment