Feb 28, 2018

Lời kêu gọi phi lý của ông "đặc ủy"

Tre Việt - ngày 23-02-2018, Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại của Liên hợp quốc, ông Baskut Tuncak nói trong thông cáo: “Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được”. Ông “đặc ủy” kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những đối tượng đã bị bắt và xử lý về hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam, gồm: Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Ông Baskut Tuncak
Cần khẳng định: yêu cầu của ông “đặc ủy” là hết sức phi lý, bởi:
Thứ nhất, những đối tượng mà ông “đặc ủy” kêu gọi trả tự do đều vi phạm pháp luật Việt Nam. Cụ thể: (1). Hoàng Đức Bình đã phạm hai tội là: tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (Điều 258 của Bộ luật Hình sự) và tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 của Bộ luật Hình sự); (2). Nguyễn Nam Phong đã phạm tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 của Bộ luật Hình sự); (3). Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đều phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1, Điều 88 của Bộ luật Hình sự). Việc xử lý những đối tượng này đều công khai dựa trên nền tảng của pháp luật Hình sự, Tố tụng hình sự của Việt Nam và điều đó là hoàn toàn khách quan, chính xác với những chứng cứ pháp lý, không hề bịa đặt, vu khống cho các đối tượng. Khi ra phán quyết cuối cùng để xử lý các đối tượng phạm tội, tòa án đã rất công tâm và nhân đạo cho nên lời kêu gọi thả người của ông “đặc ủy” thiết nghĩ là rất không cần thiết.
Thứ hai, việc xử lý các đối tượng phạm pháp dựa trên pháp luật Việt Nam cho nên những gì thuộc về vấn đề đó là của riêng Việt Nam. Một khi Việt Nam đã đưa ra phán quyết của mình thì những thể chế khác nên tôn trọng, đặc biệt là việc làm đó là đúng theo Hiến chương của Liên hợp quốc. Nên hành động tuyên bố của ông “đặc ủy” mang đậm tính chủ quan một phía, không cân nhắc lợi hại một cách tổng thể, thiếu kiềm chế và từ đó thiếu tôn trọng Việt Nam.
Thứ ba, với mỗi quốc gia thì mọi công dân đều phải tuân thủ chấp hành luật pháp của nước đó. Không thể có chuyện sống ở nước này, mang quốc tịch quốc gia này mà lại muốn như nước khác được. Nên đã là công dân Việt Nam thì phải chấp hành luật pháp của Việt Nam, đây là một chuyện hiển nhiên. Những kẻ phạm pháp đã bị kết tội theo pháp luật Việt Nam thì phải chịu xử lý là hết sức bình thường. Việc một số tổ chức, cá nhân nào đó cho rằng Việt Nam thiếu dân chủ là không hợp lý, họ đang lấn quá sâu vào chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.
Thứ tư, thực chất Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đều là những kẻ hoạt động chống đối chính quyền nhân dân dưới vỏ bọc vì “dân chủ, nhân quyền”. Họ đều vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, không có lý do gì để có thể thả khi chưa mãn hạn tù.
Thứ năm, ông “đặc ủy” có phần thiển cận khi chỉ nghe lời tiếp xúc, vận động từ một phía của đám “dân chủ cuội” ở trong nước và nước ngoài mà không trực tiếp đến Việt Nam để xem các đối tượng trên đã làm gì, những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và đời sống của người dân mà đã đưa ra lời kêu gọi. Đó là sự vội vã đáng tiếc!

Việt Nam xử lý những đối tượng chống phá trên là theo đúng pháp luật Việt Nam, đúng theo Hiến chương của Liên hợp quốc. Nên việc kêu gọi của ông “đặc ủy” đòi thả người là không có căn cứ, hết sức phi lý. Một đại diện của Liên hợp quốc mà không suy nghĩ trước sau khi đưa ra ý kiến, làm xấu hình ảnh một đất nước trên trường quốc tế thì không ổn chút nào./. 

4 comments:

Unknown said...

Hay

Unknown said...

Rất hay

Loa liên công suất said...

Bài viết rất hay.

Lắp đặt hội thảo said...

Không ai có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam được

Post a Comment