Mar 19, 2018

Người theo tôn giáo có trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được không?

Tre Việt - Mới đây, trên VOA tiếng Việt có bài: “Việt Nam “lộ” tin một hòa thượng có 50 năm tuổi Đảng”. Bài viết dẫn: “Thông tấn xã Việt Nam loan tin Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người vừa qua đời, có 50 năm tuổi Đảng”. Từ đó, họ cho rằng, Việt Nam đã “cài” đảng viên vào Giáo hội (!)  Vậy những người theo tôn giáo có bị cấm trở thành đảng viên không? Câu trả lời là không.

Thật vậy, Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 quy định: “Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ: 
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp ủy cơ sở xác nhận. 
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác,… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận. 
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột,…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.
Quy định 57-QĐ/TW, ngày 03-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng: 
- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên”.

Như vậy, không thấy chỗ nào cấm người theo tôn giáo vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lý lịch gia đình và bản thân Hòa thượng Thích Thanh Sam đủ các điều kiện quy định của Đảng để trở thành đảng viên và bản thân Hòa thượng Thích Thanh Sam lại có nguyện vọng trở thành đảng viên thì việc Hòa thượng trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng quy định của Đảng. Do đó, lấy việc Hòa thượng Thích Thanh Sam là đảng viên Đảng Cộng sản để cho rằng Việt Nam “cài” đảng viên vào tôn giáo là không có cơ sở, mà đã “cài” thì làm sao Thông tấn xã Việt Nam lại đưa tin, như thế chẳng hóa ra “lạy ông tôi ở bụi này” à? 

2 comments:

Loa karaoke said...

VOA lấy việc Hòa thượng Thích Thanh Sam là đảng viên Đảng Cộng sản để cho rằng Việt Nam “cài” đảng viên vào tôn giáo là không có cơ sở; chúng ta không thể tin VOA được.

Âm thanh hội trường chuyên nghiệp said...

Bạn nói rất đúng đó

Post a Comment