Mar 28, 2018

Nói càn

Tre Việt Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia, chế độ và thời đại. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở sự phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng chống tham nhũng luôn được chính phủ các quốc gia, dân tộc coi trọng. 
Đơn cử như  Nga, từ năm 2008, Chính phủ đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt” trong cuộc chiến với nạn tham nhũng, kiên quyết xử lý những quan chức lạm quyền trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là các quan chức ở Trung ương, nhất là trong bộ máy hành pháp có hành vi tham nhũng, bao che cho tội phạm tham nhũng. Trong chiến dịch “Bàn tay sắt”, hàng loạt các nhân vật cấp cao trong bộ máy Đảng, Chính phủ đã bị miễn nhiệm, cách chức, truy tố vì liên quan đến tham nhũng. Tương tự ở Trung Quốc, công tác phòng chống tham nhũng được Đảng, Chính phủ đặc biệt coi trọng. Riêng năm 2017, Trung Quốc đã kỷ luật tổng cộng 159.100 người trong 122.100 vụ việc, do vi phạm quy định về chống tham nhũng của đảng Cộng sản nước này. Riêng ở cấp trung ương có ít nhất 18 quan chức đã bị điều tra, xét xử và gần 40 người khác bị kỷ luật.
Đối với nước ta, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương được tổ chức ngày 28-12-2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền. Tăng cường phòng, chống, phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc nghiêm trọng, xã hội quan tâm; thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát,.... Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chỉ tính từ năm 2014 đến nayBan chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương theo dõi, chỉ đạo đã đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ/247 bị cáo thuộc diện Ban Chỉ đạo quản lý; tuyên phạt: 07 bị cáo với 08 án tử hình, 14 bị cáo với 15 mức án tù chung thân, 06 bị cáo tù 30 năm, 203 bị cáo tù từ 15 tháng đến dưới 30 năm. Đặc biệt, trong năm 2017, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát lớn vốn và tài sản Nhà nước được phát hiện và xử lý kịp thời, được dư luận đồng tình, đánh giá cao.

Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, ngày 22 tháng 2 năm 2018, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu. 
Vậy mà vừa qua, nhân sự kiện xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và một số đồng phạm ở PVN và OcenBank, các thế lực thù địch, phản động lại ra sức viết bài tuyên truyền nói xấu, bôi nhọ chế độ,… cho rằng Đảng, Chính phủ Việt Nam bao che tội phạm, nói chống tham nhũng nhưng không làm, v.v. Rõ ràng những luận điệu đó là hoàn toàn không có căn cứ Nói Càn!

3 comments:

Kinh Bắc said...

Ờ, tôi thấy thời gian qua Bác Trọng chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng cũng được đấy chứ, rất bài bản và hiệu quả. Mong Bác có nhiều sức khỏe để cùng Đảng, Nhà nước tiêu diệt tận gốc cái bọn Tham nhùn, đưa nước ta sánh cùng với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ hằng mong muốn.

Loa sân khấu said...

Phải diệt tận gốc nạn tham nhũng.

Âm thanh hội trường said...

Mọi cán bộ tham nhũng đều phải bị xử lý nghiêm khắc

Post a Comment