Tre Việt - Vừa qua, lợi dụng việc 02 hiệp sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh bị nhóm cướp xe máy đâm gây tử vong, một số người lại ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về năng lực công an Thành phố và cho rằng, công an ở đâu mà để người dân phải đối mặt với tội phạm?
Như mọi người đã biết, Công an là lực lượng nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội không phải chỉ có một mình lực lượng Công an nhân dân, mà của cả hệ thống chính trị và toàn dân; trong đó có các “Hiệp sĩ”. Điều nàykhông phải chỉ có ở Việt Nam mà có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đơn cử như, Singapore là ví dụ điển hình khi cảnh sát hợp tác thành công với người dân trong việc giảm trừ tệ nạn đường phố. Nhóm Tình nguyện viên cảnh sát (VSC) được hình thành cách đây hơn 70 năm, nhằm ngăn chặn, phát hiện tội phạm và duy trì an ninh quốc gia. Còn tại xứ Chùa Vàng, từ năm 1974, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan nhận thấy không thể “đơn phương độc mã” trấn áp tội phạm. Do vậy, họ bắt đầu chiêu mộ sự tham gia tích cực của người dân, thông qua các dự án như Kết nối sức trẻ, Tình nguyện làm cảnh sát. Năm 1994, hơn 7.000 tình nguyện viên được đào tạo, làm việc tại 65 đồn cảnh sát ở khắp thành phố Bangkok. Bên cạnh đó, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan còn ban hành bộ quy định nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương trong các hoạt động của cảnh sát. Các tình nguyện viên được cung cấp đồng phục, thẻ định danh và mã số. Tại Vancouver (Canada), tình nguyện viên theo dõi tình hình an ninh và ngăn chặn tội phạm trong các khu dân cư. Bên cạnh đó, họ có thể tham gia các buổi tuần tra đường phố. Website của Sở Cảnh sát Vancouver khẳng định: “Họ đã tham gia tích cực giúp các chương trình phòng chống tội phạm thành công, cộng đồng sinh sống và làm việc an toàn hơn”. Tại Mỹ, khoảng 78% tình nguyện viên được ủy quyền bắt giữ tội phạm. Đội ngũ này làm việc gần 10 giờ mỗi tuần. Họ tham gia tuần tra, phản ứng khẩn cấp cùng nhiều hoạt động thực thi pháp luật khác, thậm chí điều tra bí mật.
Tại Việt Nam, ở một số tỉnh, thành đã xuất hiện các câu lạc bộ “Hiệp sĩ đường phố”. Họ cũng là những người dân tham gia một cách tình nguyện và hoạt động rất hiệu quả. Theo số liệu thống kê, mỗi năm đội hiệp sĩ ở các tỉnh thành, như: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý được trên dưới 1.000 vụ cướp giật, và cũng khoảng từng đó tên tội phạm bị bắt giữ.
Qua sự việc vừa rồi cho thấy, cần phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, về thái độ thờ ơ, vô cảm trước những cái xấu trong xã hội. Không ít người có thái độđể mặc bọn lưu manh làm điều chúng muốn, dù biết chúng gây hại cho người khác, nhưng không tỏ thái độ phản đối, chỉ chăm chăm giữ thân cho lành. Đến khi xảy ra sự việc lại ngồi quy kết trách nhiệm, đổ lỗi, thậm chí không tiếc lời lăng mạ, sỉ nhục lực lượng chức năng. Thế nhưng, có bao giờ, bạn tự hỏi khi bạn ngồi bàn tán, thể hiện quan điểm của mình trên mạng xã hội thì cũng là lúc các Hiệp sĩ vẫn đang tiếp tục rong rẻo trên các nẻo đường để tiếp tục tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn sự bình an cho cộng đồng, còn các chiến sĩ Công an đã ngày đêm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để đưa những kẻ gây án có máu côn đồ, giết người chỉ trong vòng 13 giây ra ánh sáng. Xin hãy nhớ, năm 2017 có 08 chiến sĩ Công an hy sinh, hơn 280 chiến sĩ bị thương trong quá trình phòng, chống tội phạm và làm nhiệm vụ. Nhưng bạn có nghe được bất cứ một lời kể công nào từ các Chiến sĩ và Hiệp sĩ không?
Vậy xin mọi người, nhất là các “anh hùng bàn phím” hãy Công tâm hơn trong nhìn nhận, đánh giámột vấn đề, sống có trách nhiệm với xã hội, với đất nước này hơn và đừng phủ nhận vai trò, chức năng của lực lượng Công an trong giữ gìn an ninh Tổ quốc./.
2 comments:
Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả; Công an là lực lượng nòng cốt; còn việc giữ gìn an ninh, chính trị là của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Việc làm của các hiệp sỹ là rất tốt; vậy mà bọn phản động còn xuyên tạc
Post a Comment