May 14, 2018

Một số hoạt động của Hội thánh đức chúa trời cần phê phán

Tre Việt - Vừa qua, VOA có bài “Vì sao Việt Nam “đánh mạnh Hội Thánh của Đức Chúa Trời?Trong bàinêu ra các nhận định, như: Truyền thông nhà nước mô tả Hội thánh của Đức Chúa Trời là một “tà đạo kinh hoàng như thôi miên”, từ Hải Phòng lan ra khắp nơi như “vòi bạch tuộc”đây là một cái cớ để nhà cầm quyền tăng cường sự quản lý đối với người dân, tôn giáo, và lái dư luận sang một vấn đề khác nhằm thực hiện ý đồ của chính quyền”(!) Đồng thời, đặt câu hỏi: vì sao nhóm này đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm qua nhưng chưa từng bị lên án mạnh như hiện nay? Có thể đây là câu chuyện chính quyền “dựng ra” quản lý các nhóm tôn giáo khác?, v.v. Sự thật không phải như thế!

Trước hếttên gọi tà giáo là do các giáo phái khác ban tặng. Theo đó, Hội thánh này có nguồn gốc tại Hàn Quốc, do Ahn-Sahng-Hong thành lập vào năm 1964 có tên ban đầu là “Hội thánh của Đức Chúa Trời làm chứng cho Chúa Giê-su”. Hiện nay, tên chính thức và đầy đủ là “Hội thánh của Đức Chúa Trời, Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới”. Hội thánh giải thích và thực hành Kinh thánh có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng Thiên Chúa giáo nói chung, như: không công nhận lễ Giáng sinh, tin có Đức Chúa Trời Cha (hiện thân là Đấng Ahn-Sahng-Hong), tin có Đức Chúa Trời Mẹ (hiện thân là bà Jang-Gil-Ja). Vì vậy, phần lớn các tổ chức Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Tin lành đều cho đây là tà giáovà gọi là Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ để phân biệt với các tổ chức có tên gọi tương tự nhưng thuộc giáo phái Tin lành.
Bên cạnh đósau hơn 10 năm truyền vào Việt Nam, Hội thánh hoạt động bình thường, không vi phạm Pháp lệnh, Luật tín ngưỡng tôn giáo và các quy định của địa phương. Năm 2001, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ bắt đầu du nhập vào Việt Nam, tổ chức thành các điểm, nhóm, hoạt động chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh (có khoảng 600 người tin theo). Từ khi thành lập đến nay, sinh hoạt tôn giáo của các điểm, nhóm được chính quyền địa phương đánh giá diễn ra bình thường, tuân thủ pháp luật; đã có 4 điểm, nhóm đăng ký sinh hoạt hợp pháp (theo Điều 17, Luật tín ngưỡng, tôn giáo). Tiêu biểu lànhóm do ông Nguyễn Văn Hòa làm đại diện với khoảng 350 người tin theo; bản thân ông Hòa được tặng nhiều giấy khen vì đóng góp cho an sinh xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, mới đây một số điểm, nhóm của Hội thánh vi phạm Luật tín ngưỡng tôn giáothực hành giáo lý trái văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt NamTừ năm 2013 đến nay, Hội thánh này xuất hiện trênđịa bàn một số tỉnh phía Bắc, như: Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, do một số cá nhân tuyên truyền nhưng chưa có điểm, nhóm nào được cấp phép hoạt động. Đồng thời, họ có nhiều hoạt động thực hành giáo lý trái với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống, như: tín đồ ứng xử không hiếu kính với cha mẹ; xa lánh người thân; tự ý hoặc dọa đập phá bàn thờ tổ tiên của gia đình; phỉ báng tín ngưỡng, tôn giáo mà người thân tin theonhất là khi bị gia đình ngăn cấm quyết liệt,… làm cho các gia đình bất hòa, chia ly, hnh phúc tan nát, phá sản. Đối tượng học sinh, sinh viên thì bỏ học; những người đi làm thì bỏ việc; mọi tín đồ đều có thái độ bi qụan, lo lắng, v.v.
Như vậy, một số điểm, nhóm của Hội thánh đang truyền bá và thực hành những giáo lý trái luật (quyđịnh tại Điều 5 và 12 Luật này), phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây hoang mang trong nhân dân, làm gia tăng bất ổn xã hội. Do đó, các cấp chính quyền, đoàn thể, trực tiếp là Ban Tôn giáo Chính phủcần đồng hành với nhân dân để chấn chỉnh các hoạt động của Hội thánh./.


2 comments:

Loa array said...

Bài viết rất ý nghĩa. Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả.

Loa sân khấu said...

Tà đạo là hoạt động trái pháp luật, xâm phạm an ninh trật tự, trái với thuần phong mỹ tục, xuyên tạc lịch sử, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; vì vậy chúng ta cần nhận diện và tránh xa chúng.

Post a Comment