Tre Việt - Nhân
dịp các cơ quan chức năng của Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang tích cực
chuẩn bị để Việt Nam - EU ký kết Thỏa thuận thương mại song phương (một hiệp định
được tách ra từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Thỏa thuận
Thương mại Việt Nam - EU đã kết thúc đàm phán và công bố vào ngày 26-6-2018, một
số thành viên của Nghị viện châu Âu (MEF), nêu “quan ngại”, rằng: “Việt Nam đã
giam giữ những người bất đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận,… thiếu tự do
báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet”. Họ cho rằng, Nghị viện châu
Âu “sẽ khó lòng” phê duyệt thỏa thuận thương mại Việt Nam - EU(!).
Cần
khẳng định ngay rằng, đây là một sự xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở
Việt Nam, đi ngược lại tinh thần mối quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa
Việt Nam và EU (Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện
- PCA vào tháng 6-2012).
Cái
trò “thọc gậy bánh xe” này nhất định bị thất bại.
Thực
tế cho thấy, Việt Nam đã và đang tham gia có hiệu quả các công ước quốc tế về
quyền con người và đã đạt được những thành tựu về mọi mặt cả về pháp lý và trên
thực tế trong bảo đảm quyền con người. Thành tựu nhân quyền của Việt Nam được cộ ng đồng thế giới đánh giá cao, nhất là trong
bảo đảm quyền tự do thông tin, tự do biểu đạt, v.v. Đây là điều không thể phủ
nhận.
Về pháp lý, Chương II, Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013 đã quy định đầy đủ về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 14 của Hiến pháp, quy định: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người, quyền công dân về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật”; Điều 15, chỉ rõ: “ Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các bộ luật, luật, các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh,… tạo hành lang
pháp lý và điều kiện thuận lợi để người dân thực thi quyền và nghĩa vụ của
mình, như: Bộ luật Hình sự (bổ sung, sửa đổi), Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo, v.v.
Trên thực tế, mọi công dân Việt Nam
không phân biệt dân tộc, nam, nữ, địa vị, tôn giáo đều được Nhà nước bảo đảm quyền
tự do biểu đạt, tự do thông tin, tự do tôn giáo,… theo quy định. Hiện nay, Việt
Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí được Nhà nước cấp phép hoạt động; hệ thống
internet phát triển mạnh mẽ, mọi người dân đều có thể sử dụng, truy cập thông
tin từ các nước, các vùng, các tổ chức trên khắp thế giới, trong đó có trên 50
triệu người sử dụng mạng xã hội facebook; các hãng thông tấn, báo chí lớn, có
uy tín trên thế giới, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, KBS, Bloomberg, AFP, AP,
BBC, VOA, Reuters, Kyodo, The Economist, Financial Times,… đều được chuyển tải
trên internet hoặc có trụ sở đại diện ở Việt Nam. Như thế, việc mấy “ông nghị”
của MEF nói ở Việt Nam có tình trạng “cản
trở tự do ngôn luận,… thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng
internet là một sự xuyên tạc trắng trợn.
Để bảo
đảm quyền con người, ở Việt Nam những thực thể, cá nhân nào vi phạm Hiến pháp
và pháp luật đều bị cơ quan chức năng điều tra, truy tố xét xử một cách công
minh. Và đây là một số minh chứng, những cá nhân vi phạm pháp luật, như: Nguyễn
Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc
Truyển, Nguyễn Trung Trực,… là thành viên của cái gọi là “Hội anh em dân chủ”, hết
sức nguy hiểm, điên cuồng chống phá chế độ, gây rối xã hội, mặc dù đã được các cơ
quan chức năng giáo dục, thuyết phục nhắc nhở nhưng ngày càng tỏ ra ngoan cố và
có các hành vi cố tình vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Họ đã bị tòa án nhân dân các
cấp truy tố, phạt tù. Đây là việc làm khách quan, cần thiết mà bất cứ quốc gia
dân chủ nào cũng thực hiện, trong đó có Việt Nam và 28 thành viên EU, để bảo đảm
quyền con người, quyền công dân.
Cái trò “thọc gậy bánh xe” của các “ông nghị” MEF không chỉ
đi ngược lại tinh thần đối tác, hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, mà còn làm tổn
hại đến lợi ích của nhân dân 28 thành viên EU và Việt Nam. Hành động này nhất định
sẽ thất bại.
2 comments:
Hãy thôi đi trò "thọc gậy bánh xe"
Một số thành viên của Nghị viện Châu âu muốn lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc sự thật đây
Post a Comment