Mar 15, 2019

Bộ Ngoại giao Mỹ tùy tiện, thiếu khách quan khi đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Tre Việt - Ngày 14-3-2019 trên VOA Tiếng Việt có đăng bài viết có tựa đề Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại. Trong đó, cho biết, căn cứ vào bản phúc trình về tình hình nhân quyền các nước trong năm 2018 vừa được công bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng: “Chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói bất đồng bằng cách bắt giam tùy tiện, ngược đãi tù nhân, siết chặt các quyền bày tỏ trên mạng, quyền hội họp, quyền lập hội”. Để minh chứng cho nhân định này, bài viết liệt kê ra một loạt cá nhân, như: Phạm Đoan Trang; Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Tôn, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng,… đang bị chính quyền “bắt giữ và giam cầm tùy tiện,… bị ngược đãi,…”.
Đây là một nhận định tùy tiện, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Những cá nhân mà Bộ Ngoại giao Mỹ nêu trên là những người đã bị cơ quan chức năng theo dõi, điều tra làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật và được xét xử một cách công khai, minh bạch trước tòa án các cấp ở Việt Nam. Trong quá trình thụ án, các tù nhân này được hưởng thụ đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật và ngược lại. Những tù nhân nào ăn năm, hối lỗi, chấp hành tốt các quy định sẽ được cơ quan chức năng xem xét, đề nghị được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Đó là sự thật khách quan không thể bác bỏ. 
Bộ Ngoại giao Mỹ hãy đến Việt Nam gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan chức năng, đến các trại giam để thấy rõ điều này, đừng  “ăn ốc nói mò”. Và cũng nên nhớ rằng, Tổng thống Mỹ D. Trump khi đến Việt Nam dự Hội Nghị thưởng đỉnh APEC năm 2017 tại Đà Nẵng đã thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cuối tháng 2/2019, Thủ đô Hà Nội của Việt Nam lại được Tổng thống Mỹ D. Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (tất nhiên là có tư vấn của Bộ Ngoại giao và cơ quan chức năng của hai nước Mỹ-Triều). Các chính trị gia, nhà bình luận chính trị hàng đầu trên thế giới đã phân tích rõ điều kiện để Mỹ và Triều Tiên vì sao lại chọn Việt Nam để tổ chức Hội nghị, trong đó đều nhấn mạnh Việt Nam là đất nước hòa bình, ổn định, có sự phát triển mạnh mẽ, bền vững về mọi mặt, nhất là trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Ngay khi đến Việt nam, D. Trump đã thốt lên “Tuyệt vời Việt Nam” và khi kết thúc Ông đã rất cảm ơn đất nước Việt Nam tươi đẹp đã thực hiện tốt mọi công tác chuẩn bị để Hội nghị được tổ chức đúng kế hoạch và Ông muốn được nhiều lần đến Việt Nam. Đây cũng là một sự thật khách quan.
Chúng ta đều biết, nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu; tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy thực hiện nhân quyền là trách nhiệm của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Hiến pháp năm 2013 là minh chứng mới nhất về việc Việt Nam khẳng định sự nhất quán về thực thi quyền con người, quyền công dân trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Hiến pháp 2013 là sự phát triển mới về việc thể chế hóa quan điểm của Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với tình hình mới của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay. Cùng với đó, Việt Namtăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, thông qua việc tham gia và thực hiện có trách nhiệm cao các công ước của Liên hợp quốc như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại; Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, v.v. Việt Nam cũng đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc thành lập và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), xây dựng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia (tháng 11-2012). Đồng thời, chú trọng tăng cường cơ chế đối thoại và hợp tác về vấn đề quyền con người hằng năm với nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia, trong đó có Mỹ, EU, Astralia, Na Uy, Thụy Sĩ.
Với những cố gắng vượt bậc, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhân quyền không thể phủ nhận. Mọi người dân Việt Nam đều thực hành quyền tham gia quản lý, quyết định mọi công việc Nhà nước và quản lý xã hội một cách dân chủ, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Ở Việt Nam có sự phát triển nhanh, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phương tiện và phong phú về nội dung thông tin để đảm bảo tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin cho người dân. Các quyền tự do hội họp và lập hội của người dân được tôn trọng và bảo đảm. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội, v.v. Nhà nước Việt Nam còn đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, v.v. Những thành tựu đó, đã tạo điều kiện cơ bản, quyết định cho Việt Nam phát triển ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Kết thúc năm 2018, Việt Nam đã giữ vữngổn định chính trị, xã hội; nền kinh tế có tốc độ phát triển ấn tượng (7,08%), thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, văn hóa, thể thao phát triển, v.v. Không chỉ thế, Việt Nam còn là thành viên có trách nhiệm trong các tổ chức trên thế giới,… với hình ảnh trách nhiệm,năng động, sáng tạo, yêu chuộng hòa bình và được thế giới ghi nhận.
Đó chính là thành tựu, hình ảnh nhân quyền Việt Nam. Điều này, các chính phủ, quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế có uy tín đều công nhận. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra nhân định về tình hình nhân quyền Việt Nam như trên, không chỉ đi ngược lại nhận định của Tổng thống Mỹ D. Trump, mà còn là một sự tùy tiện, thiếu khách quan, bị người dân Việt Nam và dư luận tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, phát triển của nhân dân trên thế giới bác bỏ./.

2 comments:

Loa liên công suất said...

Nên dẹp bỏ Bộ Ngoại giao Mỹ đi, có làm được gì đâu

Loa hội trường said...

Vừa qua, trên VOA Tiếng Việt có đăng bài viết “Bộ Ngoại giao Mỹ: nhân quyền Việt Nam năm 2018 vẫn tệ hại”. Đây là một nhận định tùy tiện, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Điều này đã bị người dân Việt Nam và dư luận tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới bác bỏ.

Post a Comment