May 11, 2019

Không thể xuyên tạc Đại lễ VESAK Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam


Tre Việt - Qua địa chỉ: langtreviet@gmail.com bạn Nguyễn Văn gửi đến Tre Việt bài viết Không thể xuyên tạc Đại lễ VESAK Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam. Cảm ơn bạn Nguyễn Văn và giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.

Không thể xuyên tạc Đại lễ VESAK Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam
                                                           Nguyễn Văn

Theo thông báo của Ban Tổ chức, Đại lễ Vesak LHQ 2019, do Giáo hội Phật giáo VN đăng cai tổ chức, diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam.
Lợi dụng sự kiện này, đã xuất hiện ý kiến xuyên tạc:
1/ Có ý kiến cho rằng, nhân dân còn đang thiếu thốn, nhất là đồng bào vùng cao còn thiếu cầu đường, học sinh đi học phải chui vào túi ni lông, bám dây qua sông, trường học còn thiếu… mà Nhà nước cho xây chùa to, đất rộng để kịp đón Đại lễ Vesak LHQ 2019, sao không dùng tiền của đó đầu tư cho vùng cao?
Thoạt nghe ý kiến này thấy có lý, xin chia sẻ, nhưng đi vào bản chất không hoàn toàn như ý kiến trên nêu.
Trước hết, việc xây chùa Tam Chúc, Hà Nam là nguồn vốn tư nhân chứ không phải nguồn vốn của Nhà nước. Việc xây dựng chùa to đối với nước ta có cần thiết không? Câu trả lời là có. Tại sao? Theo thống kê nước ta có 95% đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo; trong đó chủ yếu là theo đạo Phật. Hầu hết các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên. Cùng với thờ gia tiên tại gia thì nhu cầu đi lễ chùa của nhân dân là có thật, nhất là khi đời sống vật chất của nhân dân ngày một khá hơn, dễ dẫn đến như ông cha đã có câu: “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Hơn nữa, với đất nước trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc đã có biết bao người con ưu tú đã ngã xuống mà có nhiều người trong số đó chưa tìm được nơi chôn cất, đau đớn biết nhường nào! Vì thế, vào tháng 7 âm lịch hằng năm, Giáo hội phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, phật tử trên mọi miền Tổ quốc thường tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ với mong muốn hương hồn các anh nhanh được siêu thoát. Đó cũng là chút lòng thành của thế hệ hôm nay đối với thế hẹ ông cha. Việc xây chùa to để làm nơi cầu siêu cho tiền nhân như thế lại không nên sao? Tin rằng, mọi người con đất Việt đều đồng tình có nơi đàng hoàng để làm nơi cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc, sự toàn vẹn của quốc gia - dân tộc!
Thứ hai, nhìn ra thế giới cho thấy, Nhà thờ Đức Bà Pa-ri mà nước Pháp xây dựng cách nay gần 1.000 năm, trở thành biểu tượng văn hóa của nước Pháp, khi đó chắc chắn kinh tế của nước Pháp còn thấp kém. Nếu không quyết tâm đầu tư thì làm sao có được công trình để đời như vậy! Gần chúng ta là Campuchia với Đền thờ Ăngco cũng cho thấy điều tương tự. Vì thế, ngày nay, ta không đầu tư xây dựng công trình thì làm sao có được công trình có tầm cỡ, mang thương hiệu quốc gia?
2/ Lại có ý kiến cho rằng, cũng là tôn giáo, nhưng Nhà nước chỉ quan tâm đến Phật giáo, còn các tôn giáo khác thì Nhà nước thiếu quan tâm (!).
a/ Như trên đã nói, hầu hết nhân dân ta có tín ngưỡng đạo Phật, nên Nhà nước trong điều kiện, khả năng có hạn trước hết phải quan tâm đến số đông. Đó cũng là lẽ bình thường.
b/ Các tôn giáo khác cũng được Nhà nước quan tâm. Công giáo có nhà thờ Phú Nhai, huyện Xuân Trường, Nam Định. Nơi đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Hiện nay, công trình này trải qua thời gian bị xuống cấp, các cơ quan chức năng đang tìm phương án trùng tu bảo tồn giá trị văn hóa không chỉ của Công giáo mà còn của cả nhân dân ta. Vậy, có phải Nhà nước chỉ quan tâm đến Phật giáo đâu?
Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai từng trải qua 5 lần xây dựng. Lần đầu vào khoảng thế kỷ 18 và gần đây nhất là năm 1933. Hiện tại, công trình này dài 80 m, rộng 27 m, cao 30 m, hai tòa tháp cao 44 m.


c/ Đại lễ Vesak LHQ không phải thuần túy tôn giáo, nên cần có sự quan tâm của Nhà nước.
Thật vậy, ngày 15-12-1999, tại thành phố New Yok, nước Mỹ, Đại hội đồng LHQ trong phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia, Nghị quyết Đại lễ Vesak là Ngày Lễ Quốc tế của LHQ; khẳng định ba điều chính:
(1). Công nhận Lễ Vesak là ngày Lễ Quốc tế vì hòa bình của LHQ;
(2). Công nhận Lễ Vesak là ngày Lễ thiêng của thế giới;
(3). Công nhận sự đóng góp của Phật giáo là những đóng góp thiết thực cho thế giới đối với các giá trị: Đạo đức, Hòa bình, Tâm linh, Bình đẳng, Bảo vệ môi trường, v.v.
Những nội dung trên cùng thống nhất với mục tiêu mà xã hội ta đang xây dựng. Không chỉ có Phật giáo mà có cả các quốc gia thành viên LHQ cùng đồng hành, nên không chỉ thuần túy là Phật giáo.
Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam có sự tham gia của 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo LHQ có: Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan, Phó Tổng Thư ký LHQ… Các quan chức bộ trưởng của các nước sẽ tham dự Đại Lễ cùng hơn 20 vị Đại sứ và đại diện của các tổ chức quốc tế đã khẳng định tới dự. Với thành phần đại biểu như thế thì đã vượt ra khỏi phạm vi của Phật giáo, mà phải mang tính chất đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Qua đó làm tăng hình ảnh và vị thế của nước ta với bạn bè quốc tế./.

3 comments:

Loa line array said...

Bài viết rất hay

Main công suất said...

Bài viết rất hay; cảm ơn tác giả Nguyễn Văn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin rất hữu ích.

Chọn mua megaphone said...

Các tế lực thù địch đã cố tình xuyên tạc các sự việc để chống phá Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác

Post a Comment