Ngày 17-7-2019, đài Á châu tự do tiến hành phỏng vấn A Ga và Dương Xuân Lương sau khi cả hai tham dự chương trình “Nạn nhân bị đàn áp đến hội nghị thăng tiến tự do Tôn giáo toàn cầu” tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Tại buổi phỏng vấn, Dương Xuân Lương đã phát biểu rằng “Việt Nam không có tự do tôn giáo”.
Thưa ông Dương Xuân Lương, ông lấy thông tin ở đâu, cơ sở nào mà lại phát ngôn thiếu tính xây dựng như vậy, chứ tôi chưa nói đến sự hồ đồ trong câu phát ngôn đó. Có lẽ do ông sống lưu vong, nhờ sự bố thí của kẻ khác, được nuôi dưỡng, chở che, rắp tâm làm theo sự giật dây của những thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam mà quên đi tổ tiên của mình là người Việt Nam, sinh ra trên đất Việt Nam và bổn phận của người con Việt Nam đối với dân tộc. Ông chưa hiểu hay cố tình không hiểu để có những lời phát ngôn trái với tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tiếp tay cho các thế lực thù địch kích động, chia rẽ, chống phá dân tộc mà ông đã sinh ra. Bởi vậy, ông nên tu tâm, tích đức, “uốn ba tấc lưỡi”, tìm hiểu cho kỹ tình hình chứ đừng phát ngôn theo kiểu “làm bừa” như vậy.
Chúng ta đều biết, Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã ban hành chính sách đối với tôn giáo. Ngay phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết. Từ đó đến nay, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự kế thừa và phát triển. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Ngoài ra, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (có hiệu lực từ 01-01-2018).
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Mọi công dân đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, được học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo, đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, Việt Nam có 42tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo đã được Chính phủ cấp đăng ký hoặc công nhận về tổ chức; có 10 trường Đại học Tôn giáo; 03 Học viện Phật giáo; 06 Đại Chủng viện Thiên chúa giáo; 01 Viện Thánh kinh thần học của Tổng Liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam; 40 trường đào tạo các giáo chức tôn giáo ở các cấp độ khác nhau, các ấn phẩm tôn giáo được xuất bản theo yêu cầu của các tôn giáo; có trên 20 triệu người tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo, hơn 62.000 chức sắc, nhà tu hành và hàng vài chục nghìncơ sở thờ tự tôn giáo. Hoạt động tôn giáo diễn ra trên khắp cả nước theo nguyện vọng của mỗi người; đồng bào theo đạo hay không theo đạo đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, không có sự phân biệt đối xử.
Vậy nên, trước khi nói phải tìm hiểu cho kỹ, nắm cho chắc đừng có phát ngôn hồ đồ./.
3 comments:
Đúng là phát ngôn hồ đồ
Phát ngôn của Dương Xuân Lương rất hồ đồ; không hiểu biết thì dựa cột mà nghe; nói ra để người ta chửi cho thì quá nhục.
Dương Xuân Lương đã không biết lại thích thể hiện là người hiểu biết; do đó đã phát ngôn rất hồ đồ
Post a Comment