Tre Việt - Ngày 9-3-2020, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí
thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Kết luận 70 với nội dung: “Tiếp tục thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể, hợp tác xã”. Ngày 29-3-2020, trên facebook Việt Tân có bài
viết cho rằng: việc ký Kết luận 70: “làm cho cả thiên hạ xanh rờn cả mặt, rùng
mình và kinh hãi vì cái thây ma hợp tác xã đội mồ sống lại”.
Đó là sự nhận xét hàm hồ. Thật vậy, Luật Hợp tác xã
2012 đã xác định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư
cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng
và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
Từ
quan niệm trên và các quy định khác về hợp tác xã, có thể thấy, hợp tác xã có
những đặc điểm sau:
1. Là một tổ chức kinh tế có tính tập thể. Hợp tác xã là một tổ chức
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 1, Điều
3, Luật hợp tác xã năm 2012) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hợp tác xã.
Đồng thời không phải là một tổ chức kinh tế thông thường mà là tổ chức kinh tế
mang tính tập thể (có tối thiểu 07 thành viên), được lập nên dưới sự tham gia của
nhiều xã viên cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu
chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
2. Là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.
Bên cạnh việc cùng sản xuất, kinh doanh, tạo ra thu nhập thì hợp tác xã còn tạo
điều kiện cho mọi thành viên của mình cùng lao động sản xuất, đóng góp trên cơ
sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động ấy. Qua đó, tạo ra việc làm, giảm
thất nghiệp của xã hội và tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ,
không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập. Thành viên hợp tác xã cam kết sử dụng
hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp.
3. Có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của
mình. Hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân, bởi tổ chức này đáp ứng
đầy đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định tại Điều 74,
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Qua đó cho thấy: (1). Hợp tác xã
là mô hình tổ chức kinh tế có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo
điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ,
thể hiện tính xã hội cao. (2). Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên
nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng
góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết,
quyết định các vấn đề hoạt động của hợp tác xã. (3). Thành viên trong hợp tác
xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp
này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu
tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia hợp tác
xã.
Từ phân tích trên cho thấy, hợp
tác xã là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là đại diện cho hình thái kinh tế tập
thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Thế
thì làm sao phải “xanh rờn cả mặt, rùng mình và kinh hãi”?.
Họ nói Kết luận 70 làm cho “cái
thây ma hợp tác xã đội mồ sống lại”(!). Đây là cái nhìn thiển cận. Hợp tác xã cấp
cao trước đây có những hạn chế do ta duy ý chí, có biểu hiện nóng vội. Đảng ta
đã nhận thấy, chỉ ra: quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất không chỉ trong trường hợp nó bị bó hẹp mà ngay cả khi nó có những yếu tố
vượt quá xa sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, cũng là hợp tác xã
nhưng đã mang nội dung mới, không còn nguyên như hợp tác xã cấp cao trước đây. Hợp
tác xã ngày nay, dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Nó giống
nhau về tên gọi: hợp tác xã, nhưng nó kế thừa những ưu điểm của hợp tác xã cũ,
bổ sung nội dung mới phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.
Thế thì tại sao lại không tiếp tục phát triển hợp tác xã, sự phát triển ấy
không có nghĩa “cái thây ma hợp tác xã đội mồ sống lại” như họ cố tình quàng
vào./.
4 comments:
Nhiều năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Không những thế, còn có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể, đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống cộng đồng.
Luận điệu của bọn phản động mà; chúng tuôn ra cái gì cũng luôn có mùi hôi thối; không hiểu thì ngồi im mà nghe lại đi phán xét; chúng không thấy Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh như thế nào sao; cần chi bọn chúng xía vào.
Mỗi chúng ta phải kiên quyết, chủ động tích cực vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không cho chúng chống phá đất nước
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Post a Comment