Tre Việt - Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã
họp Kỳ thứ 43, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng; trong đó có việc đề
nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành
ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015 và một số tổ chức, cá nhân liên
quan đến các vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp thứ 42 của Ủy ban Kiểm tra
Trung ương.
Lợi dụng vấn đề này, trên trang facebook
cá nhân của Đỗ Ngọc Thống - một trí thức biến chất đã có bài viết “Lại
chuyện lòng tin” quy chụp tệ nạn tham nhũng là do chế độ xã hội chủ nghĩa
sinh ra. Cùng với đó, Đỗ Ngọc Thống còn đề cập tới việc những cán bộ hư
hỏng, tham ô, tham nhũng, đồi bại “thì ai chịu trách nhiệm? Ai đã đưa và cất
nhắc” lên; rồi nói đại ý việc xử lý kỷ luật, pháp luật của Đảng,
Nhà nước cũng chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”, v.v. Điều đáng nói ở đây là, ông ta
đã khéo ngụy biện cho ý đồ của mình bằng cách “tôi nghe dân nói” (đây là “nghe
hơi nồi chõ”, thói rất xấu luôn bị phê phán) và trích dẫn lời của Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói về công tác cán bộ của Đảng, nhưng thực chất
toàn bộ bài viết là sự phủ nhận sạch trơn thành quả phòng, chống tham
nhũng của Đảng ta trong những năm qua, lợi dụng vấn đề tham nhũng để
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quy chụp Đảng ta sai lầm trong
công tác cán bộ để xảy ra tham nhũng. Tre Việt thấy rằng:
Thứ nhất, tham nhũng là một
vấn đề của mọi nền chính trị, là vấn nạn của mỗi quốc gia trong mọi giai
đoạn lịch sử, tuy mức độ ở mỗi quốc gia khác nhau, không phụ thuộc vào thể
chế chính trị của mỗi nước; bất kỳ quốc gia nào, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc,...
đều có quan chức tham nhũng, thậm chí rơi vào những người lãnh đạo
cao nhất, các nước, như: Pháp, Hàn Quốc, Braxin,… đều có Tổng thống tham
nhũng đấy thôi! Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hằng năm, trên
thế giới có khoảng trên 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ. Chỉ
riêng ở châu Phi, hằng năm có khoảng gần 150 tỷ USD bị mất hay thất thoát do tệ
tham nhũng gây ra. Điều này khẳng định, thực chất tham nhũng là
lòng tham cá nhân chứ không phải bản chất chế độ. Một số cán bộ trong hệ
thống chính trị của ta vì tham nhũng nên phải xử lý. Điều đó không phải trước
khi xắp sếp họ vào vị trí trong hệ thống chính trị họ đã là người tham nhũng,
mà do có vị trí xã hội lại kém tu dưỡng, rèn luyện nên họ vô tình hay hữu ý trở
thành người tham nhũng. Đúng như Hồ Chí Minh nhấn mạnh: một con người ngày hôm
qua là anh hùng, không nhất thiết ngày mai họ cũng là người anh hùng, nếu họ
không cố gắng phấn đấu, ra sức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức. Vậy nên,
những người tham nhũng trong cơ quan nhà nước không phải do công tác cán bộ của
Đảng như Thống võ đoán.
Thứ hai, trong suốt hoạt
động của mình, Đảng ta luôn xác định cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề then
chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
ngang tầm nhiệm vụ; lựa chọn, sắp xếp cán bộ có phẩm chất, năng lực và uy tín
vào bộ máy của Đảng và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, do lập trường, tư
tưởng, bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên không vững
vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; dẫn đến “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; trở thành kẻ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân. Từ sau Đại
hội XII của Đảng đến nay, Đảng ta đã dành không ít thời gian và công sức cho
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, then chốt. Hiện
nay, toàn Đảng đang tiến hành xây dựng, chỉnh đốn theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4 các khóa XI, XII đạt được những kết quả và kinh nghiệm bước đầu rất
quan trọng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước những tiêu cực, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ.
Thứ ba, cuộc chiến
chống tham nhũng của Đảng và nhân dân đã khẳng định bằng những thành
công lớn. Đặc biệt, năm 2019 tiếp tục đánh dấu những điểm sáng trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, siết lại kỷ cương, kỷ luật trong Đảng
và trong bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh mẽ. Nhìn từ tổng thể với phương
châm bất biến: “đánh chuột không để vỡ bình”, Đảng ta đã có những bước đi, kế
sách linh hoạt và sắc bén để từng bước giải quyết một vấn nạn nhức nhối, làm mất
lòng dân mang tên “tham nhũng”! Không còn vùng cấm, không có ngoại lệ. Liên tục
các cán bộ vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao, tướng lĩnh Công an, Quân đội bị “đưa
ra ánh sáng”, bị xử lý đúng người, đúng tội, thu về cho Nhà nước hàng nghìn
tỷ đồng, đã thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước, được nhân dân đồng tình, ủng
hộ cao. Theo kết quả công bố của Tổ chức Minh bạch quốc tế, năm 2019, Việt Nam
đạt 37/100 điểm, tăng 04 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia và vùng
lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018 và là năm có
mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay
Điểm qua mấy nét như trên cho thấy, công
tác cán bộ của Đảng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đang mang lại
hiệu quả tích cực và sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới,
chứ không hề có chuyện “bắt cóc bỏ đĩa”. Vì vậy, nhận định của Đỗ Ngọc Thống chỉ
là sự ngụy biện mang tính quy chụp sằng bậy./.
2 comments:
Trong những năm qua; công tác cán bộ của Đảng và công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đang mang lại hiệu quả tích cực và sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới; thế nhưng trên FB của Đỗ Ngọc Thống lại đăng "Lại chuyện lòng tin" và cho rằng công tác cán bộ của ta là "bắt cóc bỏ dĩa". Nhận định của Đỗ Ngọc Thống chỉ là sự ngụy biện mang tính quy chụp sằng bậy.
làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Post a Comment