Aug 25, 2020

Đừng làm nóng tình hình



Tre Việt - Ngày 17/8/2020, trong một phóng sự về những người bán hàng rong tại Thành phố Hồ Chí Minh trong dịch Covid-19 được phát trên Đài truyền hình Việt Nam, biên tập viên Anh Quang đã dùng từ “ký sinh trùng” để nói về người bán hàng trên các vỉa hè. Phóng sự đã gây bão mạng trong nhiều ngày qua; đối với các ý kiến phản hồi ôn hòa từ cộng đồng mạng, nhất là các nhà báo đều cho rằng, đây là sự sai sót đáng tiếc, một tai nạn nghề nghiệp xuất phát từ sự biên tập, kiểm duyệt thiếu kỹ càng; việc dùng từ ngữ thiếu chính xác trong phóng sự đã gây hiểu nhầm của thính giả và không chuyển tải được ý định mà tác giả muốn phản ánh. Tiếp thu vấn đề này, ngày 19/8/2020, VTV chính thức xin lỗi về sự sai sót trong quá trình biên tập. Thiết nghĩ thế là rõ ràng và đã đủ, đừng làm nóng tình hình.
Thế nhưng, một số kẻ lại không nghĩ thế. Họ lợi dụng sự sai xót nhỏ để nâng cao quan điểm, nói xấu Đài truyền hình Việt Nam, hệ thống tuyên giáo và cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng tổ chức viết nhiều bài đăng trên các trang mạng của VOA, RFA, phát trên các kênh facebook của Việt tân, Vietlive, v.v. Trong đó, so sánh hình ảnh gánh hàng rong ở Hà Nội thì được ủng hộ, xem là nét văn hóa, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì bị cho là xấu, v.v. Thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cho phép người dân kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm; khuyến khích nhân dân cần cù lao động, làm ăn chân chính vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Việc bán hàng rong giúp bao gia đình tạo lập cuộc sống ổn định, ấm no, góp phần tạo an sinh xã hội, nên là một nghề được xã hội công nhận, chính quyền các cấp luôn ủng hộ. Những người bán hàng rong cũng cần tôn trọng những quy định về giữ gìn trật tự vẻ hè, lòng đường và sự đẹp đẽ của các tuyến phố để tạo ra văn minh đô thị.
Cuộc sống hiện đại luôn chịu sự tác động sâu sắc của mạng xã hội; chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng đôi khi người dân ít để ý mà hay bị lôi kéo bởi những vấn đề nhỏ nhặt, “lùm xùm” trên mạng. Lợi dụng hoàn cảnh đó để tạo sự kiện, lái dư luận làm nóng tình hình, gây mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân, khoét sâu khoảng cách vùng miền, phá hoại mối đoàn kết dân tộc,… luôn là âm mưu xuyên suốt, phổ biến của giới “dân chủ” trong và ngoài nước.
Nhân dân ta cơ bản sáng suốt, giàu lòng vị tha sẽ nhanh chóng hiểu và thông cảm vấn đề; nhưng cũng không ít người hiểu nhầm và hành xử thiếu lý trí,  cổ vũ cái sai, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá chính quyền và để lại những hạt sạn trong cuộc sống. Đây là bài học về sự cẩn trọng trong nghề nghiệp cho cán bộ nói chung và những người làm báo nói riêng. Thời gian gần đây vấn đề đạo đức người làm báo luôn được Bộ Thông tin và Truyền thông,  Hội Nhà báo Việt Nam đề cao. Do đó, Nhà báo cần nắm chắc Luật Báo chí 2016 và Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) để thực hiện tốt trong quá trình tác nghiệp, tránh để xảy ra sai sót đáng tiếc!./.

2 comments:

Loa hát karaoke said...

Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch

Địa chỉ uy tín lắp đặt karaoke said...

Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.

Post a Comment