Tre
Việt -
Ngay sau khi thông tin phiên tòa sơ thẩm xét xử 29 bị can trong vụ án giết người,
chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, khiến ba cán
bộ, chiến sĩ công an hy sinh về các tội giết người và chống người thi hành công
vụ sẽ diễn ra vào ngày 07/9/2020 được công bố, lợi dụng internet, mạng xã hội,
đài RFA, VOA và các trang mạng, như: “Nhật ký yêu nước”, “Việt Tân”, “Dân luận”,…
nhiều tổ chức, cá nhân, đối tượng phản động, cơ hội, chống đối chính trị trong
và ngoài nước, lợi dụng thông tin này để mở một “chiến dịch” kêu oan, chạy
tội, với nhiều tin bài có nội dung xấu độc, thông tin sai sự thật được phát tán,
nhằm xuyên tạc, hướng lái, đánh lừa dư luận về phiên tòa cũng như bản chất vụ
án đã xảy ra ở Đồng Tâm và hoạt động tư pháp của Việt Nam. Ngày 04/9, trên
trang mạng facebook Việt Tân có đăng tải bài viết: “Đảng Việt Tân cùng nhiều tổ chức gửi thư đến Liên hợp quốc về việc xét
xử các dân làng Đồng Tâm”. Trong đó, tổ chức khủng bố Việt Tân cùng một loạt
tổ chức mang danh “nhân quyền” soạn hẳn “bức tâm thư” gửi đến bà Đại sứ
Elisabeth Tichy-Fisslberger, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để kêu
gọi: “Sự quan tâm và hỗ trợ của Cộng
đồng Thế giới cho người dân Đồng Tâm. Rất mong cộng đồng chia sẻ để cùng lên tiếng
bênh vực cho người dân Đồng Tâm yếu thế. Đồng thời lên án hành động bạo lực của
nhà cầm quyền CSVN” (!).
Nghe câu “phiên tòa xét xử 29 nông dân Đồng
Tâm”, “nông dân Đồng Tâm yếu thế” sao mà nực cười quá vậy?
Tre Việt khẳng định rằng, không có phiên
tòa nào xét xử nông dân Đồng Tâm cả, mà chỉ có phiên tòa xét xử 29 bị can trong
vụ án hình sự giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 09/01/2020 tại
thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (Theo Kết luận điều tra
số 210/KLĐT–PC01(Đ3), Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đề
nghị truy tố 25 bị can về tội giết người theo quy định tại Khoản 1, Điều 123, Bộ
luật Hình sự và đề nghị truy tố 04 bị can về tội chống người thi hành công vụ
theo quy định tại Khoản 2, Điều 330, Bộ luật Hình sự). Cũng đừng lấy “người dân
Đồng Tâm yếu thế” ra để làm bình phong, bao che cho hành vi dã man của cha con
Lê Đình Kình và đồng phạm; xin hỏi, trong số, 29 bị can đó có bao nhiêu thực sự
là người dân đang cư ngụ tại Đồng Tâm? Hay đó chỉ là những đối tượng nghiện
hút, đâm thuê, chém mướn được cha con Lê Đình Kình đưa về nuôi trong nhà để dễ
bề điều khiển chống phá chính quyền? Đừng tưởng rằng gọi ai là người dân cũng
được. Vì vậy, đừng tưởng lấy danh “người nông dân Đồng Tâm” ra để làm “bình
phong” rồi hy vọng các tổ chức nhân quyền thế giới bênh vực cho những kẻ thủ
ác. Hàng loạt vật chứng thu thập được tại hiện trường vụ án, như: lựu đạn, bom xăng, dao phóng, gạch đá, gậy gộc,…
là minh chứng, vật chứng rõ ràng nhất, thể hiện sự có tính toán, chuẩn bị từ
trước, sẵn sàng chống đối đến cùng của Lê Đình Kình và các đối tượng trong vụ
án. Toàn bộ vụ việc đã được cơ quan điều tra kết luận rõ ràng với những chứng cứ
xác thực và sự thừa nhận của chính các bị can trong vụ án, thì không ai có thể
cứu nổi được họ. Cho dù các nhà “dân chủ” có kêu gào, tổ chức khủng bố Việt Tân
có gửi một hay nhiều bức thư kêu gọi các tổ chức quốc tế “quan tâm, hỗ trợ” tới
29 kẻ thủ ác thì cũng chỉ là “xôi hỏng bỏng không” mà thôi.
Pháp luật cần được thực thi một cách
nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng. Phiên
tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Hội đồng xét xử gồm 05 người, do Thẩm phán
Trương Việt Toàn, Phó Chánh Tòa Hình sự (Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) làm
chủ tọa. Tại phiên tòa, sẽ có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo. Tội trạng của các bị cáo như thế nào sẽ được
Hội đồng xét xử định tội theo mức độ, hành vi vi phạm pháp luật của họ trên cơ
sở tài liệu, chứng cứ các cơ quan tố tụng đã thu thập được. Sự công tâm hay
“thượng tôn” pháp luật trong vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án công minh
tương ứng với những gì các đối tượng đã gây ra trên cơ sở sự thật khách quan.
Gia có gia phong, quốc có quốc pháp, mỗi
quốc gia trên thế giới đều có hệ thống pháp luật riêng của mình để bảo vệ lợi
ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và những nguyên tắc của
Hiến chương Liên hợp quốc. Không một quốc gia, tổ chức nào có tư cách, quyền
can thiệp công việc nội bộ và yêu cầu một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải
làm theo những đòi hỏi phi lý. Vì vậy, Việt Tân và một số tổ chức chống đối đừng
“quốc tế hóa” vụ án này bằng cách kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp, bởi lẽ
điều đó sẽ không thể “cứu” các bị can hòng thoát tội trong vụ án này./.
2 comments:
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Post a Comment