Jan 1, 2021

Đó là gì?

          Tre Việt - Đặng Đình Mạnh với bài: “Của tao, do tao và vì tao” đăng trên trang Tiếng Dân News cách đây ít giờ cho rằng: “Ý niệm “Chính quyền của dân, do dân và vì dân” lần đầu tiên được đề cập bởi tổng thống Hoa Kỳ, ông Abraham Lincoln” thông qua việc “đúc kết” từ “thực tiễn lịch sử lập quốc Hoa Kỳ” và để làm được điều đó “xã hội loài người mất khoảng vài nghìn năm”. Nhưng để “thiết lập nên chính quyền “của tao, do tao và vì tao”, thì tộc King chỉ mất vài phút đánh văn bản và một giây cộp con dấu “Tịt mật”(!) (Tre Việt giữ nguyên chữ của Đặng Đình Mạnh).

          Tre Việt nhận thấy, nói lời hay ý đẹp thì nhiều nơi, nhiều nước nói, nhưng làm lại khác với nói. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành muốn biết ý nghĩa, sự thật của cái gọi là tự do, bình đẳng, bác ái là gì đã phải đến chính quốc để tìm hiểu chỉ với hai bàn tay và khối óc của mình. Đến chính quốc và bôn ba các nước trên thế giới, Người đã có kết luận: trên thế giới chỉ có hai hạng người, người đi bóc lột và người bị bóc lột. Và rằng, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi, một vòi ở chính quốc, một vòi ở thuộc địa. Muốn giết nó phải cắt cả hai vòi. Như vậy, thực dân Pháp luôn nói tự do, bình đẳng, bác ái, nhưng thực tế không phải như họ nói.

Đặng Đình Mạnh cho rằng, nước Mỹ luôn đề cao chính quyền của dân, do dân, vì dân thì cần cân nhắc, sự thật có đúng như thế không? Tại sao 01% người giàu ở Mỹ, chiếm hầu hết tài sản của nước này? Tại sao nước Mỹ có tỉ lệ người vô gia cư cao, mà Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới? Mỹ cũng là nước còn có sự phân biệt chủng tộc nặng nề. Làn sóng người da màu phản đối cảnh sát Mỹ xiết cổ đến chết một người da màu xảy ra thời gian qua là ví dụ. Chính quyền của dân, do dân, vì dân ở đâu để tình trạng đó xảy ra?

Còn với Việt Nam, Đặng Đình Mạnh lại cho là chính quyền “của tao, do tao, vì tao”(!) mà người dân Việt Nam từ chỗ chết đói, chết rét do chế độ thực dân, phong kiến nay vươn lên là nước có thu nhập trung bình của một đất nước độc lập, tự do. Đặc biệt, công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trở thành điểm sáng, để lại nhiều ấn tượng mà bạn bè quốc tế luôn hết lời ngợi ca. Với quan niệm nghèo không chỉ là thu nhập, thiếu ăn mà còn là tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin... nên mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng trong giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực cho giảm nghèo gấp 02 lần so với giai đoạn 2010 - 2015; 21% ngân sách nhà nước dành cho phúc lợi xã hội, là mức cao nhất trong các nước ASEAN. Điều đó làm cho hộ nghèo ở Việt Nam từ 9,88% cuối năm 2015 còn 3,75% cuối năm 2019 dự kiến còn dưới 3% năm 2020. Đó là mức giảm nghèo đa chiều nhanh của thế giới; là một trong những nước về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn. Một nước có thu nhập trung bình mà 100% người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễm phí, v.v. Không phải chính quyền của dân, do dân, vì dân thì đó là gì?

2 comments:

Loa sân khấu said...

Tên Mạnh này chuyên xuyên tạc để kiếm tiền bố thí thôi

Hệ thống truyền thanh thông minh IP, dùng sim 4G said...

Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

Post a Comment