Tre
Việt
– Ngày 25/01/2021, Đại hội XIII của Đảng nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc. Cùng ngày, trang Việt Tân có bài “ Đại hội 13: Đảng hèn với giặc,
ác với dân”, trong đó cho rằng, trong nước, Đảng sử dụng lực lượng công an sẵn
sàng chĩa súng bắn vào dân để bảo vệ an ninh cho cái gọi là “Đại hội Đảng”,
trong khi ngoài biển khơi, Trung Quốc cho phép lực lượng Hải cảnh sẵn sàng bắn
và tàu nước ngoài với đối tượng chính là tàu ngư dân Việt Nam. Mà Việt Nam
không có động thái gì (!).
Trước hết, đấu tranh với đối tượng, nhất
là đối tượng mạnh phải có phương pháp, quy trình và lộ trình. Chỉ hô khẩu hiệu,
la làng theo cách của Việt Tân thì không giải quyết được vấn đề, chỉ làm rối
tình hình, đánh lạc hướng, gây hoang mang cho nhân dân. Thực tế, trong đấu
tranh đẩy lùi các nguy cơ nói chung và những nguy cơ đến từ bên ngoài, nhất là
vấn đề Biển Đông, chúng ta cần phân tích 3 thứ quyền mà bất kỳ cá nhân, tổ chức,
quốc gia nào cũng cần phải có là: quyền pháp lý, quyền chuyên môn và quyền cá
nhân (uy tín riêng).
Về
quyền pháp lý,
Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở
Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS). Theo đó, Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam tuyên bố đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây cũng là căn cứ để Việt Nam xác định
phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia theo khung
pháp lý được UNCLOS đề ra gồm: vùng nước nội thủy, vùng lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế. Điều 62 của UNCLOS quy định quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm
các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của
cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Mọi tổ chức,
cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải
có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển. Ngư dân Việt Nam vươn khởi bám
biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là thực hiện đầy đủ quyền pháp lý
của chúng ta. Quyền này Việt Nam có, Trung Quốc không có.
Quyền
chuyên môn
được sinh ra từ quy mô hoạt động, mức độ đầu tư, sức mạnh của công nghệ và nguồn
nhân lực. Những năm qua, Trung Quốc đổ nhiều tiền của để xây dựng lực lượng Hải
quân, Cảnh sát biển và Ngư dân biển với số lượng lớn và trang bị hiện đại về:
tàu thuyền, vũ khí, thông tin liên lạc. Ăn theo là sự phát triển mạnh về số lượng
và phương tiện của ngư dân Trung quốc, các hoạt động khảo sát đáy biển, thăm dò
dầu khí, viễn thông, v.v. Trên lĩnh vực này, Chúng ta tạm thời đang bị yếu hơn.
Quyền
cá nhân
được sinh ra từ sự gương mẫu chấp hành luật pháp, đường hoàng trong ứng xử, sự
trung thực, trung thành, là ý chí, khát vọng thực hiện những mong muốn chính
đáng của quốc gia, dân tộc. Nhiều năm qua, mặc dù bị nước ngoài chèn ép và gây
hấn, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì, kiên quyết hành động đúng luật pháp và thông
lệ quốc tế. Trong đó, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc
tế; ngư dân cần cù bám biển khẳng định quyền lợi chính đáng trên vùng biển có
chủ quyền; Cảnh sát biển kiên trì đối chọi để bảo vệ chủ quyền và luật pháp
trên biển; Hải quân sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển, đảo nhưng không nóng vội.
Chúng ta trung thực, trung thành báo cáo với quốc tế, lên án đối phương tất cả
những gì họ làm sai, không vu cáo đặt điều giống họ. Ý chí, nguyện vọng của Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và đòi lại những
gì là của mình cho dù phải thực hiện rất lâu năm trong quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Ngược lại, Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để xâm phạm vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực, như: xây dựng cái gọi là “đường
lưỡi bò”; cấm đánh bắt cá; thăm dò dầu khí trái phép, nghiên cứu đáy biển của
nước khác; xây dựng thành phố, đưa vũ khí ra quần đảo Hoàng Sa vủa Việt Nam,
v.v. Hành động của Việt Nam đang được quốc tế ủng hộ, hành động của Trung Quốc
bị quốc tế lên án; chúng ta thắng tuyệt đối trên lĩnh vực này.
Để tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển, đảo thì chúng ta cần phải tăng các quyền nói trên. Đó là xây dựng nền
kinh tế đủ mạnh để tăng đầu tư xây dựng các lực lượng trên biển ngày càng vững
mạnh và đẩy mạnh ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Muốn làm điều đó rất cần hệ thống lãnh đạo
ngang tầm thời đại. Theo đó, Đại hội XIII của Đảng, một lần nữa là đại hội có
tính bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam được thể hiện trên 02 phương diện là: hệ
thống văn kiện được chuẩn bị tỉ mỉ, công phu, nhiều quan điểm mới, tư duy đột
phá trong phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh bảo
vệ vững chắc Tổ quốc; đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, nòng
cốt là Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thực sự là những người đủ đức,
tài, tầm để gánh vác trọng trách quốc gia trong thập niên 20 của thế kỷ XXI.
Quá trình lựa chọn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương được thực hiện công phu
trong gần 2 năm qua. Trong đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị khóa XII thành lập Ban
Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021 - 2026; ban hành
Kế hoạch số 11 về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ
2021-2026; Tiểu ban Nhân sự do đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng làm Trưởng Tiểu ban; Bộ Chính trị đã phê duyệt quy hoạch nhân sự 4 lần. Đặc
biệt, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 35, quy định nhân sự tham gia cấp ủy nhiệm kỳ mới,
phải được giới thiệu theo quy trình 5 bước, qua 5 hội nghị để phát huy mạnh mẽ
tính dân chủ, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và khoa học.
Sự kiên trì, kiên nhẫn của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân sắp đến ngày hái quả, chúng ta cần bảo vệ vững chắc Đại hội
Đảng. Thành công đó sẽ đẩy lùi mọi nguy cơ, đưa đất nước phát triển phồn
vinh./.
2 comments:
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Post a Comment