Tre
Việt -
Thành công của kỳ họp cuối cùng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, đặc biệt là kết quả
bầu các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, báo
chí thế giới trong những ngày qua tiếp tục đánh giá Việt Nam thành công trong
việc kiện toàn chức danh lãnh đạo mới, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào những bước
phát triển tiếp theo của Việt Nam. Đó là minh chứng bác bỏ mọi sự xuyên tạc.
Tre Việt tổng hợp và trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
1.
Thành tựu của Việt Nam gắn liền với Đảng
Cộng sản
Báo The Washington Times hôm 09/4 có bài
viết nhấn mạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được gắn liền với sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam cùng bộ máy lãnh đạo nhà nước. Tờ báo đánh giá Việt Nam
đã thành công trong việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt nhà nước.
Tác giả bài viết nêu rõ, Việt Nam đã có
một quá trình phát triển kinh tế đáng kinh ngạc khi vươn lên trở thành một
trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong hai thập kỷ qua.
Để có được thành tựu này, trước hết là
do thể chế lãnh đạo tại Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam
đã có được sự ổn định về mặt chính trị, tạo đà cho sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế cũng như tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV. (Ảnh Trí DũngTTXVN) |
Việt Nam có một bộ máy lãnh đạo có tâm
và có tầm. Trước hết phải kể tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với chiến dịch
chống tham nhũng mạnh mẽ, qua đó đã tạo niềm tin cho người dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, từng là
Thủ tướng Việt Nam trước khi được các đại biểu Quốc hội khóa XIV bầu vào vị trí
Chủ tịch Nước vào ngày 05/4 vừa qua. Trong thời gian đảm nhiệm vị trí Thủ tướng,
ông Nguyễn Xuân Phúc đã lãnh đạo Chính phủ đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành một
trong nước có sức tăng trưởng nhanh nhất khi năm 2018. Nền kinh tế Việt Nam đã
tăng trưởng ở mức 7,08%, đầu tư nước ngoài đạt mức cao, với gần 30 tỉ USD, tăng
44% vào năm 2017 khi Việt Nam bắt đầu nhận thấy các lợi ích của các công ty đa
quốc gia, như Apple, đang dịch chuyển dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook sang
Việt Nam. Ngay cả trong khi các nước trên thế giới phải vật lộn chống chọi với
đại dịch COVID-19, nền kinh tế của nhiều nước rơi vào suy thoái song Việt Nam ở
giữa đại dịch, đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng 2,9% vào năm 2020.
Bài báo cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng,
người kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc là ông Phạm Minh Chính cũng sẽ thực hiện tốt
các nội dung đề ra trong các văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sở
dĩ bài báo nhận định như trên xuất phát từ những thành công của ông Phạm Minh
Chính trước khi được bầu vào vị trí Thủ tướng Chính phủ khi ông đảm nhiệm cương
vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. Ông đã có nhiều chỉ đạo đột
phá và để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong phát triển kinh tế, quy hoạch, chính
trị và xã hội trên địa bàn tỉnh. Ông Phạm Minh Chính từng trải qua nhiều cương
vị công tác, điều này mang lại một làn gió mới không chỉ cho kinh tế mà còn cả
chính sách đối ngoại - tờ báo nhận định.
2.
Bố trí nhân sự cấp cao ở Việt Nam là tối
ưu và hài hòa
Học giả, truyền thông Nga cũng đã đặt niềm
tin vào ban lãnh đạo của Việt Nam. Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ
Chí Minh thuộc trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg cho rằng, cách
bố trí nhân sự cấp cao hiện nay ở Việt Nam là tối ưu và hài hòa, một mặt vừa
cho phép hiện đại hóa hệ thống chính trị, tạo tiền đề tiếp tục đổi mới và đưa đất
nước tiến lên phía trước, mặt khác vẫn giữ được sự ổn định, giữ lại được những
đồng chí lãnh đạo có uy tín rộng rãi và giàu kinh nghiệm trong công tác điều
hành nhà nước.
Chuyên gia Valeria Vershinina thuộc Học
viện Quan hệ quốc tế Mátxcơva đánh giá rất cao về phẩm chất cũng như năng lực
công tác của các đồng chí vừa được tín nhiệm bầu vào các vị trí lãnh đạo cấp
cao tại Việt Nam.
Ngoài ra, một loạt các tờ báo lớn, hãng
thông tấn có uy tín như Nhân chứng và sự kiện, Độc Lập, TASS, Infox, Bigasia,…
cũng thường xuyên đăng tải các tin, bài bình luận của giới học giả, chuyên gia
Nga về thành công trong công tác nhân sự cấp cao của Việt Nam.
3.
Tin tưởng vào những bước phát triển mới
của Việt Nam
Nhiều hãng truyền thông uy tín tại
Romania đưa tin về việc Quốc hội Việt Nam đã thành công trong việc kiện toàn
các chức danh lãnh đạo chủ chốt và kỳ vọng mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Romania
phát triển lên tầm cao mới.
Các hãng thông tấn, báo chí lớn như
Agerpres (Hãng thông tấn Romania), Romaniatv.net, Republicatv.ro, Proarges.ro,
Digi24.ro, Stirileprotv.ro,… nhận định, trong 5 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã
tạo nên những thành tựu với sự đổi mới sáng tạo, năng động, quyết liệt trong chỉ
đạo, điều hành để đưa “con tàu Việt Nam” vượt qua hải trình dồn dập bão tố với
biết bao khó khăn, thách thức.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu
sát của Đảng và Nhà nước, cùng với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Việt
Nam đã vượt qua 3 làn sóng dịch bệnh Covid-19, đưa nền kinh tế Việt Nam trở
thành một trong số ít những nền kinh tế phát triển ổn định, không bị ảnh hưởng
nặng nề từ dịch bệnh mà còn tăng trưởng
2,91% năm 2020, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Truyền thông Romania nêu rõ, vào đầu nhiệm
kỳ Chính phủ 2016 - 2021, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 14 trên thế giới về dân
số, quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48, nhưng đến nay, xếp hạng của Việt Nam đã
tăng 11 bậc, đứng thứ 37 thế giới. Dù con đường phát triển còn nhiều khó khăn,
thử thách nhưng có cơ sở để tin tưởng Việt Nam từ ngưỡng thu nhập trung bình sẽ
gia nhập nhóm nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045./.
2 comments:
Bài viết rất hay, cảm ơn tác giả đã chia sẻ
Bài viết rất ý nghĩa
Post a Comment