Tre Việt – Ngày 26/4/2021, trang VOA Tiếng Việt trích dẫn bài trên Tạp chí Naval and Merchant Ships của Trung Quốc có nội dung: “Việt Nam đang xây dựng lực lượng dân quân và tự vệ biển của mình trên Biển Đông nhằm thách thức những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thống trị tuyến đường thủy đang có tranh chấp”; “Lực lượng dân quân biển của Việt Nam và các hoạt động của họ trên vùng biển gần đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã đe doạ đến việc thực thi luật hàng hải và an ninh quốc phòng quốc gia của Trung Quốc”. Đó là cách suy diễn vô lối. Bời vì:
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2,
chiếm gần 30% diện tích Biển Đông; có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa; một số đảo ven bờ có vị trí quan trọng, được sử dụng làm
các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở; từ đó vùng nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam đã được xác định một cách rõ ràng, quốc tế công nhận. Riêng Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam tiếp giáp với vùng biển Trung Quốc đã được phân chia rõ ràng theo
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, ký ngày 25/12/2000 giữa chính phủ hai nước: Việt
Nam - Trung Quốc. Về pháp lý, Việt Nam
không có vùng biển tranh chấp đối với các nước khác.
Về quan quan điểm, đường lối quân sự, quốc
phòng, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Phát huy cao nhất sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh
thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc
gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị...; kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển. Đây là định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập
trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc. Đồng thời, mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam là: giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước. Việt Nam thực hiện chính
sách quốc phòng mang tính chất hòa bình,
tự vệ, thể hiện ở chủ trương “4 không”: 1. Không tham gia liên minh quân sự;
2. Không liên kết với nước này để chống nước kia; 3. Không cho nước ngoài đặt
căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; 4. Không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế , giải quyết mọi
bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình. Điều đó
đã được nêu rõ ràng trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam.
Dân quân tự vệ biển là một bộ phận của lực
lượng dân quân tự vệ Việt Nam, được tổ chức ở các địa phương ven biển, đảo, cơ
quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển theo chính sách quốc phòng “4
không” nêu ở trên. Theo đó, có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, phối hợp
với các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, kiểm ngư và các lực
lượng khác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo; phòng, chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, xử lý môi trường; tham gia phát triển
kinh tế biển và thực hiện các nhiệm vụ khác. Do đó, lực lượng dân quân tự vệ biển
Việt Nam không gây hấn, đe dọa đến an
ninh chính trị, chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào.
Trong tình hình mới, Việt Nam chủ trương
từng bước hiện đại hóa Quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy
trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động
chạy đua vũ trang; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở nguyên tắc của Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đồng thời, cũng đòi hỏi các quốc gia khác
phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi
quốc gia của Việt Nam. Mặc dù chủ trương không đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh
quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi
hành động xâm lược của bất kỳ kẻ nào, thế lực nào gây ra./.
2 comments:
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Post a Comment