Sep 29, 2021

Đừng phán bừa!

         Tre Việt - Facebook Việt Tân cách đây ít giờ có bài: “Nào thì đánh cho FDI cút khỏi Việt Nam”, đã cho rằng, do cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam mà các doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam. Họ viết: “Một doanh nghiệp FDI muốn hoạt động được phải có hàng trăm, hàng ngàn các công ty Việt Nam phụ trợ và cung ứng hàng hóa. Chính phủ có ưu tiên ưu đãi FDI bằng trời, nhưng cứ vẫn đè doanh nghiệp Việt Nam ra kiểm dịch, áp đặt hàng tỉ loại phòng chống dịch lên trên, thì FDI không cần đánh, cũng sẽ tự nhào và tự phải cút”(!).

Đúng là số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào nước ta giảm so với cùng kỳ năm trước do nhiều địa phương trọng điểm thực hiện giãn cách. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 9 tháng năm 2021 số dự án đầu tư nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 37,8% với 1.212 dự án mới được cấp. Thế nhưng vốn đăng ký của các dự án này đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy quy mô của dự án FDI tăng lên. Dù vốn đăng ký mới giảm nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm lại đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng tới 25,6% so với cùng kỳ. Đây là chỉ báo cho thấy những nhà đầu tư đã hiện diện ở Việt Nam tiếp tục đặt niềm tin vào kế hoạch sản xuất kinh doanh ở nước ta, không phải “tự nhào và tự phải cút” như Việt Tân hàm hồ nhận xét.

Phát biể của Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam - Choi Joo Ho – sau đây như cái vả vào miệng của kẻ nói bừa: Không chỉ đối với Samsung mà đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư. Đồng thời cho rằng: “Gần đây, có nhiều ảnh hưởng tiêu cực phát sinh do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”. Qua đó cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với dịch bệnh, bày tỏ sự lạc quan vào khả năng phục hồi kinh tế của nước ta và cam kết tiếp tục đầu tư, kinh doanh lâu dài, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng lộ trình thích ứng an toàn, xác định quan điểm mới về chống dịch. Như vậy, Việt Tân hãy mở mắt ra, nhìn cho thấu, đừng có phán bừa./. 

Sep 28, 2021

Tất cả vì nước, vì dân

        Tre Việt - Tối 25/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba; tham dự phiên thảo luận chung cấp cao khóa 76, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thực hiện các hoạt động song phương tại New York (Mỹ) từ 18 - 24/9/2021.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Đại hội đồng
Liên hợp quốc lần thứ 76. (Ảnh: TTXVN)

Chuyến đi của Chủ tịch nước đã góp phần tích cực thúc đẩy triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, truyền đi thông điệp mạnh mẽ ra thế giới về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn bè tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Với sự chủ động, tích cực tham dự và phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại các phiên họp cấp cao của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an cùng nhiều phiên họp quan trọng khác của Liên Hợp Quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, rõ ràng với bạn bè quốc tế về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, khát vọng phát triển và vươn lên, có trách nhiệm, đóng góp một cách tích cực và xây dựng vào các vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển trên thế giới, đặc biệt là phối hợp trong phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển bền vững trong, sau đại dịch. Các thông điệp, đề xuất của Chủ tịch nước tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc được nhiều lãnh đạo các nước, các đối tác chia sẻ, đánh giá cao và hưởng ứng tích cực.

Trong khuôn khổ các hoạt động tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tranh thủ tối đa thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo nhiều nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp, nhất là các đối tác chiến lược, quan trọng và bạn bè truyền thống, góp phần củng cố cục diện đối ngoại vững chắc, ổn định và thuận lợi cho giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển đất nước. Trong hơn ba ngày ở New York, Chủ tịch nước đã gặp gỡ hơn 30 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế lớn như: Liên Hợp Quốc, World Bank, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cùng với khoảng 20 cuộc gặp, trao đổi với gần 50 tập đoàn hàng đầu thế giới. Lãnh đạo các ban Đảng, Bộ, ngành Trung ương trong thành phần đoàn cũng rất chủ động, tích cực gặp gỡ lãnh đạo các đối tác liên quan, trong đó có khoảng 20 Bộ trưởng Ngoại giao các nước. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ thiết thực, hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cho phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ đó, ngoài 1,05 triệu liều vắc xin Abdala của Cuba chuyển về nước theo chuyên cơ của Chủ tịch nước, nhiều đối tác đã cam kết viện trợ và bán vắc xin cho Việt Nam như Hàn Quốc cam kết hỗ trợ và sẽ giao hơn một triệu liều vắc xin vào giữa tháng 10, Hungary cam kết giao ngay 400.000 liều, v.v.

       Ngoài vắc xin, nhiều đối tác đã hỗ trợ vật phẩm y tế, như: tập đoàn Northwestern Medicine hỗ trợ thiết bị y tế trị giá 3,8 triệu USD, công ty Thermo Fisher cung cấp 270.000 bộ test kit trị giá 02 triệu USD, ông David Duong là Việt kiều tại Mỹ đã hỗ trợ 1.000 máy trợ thở, v.v.

Việc tiếp nhận một khối lượng lớn vắc xin từ Cuba, thiết bị và vật tư y tế từ các nước, các đối tác Hoa Kỳ và từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã thể hiện nỗ lực cao nhất của Chủ tịch nước và đoàn công tác; minh chứng sinh động cho quyết tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân và kiều bào ta ở nước ngoài dành mọi nguồn lực để đất nước vượt qua đại dịch, sớm phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế.

Thế nhưng, đám Zận dân chủ lại ra sức xuyên tạc, hòng phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Việt Nam. Ấu trĩ nhất là: họ cho rằng Việt Nam “hạ mình” để xin vắc xin!

          Theo Tre Việt, trong lúc nước sôi lửa bỏng chiến đấu với đại dịch Covid-19, mọi sự giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất để sớm ngăn chặn đại dịch này đều hết sức trân trọng. Chiến lược ngoại giao vắc xin của Việt Nam nói chung và chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Chủ tịch nước dẫn đầu nói riêng là để phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19 mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Việc làm đó tất cả đều vì nước, vì dân! Coi sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Bởi vậy, mọi chiêu trò xuyên tạc của đám Zận dân chủ đều là lố bịch./.

Sep 27, 2021

Tư duy sơ cứng

           Tre Việt – Cách đây ít giờ, trang facebook Việt Tân có hai bài viết thể hiện tư duy sơ cứng.

          Bài: “Thủ tướng ăn nói ngược ngạo”, Việt Tân cho rằng, trước đây, Thủ tướng ban hành chỉ thị “lập rào” để chống dịch Covid-19, bây giờ “lại nói ngược”. Việt Tân hẳn là biết, mọi hoạt động của con người phải xuất phát từ thực tiễn, khi thực tiễn thay đổi thì phải có phương pháp thực hiện thay đổi phù hợp với thực tiễn để giành thắng lợi. Điển hình là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do tình hình thực tế thay đổi, nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh giải phóng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc và đã giành thắng lợi.

Trong chống dịch Covid-19 hiện nay, trước “lập rào” chống dịch là do tình hình dịch giai đoạn đầu bùng phát lần thứ tư, cũng như ba lần trước, nhờ lập rào ta đã dập được dịch. Nhưng dịch bùng phát lần thứ tư này, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, làm cho nhận thức của cộng đồng quốc tế và nước ta cũng có sự thay đổi. Các nước đều nhận thấy không thể có “zero F0” trong cộng đồng, mà phải tạo ra miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vaccine và thực hiện 5K. Do đó, phải hạn chế lập rào tạo sự thông thoáng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì thế, Thủ tướng có sự thay đổi trong chỉ đạo chống dịch, chứ không phải “ăn nói ngược ngạo” như Việt Tân quy kết.

          Bài: “Bản chất “nổ” không bao giờ từ bỏ của giới quan chức Cộng sản Việt Nam”, cho rằng: “Nghe ông Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn “nổ” trong cuộc phỏng vấn hôm 25 Tháng Chín, 2021 mà không ngượng ngùng và mắc cỡ khi trình bày với báo chí qua chuyến công tác “ăn xin” của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc”. Trả lời báo chí, ngày 25/9 Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nói: “Chuyến công tác này có nhiều ý nghĩa sâu sắc, đạt được tất cả mục tiêu đề ra và mang lại kết quả tổng hợp, toàn diện, góp phần tiếp tục nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”. Nhưng Việt Tân không thừa nhận điều đó mà cho đấy là “nổ”. Uy tín, vị thế của Việt Nam không cao thì làm sao có được kết quả trong chuyến công tác của Chủ tịch nước như sau:

- Hàn Quốc cam kết hỗ trợ và sẽ giao hơn một triệu liều vaccine vào giữa tháng 10,

- Hungary cam kết giao ngay 400.000 liều.

- Tập đoàn Northwestern Medicine cung cấp thiết bị y tế trị giá 3,8 triệu USD.

- Công ty Thermo Fisher cung cấp 270.000 bộ test trị giá hai triệu USD, v.v.

          Bởi lẽ, chẳng nước nào, tổ chức nào lại có thể hỗ trợ vaccine cho nước mà họ không tin tưởng. Có yêu quý, tin tưởng thì người ta mới hỗ trợ, chứ không ai “gửi chứng cho ác” cả phải không Việt Tân. Việt Tân có giỏi đi “ngoại giao” xem có được liều vaccine nào về cho đồng bọn không? Chưa làm thì đã biết kết quả là zero rồi. Thế mà người khác làm được, Việt Tân lại cho rằng uy tín thấp cơ đấy! Thật nực cười!./.

 

Vẫn là thói xiên xẹo

       Tre Việt - Vừa qua, do thực hiện chương trình công tác đã lên kế hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc không thể trực tiếp vào Thành phố Hồ Chí Minh dự hoạt động giám sát với tư cách đại biểu Quốc hội (khóa XV) tại Hội nghị trực tuyến làm việc với Ủy ban nhân dân Quận 8, Gò Vấp, Bình Tân và huyện Hóc Môn, Chủ tịch nước đã có thư gửi cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng sự kiện này, ngày 26/9, Nguyễn Đình Cống có bài “Nên tin chính quyền hay không?” đăng trên trang facebook Tiếng Dân News. Bài viết có đoạn “Khi nói rằng “cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân” thì phải thay đổi cách họp, tiếp xúc cử tri, hoặc ngoài cách đó ra phải làm sao để nghe được những tiếng nói khác, đặc biệt là của những người phản biện. Phải nghe họ nói, quan sát họ làm, xem họ thực sự là người thế nào. Dừng vội chụp cho họ cái mũ “phản động”, đừng vội dán cho họ cái nhãn “thế lực thù địch”. Đây vẫn là thói xiên xẹo, “lập lờ đánh lận con đen” để kêu oan, bảo vệ những kẻ “cùng hội cùng thuyền”. Còn thực tế thì sao?

Trong bối cảnh thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh phải chịu nhiều tác động, ảnh hưởng xấu của đại dịch Covid-19 do biến chủng Delta gây ra, nên trong thư gửi cử tri Thành phố, Chủ tịch nước đã chia sẻ những mất mát về sức khỏe, tính mạng của người dân và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc những vất vả, khó khăn, bất tiện, kể cả những thiệt hại về việc làm, sinh kế và kinh tế của nhân dân, doanh nghiệp do phải tuân thủ các quy định về phong tỏa, giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng ở mức cao nhất, kịp thời nhất những nhu cầu của người dân trong khả năng cho phép của chính quyền, thấm nhuần quan điểm “không để bất kỳ người dân nào bị bỏ lại phía sau trong đại dịch”. Trên thực tế, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng tâm, hiệp lực để có những chính sách, gói hỗ trợ cho nhân dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động mất việc. Cùng với đó là sự hỗ trợ, ủng hộ tích cực của lực lượng vũ trang, các địa phương bạn và nhất là những nhà hảo tâm. Nhờ đó, những hoàn cảnh khó khăn đã được quan tâm giúp đỡ kịp thời; cấp ủy, chính quyền, nhân dân toàn Thành phố đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua đại dịch, từng bước đưa Thành phố trở về trạng thái bình thường mới.

Còn việc Nguyễn Đình Cống nói “phải thay đổi cách họp, tiếp xúc cử tri, hoặc ngoài cách đó ra phải làm sao để nghe được những tiếng nói khác, đặc biệt là của những người phản biện” là thừa! Bởi đã từ rất lâu rồi các cơ quan quyền lực của nước ta, như: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp,… luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện, giám sát, phản ánh của các tầng lớp nhân dân thông qua cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở các cấp. Bên cạnh đó, trong cơ cấu đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân các cấp có đủ các thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, người ngoài Đảng,... để có ý kiến đa chiều, nhiều tầng lớp, khía cạnh giúp hoạt động ngày càng thực chất, sát thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Còn điều mà Nguyễn Đình Cống muốn “phải nghe họ nói, quan sát họ làm, xem họ thực sự là người thế nào đây. Một số người cho rằng mình là người học cao, hiểu rộng, tự cho mình quyền được phát ngôn, phản biện tùy tiện theo kiểu dân chủ vô chính phủ; thậm chí lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, vi phạm pháp luật. Điển hình, như: Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Mạc Văn Trang,… hay chính Nguyễn Đình Cống cũng vậy. Thực sự họ đã biến mình trở thành những kẻ phản động, thế lực thù địch, chứ không có chuyện bị “chụp mũ” hay “dán nhãn” và cũng không hề bị oan, nếu có thì là “oan Thị Màu” mà thôi./.

Sep 23, 2021

Vui thôi! Xin đừng vui quá!

        Hà Nội áp dụng nới lỏng giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị số 15 từ ngày 21/9. Tuy nhiên, ngay trong tối ngày đầu tiên thực hiện, nhiều người dân Thủ đô đã ùn ùn đổ ra đường vui Tết Trung thu như chưa từng có dịch Covid-19 hoành hành. Cảnh tượng đó đã khiến nhiều người ngán ngẩm mà thốt lên rằng “vui thôi, xin đừng vui quá”!

Các khu phố quanh hồ Hoàn Kiếm và Trung tâm
Hà Nội đông đúc khi nhiều người đổ ra đường
vào tối Trung Thu

Đêm Trung thu, độc giả cả nước đã được chứng kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng một Hà Nội như “ngày hội” với biển người chen lấn đổ về trung tâm thành phố và các khu vực công cộng vui Trung thu, trong đó không ít gia đình đưa theo cả con nhỏ. Trong khi F0 trong cộng đồng chưa ai tuyên bố hết, trẻ em dưới 18 tuổi chưa được tiêm vắc xin mà đêm rằm đông vui như thế. Thật khó có thể nói trước điều tiếp theo sẽ là gì?

Trong chúng ta rất nhiều người đã có cảm giác “gai lạnh” khi nghĩ về Thủ đô vừa mới trải qua 2 tháng căng mình chống dịch, người dân phải chịu 4 đợt giãn cách với không ít sự bất tiện, khó khăn cả về vật chất và tinh thần chưa biết lúc nào mới khắc phục hết. Phải chăng, nhiều người dân Thủ đô “nhanh quên” đến thế sau những ngày thực hiện Chỉ thị số 16?

Điều đáng nói là, ngay sau Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 22/CT-UBND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 21/9/2021, nêu rất rõ: “Thành phố khuyến cáo người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng. Dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng” - Chỉ thị là thế, nhưng có vẻ người dân chưa nhớ hay đã quên ngay trong ngày đầu thực hiện.

Cứ tưởng tượng nếu trong số những người ra đường đêm Trung thu có người dương tính với Covid-19 thì bao nhiêu mồ hôi, công sức của hàng triệu con người lại trôi ra sông ra biển. Bởi, khi đứng chen lấn nhau như vậy thì vi rút sẽ lây lan rất nhanh và khi đó ngành y tế sẽ rất khó thực hiện truy vết, vì không thể biết ai lây cho ai, ai tiếp xúc với ai. Và thế là con đường chống dịch phía trước tiếp tục nối dài với những tháng ngày phong tỏa và giãn cách! Nghĩ thôi đã thấy “oải”. Bởi đó không chỉ là mất mát, đau thương về con người mà là sự sụt giảm của cả nền kinh tế, là đói no của hàng chục triệu con người, là tương lai của cả đất nước.

Theo thông tin, ngay sáng 22/9, Hà Nội phát hiện 02 ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng tại quận Hà Đông và trưa phát hiện thêm 01 ca. Điều này càng một lần nữa cho thấy F0 vẫn lẩn khuất đâu đó rất gần trong mỗi chúng ta. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Chúng ta chỉ có thể nín thở cầu cho điều đó không thành sự thật trong vài tuần tới, để thành phố có thể dần dần trở về trạng thái “bình thường mới” thay vì lại tăng cường mức độ, phong tỏa, giãn cách do xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng.

Điều đáng nói nữa là trong 02 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách, bên cạnh đa số những ý kiến đồng tình, ủng hộ thì vẫn có một số người đổ lỗi cho chính quyền không có những quyết định quyết liệt trong quá trình thực thi. Trong khi đó, cả Chính phủ lẫn thành phố Hà Nội xác định rất rõ ràng rằng: “Mỗi người dân là một chiến sĩ trong phòng chống dịch Covid-19”. Và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội đã rất nhiều lần nhắc đi nhắc lại quan điểm: “Lấy người dân là “chiến sĩ”, trung tâm, chủ thể phòng, chống dịch”. Xác định như vậy là đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong phòng, chống dịch; thành quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân. Vì vậy, thật khó tưởng tượng về kết quả của công cuộc chống dịch khi ý thức của những “chiến sĩ” lại thích thỏa mãn thú vui của bản thân như trong đêm Trung thu vừa qua.

Cũng có người lý do rằng, Hà Nội đã hoàn thành việc tiêm phủ vắc xin mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và có thể tạm yên tâm với dịch. Tuy nhiên, cần ý thức rằng việc tiêm vắc xin chỉ giúp chúng ta hạn chế diễn biến nặng khi mắc Covid-19 chứ không phải hoàn toàn miễn nhiễm. Độ tiêm phủ mũi 1 cho người dân ở Hà Nội cũng mới chỉ được hoàn thành, cần có thời gian để cơ thể sinh miễn dịch.

Trong cuộc gặp các cơ quan báo chí ngày 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: Người dân không được chủ quan bởi mặc dù hiện nay Thành phố đã tiêm vắc xin mũi 1 cho trên 94% người trên 18 tuổi đủ điều kiện, đây là tỷ lệ rất cao, nhưng theo yêu cầu của ngành Y tế, trạng thái của Thành phố vẫn chưa thể trở lại “bình thường mới”, vì hiện nay tỷ lệ tiêm mũi 2 của Hà Nội mới đạt 12%, trong khi yêu cầu bắt buộc phải là trên 70% mũi 1 và trên hoặc bằng 20% mũi 2.

Trao đổi với báo chí việc người dân đổ ra đường đông nghịt vào tối Trung thu, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho đây là sự chủ quan, coi thường sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng và đặc biệt là đã không thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của nhân dân Thủ đô đang bị “thách thức rất lớn”.

Rất mong những người đêm qua ra đường để cảm nhận không khí đêm Trung thu, để xả stress hay để “giải nén lò xo trong thời gian giãn cách”,… sau những tháng ngày tù túng chỉ quanh quẩn trong nhà, xin mọi người hãy nhớ: Con em chúng ta vẫn đang phải ở nhà “ôm” cái máy tính, cái điện thoại để học từng con chữ, trong khi các con đang “thèm” được đến trường lắm rồi. Ai cũng có lý do ra đường “chính đáng” như đêm qua thì con đường đến trường của các cháu sẽ còn dài lắm, xa lắm!

Công tác chống dịch chỉ đem lại kết quả thực chất khi tất cả chúng ta cùng đồng lòng và tự giác chấp hành các quy định về phòng chống dịch. Đừng để thành quả bước đầu, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan. Vũ khí tốt nhất để chống lại nó chính là ý thức tuân thủ, là 5K. Vì vậy, mỗi người dù vui nhưng phải tự kiểm soát hành động của mình. Đó cũng chính là cách hiệu quả nhất, ít tổn thất nhất để giảm tải cho đội ngũ đang làm công tác chống dịch nơi tuyến đầu, giảm tải cho hệ thống y tế và các y bác sĩ và là cách duy nhất sớm đưa chúng ta tới giai đoạn “bình thường mới”./.

                                                                                 (nguồn dangcongsan.vn)


Sep 22, 2021

Suy diễn phiến diện, đa nghi

          Tre Việt - Trang facebook Việt Tân ngày 21/9 đăng bài “Cộng sản Việt Nam chống dịch hay tiếp tay cho giặc Tàu?” của Hải An. Trong bài viết, sau khi phân tích một thôi, một hồi về những hệ quả của việc cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để phòng, chống dịch Covid-19, Hải An cho rằng: “Khi đó nền kinh tế Việt Nam sẽ khủng hoảng và để lấp vào chỗ trống đó sẽ là các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư với nhiều ưu đãi của nhà nước,… ”. Đây là suy diễn hoàn toàn mang tính cá nhân, chủ quan, phiến diện, không phản ánh đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như thực tế đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, ban hành nhiều văn bản, chính sách pháp luật, tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, “sân chơi” công bằng cho tất cả các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đến hợp tác, làm ăn tại Việt Nam, bảo đảm bình đẳng, cùng có lợi. Hoàn toàn không có chuyện nước ta ưu ái, ưu đãi riêng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc. Thực tế cho thấy, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hiện nay có sự hiện diện của các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và đều được đối xử, hưởng những chính sách ưu đãi như nhau của Nhà nước, từng địa phương, giúp họ làm ăn có lợi nhuận và nộp thuế cho Nhà nước. Còn tất nhiên, việc phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trong một thời gian dài là điều không ai mong muốn và sẽ tác động, ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa,… của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Song Đảng, Nhà nước Việt Nam và cấp ủy, chính quyền các địa phương luôn lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phù hợp, quyết tâm sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, đưa các địa phương trở về trạng thái bình thường mới, nhanh chóng phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam sẽ vẫn là đất nước có nhiều tiềm năng, thuận lợi đối với những doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thông thái về kinh tế.

Trong bài viết còn đề cập đến việc tiêm vaccine, khi cho rằng: “Việc ép dân tiêm vaccine Trung Quốc cũng vậy,… Vero Cell dùng cho dân Trung Quốc và cho Việt Nam liệu có khác nhau không? Chỉ cần cho một chất gì đó vào những lô vaccine xuất qua Việt Nam để làm suy giảm giống nòi người Việt hay những chất gây độc hại sau một thời gian tiêm”. Đây là sự “đa nghi Tào Tháo” nhằm tạo sự hoài nghi, hoang mang dư luận với dụng ý xấu. Bởi, vaccine Vero Cell của Sinopharm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, quy định của Tổ chức Y tế thế giới mới được phép sử dụng, lưu hành. Loại vaccine này đã được tiêm cho hàng tỷ người của nhiều quốc gia trên thế giới và hiệu quả đã được khẳng định. Hơn thế nữa, khi nhập khẩu về Việt Nam, vaccine Vero Cell còn phải trải qua khâu kiểm định, đánh giá của Bộ Y tế, nếu đủ tiêu chuẩn, chỉ số cho phép mới được lưu hành. Vì thế, cần khẳng định chắc chắn rằng sẽ không thể có chuyện “…, cho một chất gì đó vào những lô vaccine xuất qua Việt Nam để làm suy giảm giống nòi người Việt hay những chất gây độc hại”. Trước sự nguy hiểm của biến chủng Delta, sự mất cân đối cung - cầu, khan hiếm nguồn vaccine trên thế giới như hiện nay thì “Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất” và với quan điểm, phương châm xuyên suốt trong  phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước ta là “Tất cả vì sức khỏe nhân dân” thì không có lý do gì để chúng ta phải hoài nghi, lo lắng cả./.

 

Sep 18, 2021

Càng nói xấu, “bôi đen”, càng sáng thêm niềm tin, hy vọng

          

        Lại thêm một chiêu trò “đục nước béo cò”, “gắp lửa bỏ bàn tay”, đã phơi bày sự thật về bản chất xảo trá, “hai mặt, hai lòng” của một số người cơ hội, bất mãn chính trị, thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước ta đang cố tình bôi đen, làm hoen ố hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – những cán bộ, chiến sĩ đang có mặt tại “điểm nóng”, trên tuyến đầu chống đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản, mối quan hệ “máu thịt” giữa Quân đội với nhân dân. Với giọng điệu lạc lõng, kênh kiệu, “sặc mùi bất mãn”, một số kẻ xấu tự cho mình cái quyền “phán xét”, phủ nhận những đóng góp đáng trân trọng về công sức, trí tuệ cũng như sự chịu đựng gian khổ, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Quân đội – những người vừa từ tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh trở về đơn vị, chưa hết thời gian cách ly đã tình nguyện khoác ba lô, lên đường vào Nam, đến Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ – nơi “tâm dịch” để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “chống dịch như chống giặc”, tất cả vì miền Nam thân yêu.

Lẽ ra, tự xưng là những người được ăn học, có giáo dục, có lương tâm, trách nhiệm cao với cộng đồng thì phải biết ơn, trân trọng và thành tâm ủng hộ việc làm tốt, tấm lòng nhân đạo, thiện tâm, biết chia sẽ với nỗi đau của đồng bào miền Nam và sự vất vả, hiểm nguy đối với “những người chiến binh sao vàng”, đặc biệt là các bác sĩ quân – dân y ngày đêm lăn lộn trên tuyến đầu chống dịch, trị bệnh cứu người. Họ đã gác chuyện riêng, công việc gia đình, dám chấp nhận gian khổ, hiểm nguy, hao mòn tuổi trẻ, sức khỏe, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để đến “tâm dịch” chữa bệnh, dành lại sự sống cho bà con, cô bác ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ. Họ đã và đang nỗ lực cố gắng, nhịn đói, nhịn khát, đồng cam cộng khổ với các lực lượng tại chỗ, chính quyền địa phương, đem hết tài năng, trí tuệ, nghị lực và sức khỏe để “chung sức đồng lòng” cùng cả nước quyết tâm bóc tách, phân loại F0, F1,… đẩy lùi “giặc Covid-19”, nuôi hy vọng sớm giành lại cuộc sống bình thường mới cho nhân dân, đem lại cuộc sống, niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; coi đó là niềm vui, hạnh phúc của chính mình.

Thế nhưng, một số kẻ cơ hội tự cho mình là “hiểu biết” lại thốt ra những lời cay nghiệt, thiếu ý thức xây dựng, cố tình bóp méo sự thật, rằng “bộ đội ngoài Bắc vào Nam, đến Thành phố Hồ Chí Minh để diễu binh, ra oai”, “sửa sai cho chính quyền Hà Nội vì chậm mua vaccine, phòng, chống dịch Covid-19”, “thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng”, “biến miền Nam thành vùng kiểm soát, phụ thuộc Chính phủ Hà Nội” hoặc vu khống trắng trợn: “Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh buôn bán quyền tự do của công dân cho Chính phủ Hà Nội để đổi lấy quyền lực, chức sắc, sự an toàn cá nhân”. Chưa hết, một số người còn vô tâm, thiếu trách nhiệm đã “thở ra hơi, thốt ra lời” sặc mùi phản động khi cho rằng “bộ đội miền Bắc vào Nam để kiểm soát người dân Nam Bộ”, “biến Thành phố Hồ Chí Minh thành trại lính”, rằng “viện trợ hàng hóa từ miền Bắc vào miền Nam là để nuôi quân đội miền Bắc, không phải giúp dân”, v.v.

Những giọng điệu lạc lõng, xấc xược, đầy sự hằn học, miệt thị ấy thật vô cảm, thiếu trách nhiệm, không có lương tâm, vô cùng đáng trách, phải lên án, phải loại bỏ ra khỏi cộng đồng, làm sạch môi trường sống. Nó không chỉ phản ánh sự vô cảm mà còn tỏ rõ hành vi kích động, “chọc gậy bánh xe”, biểu thị thái độ coi thường pháp luật; luôn hằn học, châm trích với lời nói bừa, cẩu thả, nói cho sướng miệng, chỉ cốt hả lòng hả dạ, thỏa mãn bực tức cá nhân của một số người bất mãnh chính trị nhằm thóa mạ, bôi nhọ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ Quân đội với nhân dân, đối lập miền Nam với miền Bắc, thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Hà Nội, địa phương và Trung ương. Đây là một chiêu trò xấu sa, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, là một “nước cờ” để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” Quân đội; chia tách, đối lập hai miền Nam – Bắc, cán bộ và nhân dân.

Ai cũng biết rằng những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” đến Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ theo tiếng gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống; là thực hiện chức năng, nhiệm vụ vẻ vang của Quân đội, vì đồng chí, đồng bào, giúp bà con, cô bác của mình đấu tranh phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhân dân, tìm lại cuộc sống bình an, lành mạnh cho mỗi gia đình, làng bản, thôn ấp, bởi người lính ý thức sâu sắc bản thân mình là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; có nhân dân mới có mình.

Ai đó còn nghi ngờ lòng tốt của bộ đội thì hãy nhìn cho rõ, đọc cho thông, suy xét cho kỹ thực tiễn 76 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; hãy chiêm nghiệm sâu sắc từ thực tiễn Đảng lãnh đạo Quân đội và nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành độc lập dân tộc, cũng như sự chung sức đồng lòng của quân và dân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua 35 năm đổi mới để thấy rõ giá trị, ý nghĩa và vai trò to lớn, mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội với nhân dân, chắc là phải tự vấn lại lương tâm mình, nhận thức lại chính mình, phải tự chỉnh đốn để biết sống như thế nào cho phải đạo lý, pháp lý.

Là người dân nước Việt, cùng giống nòi “con rồng cháu tiên”, sinh ra và lớn lên bằng dòng sữa mẹ, gắn bó với mảnh đất quê hương, chứng kiến biết bao nhiêu nỗi đau thương, mất mát, sự đổi đời của dân tộc từ khi có Đảng lãnh đạo, sao các người lại nhắm mắt nói bừa, xuyên tạc sự thật, gieo rắc hoài nghi, gây tâm lý bất bình, thờ ơ để lung lạc, phân tâm một bộ phận người dân “nhẹ dạ cả tin”, nghi ngờ phẩm chất, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, đối xử lạnh lùng, vô cảm đối với những người chiến sĩ – con em của nhân dân đã hành quân từ Bắc vào Nam, đến với “điểm nóng” ở Thành phố Hồ Chí Minh, căng sức, gồng mình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19, thử hỏi có ai thích điều ấy không?

Xin các người quen giọng mỉa mai, chỉ trích những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” hãy cất bỏ bộ mặt “giả nhân giả nghĩa”, vô cùng phản cảm và thái độ “trịch thượng”, “lạnh lùng” khi tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ cứu dân. Hãy vứt bỏ những hành vi vô cảm, sự phản ứng sai trái ấy vì các người có giở trò gì thêm chăng nữa thì các người cũng không thể lung lạc, làm cán bộ, chiến sĩ nản lòng, lơ là nhiệm vụ giúp dân chống dịch, chăm sóc bệnh nhân, giúp dân vượt qua gian khó, giành giật lại cuộc sống, sự sống làm người. Ai đó còn tự biết mình là một CON NGƯỜI thì hãy dừng ngay các chiêu trò chống đối, gây khó cho bộ đội. Sự thật đã nói lên tất cả! Sự thật bác bỏ mọi cái nhìn phiến diện, sai trái; mọi sự suy nghĩ lệch lạc, thiếu thiện cảm, thù địch ấy.

Ai cũng biết rõ là, sau đợt dịch lần thứ tư bùng phát, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ đã phải gánh chịu sự tàn phá và tổn thất nặng nề của đại dịch Covid-19. Đau buồn hơn là nhiều người thân, là bà con của chúng ta đã không qua được sự tấn công của dịch bệnh, đã phải “ra đi”, 1.500 cháu bé đã trở thành trẻ mồ côi, khi cha mẹ bị tử vong vì Covid-19,… Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ đã phải trải qua nhiều tháng căng mình, gồng sức chống dịch Covid-19. Nếu không có sự vào cuộc, trợ giúp tận tình, hiệu quả của bộ đội, công an, cuộc sống của người dân nơi tâm dịch sẽ như thế nào? Với sự có mặt của hơn 120.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội và với việc thành lập gần 2.000 tổ, nhóm, đội công tác, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ đã có thêm nhiều bệnh viện dã chiến, bà con, cô bác kịp thời được thở, được chăm sóc, cứu chữa khỏi bệnh, các nhu yếu phẩm về ăn, ở, chữa bệnh được tiếp tế kịp thời; cuộc sống bớt dần khó khăn. Vì vậy, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh; phần lớn người dân đã được tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Covid-19. Việc thực hiện giãn cách xã hội đã góp phần tách được F0, F1 ra khỏi cộng đồng, số “vùng xanh” ngày càng mở được mở rộng, số người chữa khỏi bệnh tăng dần mỗi ngày, dẫu biết cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch Covid-19 mới chỉ đạt kết quả bước đầu quan trọng, song vẫn còn hết sức cam go, thách thức; tiếp tục cần cán bộ, chiến sĩ Quân đội trợ giúp. 

Rõ ràng là, mục tiêu bôi đen, hạ thấp uy tín, phẩm chất  “Bộ đội Cụ Hồ” và những đóng góp đáng trân trọng của cán bộ, chiến sĩ Quân đội giúp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ của một số kẻ bất mãn chính trị đã thất bại cay đắng. Sự có mặt kịp thời và vào cuộc hiệu quả của cán bộ, chiến sĩ tại Thành phố mang tên Bác và một số tỉnh Nam Bộ đã góp phần quan trọng trong việc giúp chính quyền địa phương và người dân sở tại thực hiện cuộc đấu tranh phòng, chống đại dịch Covid-19 thật sự hiệu quả, nhất là trong việc tổ chức thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số16 của Thủ tướng Chính phủ, đã khẩn trương truy vết, xét nghiệm, tách được F0, F1 ra khỏi cộng đồng để tập trung điều trị; sớm hoàn thành chiến lược tiêm vaccine cho người dân Thành phố.

Thực tế chứng minh rằng, nhờ sự trợ giúp thiết thực, hiệu quả của cán bộ, chiến sĩ Quân đội và Công an, trưa 13/9, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 7,96 triệu mũi tiêm; trong đó, có 1,43 triệu người tiêm mũi 2 với các loại vaccine Astrazeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell của Sinopharm. Tính đến sáng 14/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được hơn 8,15 triệu mũi tiêm vaccine. Tỷ lệ người dân (trên 18 tuổi) tiêm mũi 1 là 117,02%. Cùng với đó, 10 địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất nước, là: Quảng Bình, Đồng Tháp, Bình Phước, Vĩnh Long, Cà Mau, Kon Tum, Bến Tre, Bạc Liệu, Sóc Trăng, Lâm Đồng.

Để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, Quân đội đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương tổ chức thành công chiến dịch cao điểm tiêm vaccine. Tính đến hết ngày 15/9, Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã bao phủ được mũi 1 và tiêm nhắc mũi 2 đúng hạn cho tất cả người đân từ 18 tuổi trở lên. Các tỉnh còn lại vượt mốc 1 triệu mũi tiêm là Bình Dương (hơn 1,7 triệu mũi), Đồng Nai (hơn 1,6 triệu mũi).

Sự thật này đã bác bỏ sự xuyên tạc trắng trợn và thái độ “lạnh lùng”, khinh miệt cán bộ, chiến sĩ Quân đội của một số người bất mãn chính trị khi “phán xét”, cho rằng những người lính chỉ quen “đánh đấm trận mạc”, không thể chữa bệnh, giúp chính quyền sở tại và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở phòng, chống đại dịch Covid-19, nhất là thực hiện “chiến lược tiêm vaccine” cho toàn dân của Đảng. Sự thật đã bác bỏ quan điểm sai trái ấy.

Thực tiễn chứng minh rằng, cùng với lực lượng Công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã làm rất tốt công tác vận động, tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền các cấp về thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tổ chức tiêm vaccine và phân bổ các loại vaccine, khắc phục những khó khăn, rào cản về mặt tâm lý và thái độ “lừng khừng” của một số người dân trong điều trị F0, F1 tại gia đình và ở bệnh viện dã chiến, thúc đẩy tiến trình chăm sóc, chữa bệnh ngày càng có hiệu quả, số bệnh nhân khỏi bệnh, sớm ra viện, trở về gia đình, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân ngày càng tăng.

Chúng ta lên án thái độ và hành vi sai trái của những người bất mãn chính trị về thủ đoạn, hành vi chống đối, xuyên tạc, phủ nhận vai trò và những đóng góp đáng trân trọng của cán bộ, chiến sĩ Quân đội trong việc giúp chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng với chính quyền và nhân dân của một số tỉnh Nam Bộ phòng, chống đại dịch Covid-19. Chúng ta lên án, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái của bọn người xấu ra khỏi đời sống cộng đồng dân cư để làm cho sạch, lành mạnh cuộc sống phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19.

Có thể khẳng định rằng, việc đưa bộ đội vào Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương ở Nam Bộ để giúp các cấp chính quyền và nhân dân địa phương phòng, chống đại dịch Covid-19 là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, rất hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước ta, có ý nghĩa thiết thực, nhằm đạt được mục tiêu chính trị to lớn là “chống dịch như chống giặc”, chữa bệnh cứu dân, sớm đem lại cuộc sống bình thường mới, an lành, hạnh phúc cho mọi người.

Ai đó còn nghi ngờ về vai trò, giá trị, ý nghĩa và sức mạnh của cán bộ, chiến sĩ Quân đội trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần phải nhận thức lại chính mình. Nếu vẫn còn “to mồm”, lên giọng vu khống cán bộ, chiến sĩ Quân đội vào Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương ở Nam Bộ “để quản thúc người dân”, thì hãy tự xem xét, dò hỏi lại chính mình và nghiêm túc nhìn lại thực trạng tình hình ở Thành phố trước khi có quân đội đến nơi này và sự tàn phá của đại dịch Covid-19 đã diễn ra như thế nào; thực trạng hiện nay ra sao để sớm tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm, thiên kiến hẹp hòi. Hãy giữ lại lòng tự trọng và danh dự con người./.

(nguồn Hương Sen Việt)

 

Sep 17, 2021

Việt Nam có đầy đủ nội lực và tiềm năng để phát triển đất nước

Tre Việt - Ngày 15/9, facebook Việt Tân đăng bài: Giấc mơ “Công xưởng thế giới” vỡ tan và sự sụp đổ của nền kinh tế “rỗng” của Tân Phong,  cho rằng: Hà Nội giờ đây rối loạn và bất lực trước diễn biến tồi tệ của cơn dịch bệnh, đã vượt quá tầm kiểm soát. Đất nước chìm sâu vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội… Giấc mơ “công xưởng thế giới” chắc chắn sẽ vỡ tan và tương lai của một nền kinh tế rỗng cũng như một hệ thống chính trị tồi bại chắc chắn sẽ xuống hố cả nước(!). Đây là những luận điệu mang tính phiến diện, xuyên tạc những nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19; bôi nhọ tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong đại dịch bằng những nhận định cực đoan, tiêu cực. Từ đó, kích động người dân chống đối, không tin tưởng vào các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp.

Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công,
đã tạo ra các đột phá trong sản xuất mùa dịch

Đúng là đợt bùng phát thứ tư của dịch Covid-19, với sự xuất hiện của biến thể Delta đã gây ra cho Việt Nam những tổn thương sâu sắc, có nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung trong nhiều mảng sản xuất, làm hạn chế cơ hội bứt phá và ngăn cản đà tăng trưởng. Điều đáng nói là, đợt dịch này bùng phát mạnh ở các trung tâm kinh tế và các khu vực công nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế người dân, có thể làm giảm nhiều lợi nhuận và tính thời cơ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu thế chuyển dịch chuỗi cung toàn cầu.

Tuy phải đối mặt với những bất lợi như vậy, nhưng theo nhiều chuyên gia, nhà phân tích có uy tín trên thế giới và trong nước đánh giá: đại dịch Covid-19 không thể đánh bại Việt Nam, nội lực và các điều kiện phát triển của Việt Nam vẫn được giữ nguyên với nhiều ưu thế và sẽ nhanh chóng bứt phá khi có giải pháp phù hợp ngăn cản, sống chung với virus của đại dịch. Bởi vì:

Thứ nhất, Việt Nam có nội lực mạnh với một cộng đồng dân cư đông, gần 100 triệu dân đầy sức sống, năng động. Lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá tương đối tốt so với nhiều đối thủ cạnh tranh ở khu vực Đông Nam Á, trở thành trung tâm chế tạo hấp dẫn các công ty đa quốc gia.

Thứ hai, việc đối phó với đại dịch đã chứng minh bản lĩnh vững vàng của Đảng, Nhà nước, toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch ngày càng mang lại hiệu quả. Nhiều chuyên gia quốc tế, cho rằng: điểm mạnh trong công tác chống dịch là những người đứng mũi chịu sào của Việt Nam rất có lòng với dân, có bản lĩnh và ý thức học hỏi cao từ thực tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn những biến động khắc nghiệt của tình thế. Chính phủ đã đề ra mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế nhưng luôn quan tâm đến tính mạng và sự an toàn của từng người dân, tập trung vào mục tiêu chống dịch, coi đó là mục tiêu số một, kịp thời khuyến khích người dân chung tay với lực lượng chức năng tham gia phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. 

Thứ ba, đại dịch cũng đã mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số. Đây là năm đầu tiên lễ khai giảng năm học mới được triển khai trực tuyến. Điều này cho thấy những tiềm năng đổi mới mạnh mẽ gắn với công nghệ số, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Những tiến bộ về công nghệ thông tin với nguồn chất lượng nhân lực phát triển tốt, có quy trình chuẩn hóa cao đạt trình độ quốc tế và đặc biệt là giá thành phải chăng tiếp tục đưa Việt Nam lọt vào “tầm ngắm” của nhiều doanh nghiệp quốc tế lớn.

Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tư do Việt - Anh... đã giúp Việt Nam thúc đẩy thương mại trong bối cảnh đại dịch. Là thành viên của hơn 60 hiệp định thương mại và là một trong những nền kinh tế có độ mở rất cao, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và phân tách kinh tế vẫn tiếp diễn, Việt Nam có thể chứng kiến làn sóng FDI mạnh mẽ hơn sắp tới. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực năm 2021 đã đơn giản hóa các thủ tục và quy định việc thành lập doanh nghiệp mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thiết lập hoạt động.

           Đại dịch Covid-19 gây ra cho Việt Nam nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, hành động quyết liệt của Chính phủ và hệ thống chính trị, khủng hoảng dường như cũng là cơ hội làm bùng lên sức mạnh dân tộc, thu hút sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho những giải pháp, cải cách đột phá. Thành công lớn nhất là công tác an dân, với thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đã tạo ra sự đồng thuận, thống nhất trong tình cảm, tư tưởng của mọi tầng lớp nhân dân, nhận thức rõ về các nguy cơ của đại dịch và tham gia chung tay cùng các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác chống dịch. Tre Việt tin rằng, khi dịch bệnh được kiểm soát, đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, Việt Nam sẽ có đầy đủ nội lực và tiềm năng để phát triển đất nước, không như nhận định xuyên tạc, mang tính cực đoan, tiêu cực của Việt Tân./.

Sep 16, 2021

Nói lấy được

         Tre Việt – Facebook Việt Tân cách đây ít giờ đăng bài: “Chính phủ vô liêm sỉ” của Phạm Minh Vũ. Bài viết của Vũ chỉ nhìn thấy hiện tượng rồi quy kết cho rằng, Chính phủ đã làm sai, không vì dân. Đó là trò nói lấy được.

Vũ cho rằng: “chính phủ phát động Quỹ thiên tai lấy từ mọi người dân”, nhưng đến khi hỗ trợ “tới tay người dân chỉ còn cái nịt”. Vũ đã nói bừa rằng, tiền từ Quỹ thiên tai mà Chính phủ quyên góp đã bị các cấp bớt xén, cho nên đến người dân thì chẳng còn gì. Thế mà Vũ cũng nói được đấy bà con ạ. Tay này, không biết mắt mũi để đâu mà không nhìn thấy, cố tình không thấy, người dân được hỗ trợ trong thiên tai như thế nào, mà cứ nói rằng chỉ có dân giúp dân. Đúng là với tình nghĩa: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”... nhân dân ta thường giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cần kế thừa và phát huy. Nhưng những việc lớn, việc khó nếu không có Chính phủ giúp đỡ thì chỉ dân giúp dân không thể thực hiện được. Đó là, trong thiên tai có khi cả bản, cả làng bị lũ cuốn trôi, sau đó, Chính phủ và các cấp chính quyền đã tìm vùng đất mới tránh được sự đe dọa của thiên tai, đầu tư kinh phí để xây dựng lại bản, làng theo quy hoạch nhằm ổn định lâu dài cuộc sống của nhân dân. Thực tế từ miền núi đến vùng ven biển ở nước ta đã có nhiều bản làng như thế. Gần đây, là ở Thủy điện Rào Trăng 3, sau khi một số người mất tích vì bị lũ cuốn, ai là người tổ chức tìm kiếm người mất tích? Trong khi Chính phủ và các cấp chính quyền ở Thừa Thiên Huế cùng sự nỗ lực vì nhân dân của cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã tổ chức nhiều đợt tìm kiếm thì có thấy người dân nào tìm kiếm người mất tích đâu? Còn nhiều việc mà chỉ Chính phủ, chính quyền mới làm được, Vũ và Tân cứ tìm hiểu thì sẽ biết. Những việc làm như thế của Chính phủ và các cấp chính quyền tự nó đã bịt chặt những cái miệng chỉ biết nói bừa, nói lấy được phải không Phạm Minh Vũ và lũ Việt Tân?

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, để thực hiện hiệu quả thì phải thực hiện 5K + vaccine. Trong khi nguồn cung vaccine trên thế giới còn hạn chế, trong nước lại chưa sản xuất được, thì Chính phủ phải thực hiện ngoại giao vaccine, để các nước, các tổ chức cung cấp nhiều nhất vaccine có thể để chúng ta thực hiện tiêm phòng toàn dân từ 18 tuổi trở lên, tạo sự an toàn cho cộng đồng. Điều đó há chẳng cần thiết lắm à? Sao các ngươi lại gọi là Chính phủ đi “ăn mày”? Và để có nguồn vaccine, tạo sự chủ động trong phòng, chống dịch là ta phải tự sản xuất được vaccine. Muốn thế phải nghiên cứu, chế tạo. Để có kết quả tốt thì phải có đầu tư. Các nhà khoa học không thể uống nước lã, hít khí trời với hai bàn tay trắng – không có phương tiện kỹ thuật gì thì làm sao có thể nghiên cứu, thí nghiệm để có được vaccine medein Việt Nam được đây? Dó đó, Quỹ vaccine được đầu tư cho nghiên cứu vaccine là đúng, chứ không phải chỉ để mua vaccine đâu thưa quý ngài khả ố. Vậy nên, tốt nhất là quý ngài hãy đậy cái miệng lại bởi mỗi khi quý ngài mở miệng người ta cứ tưởng đó là mở nắp hố ga, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, nhức mắt mũi lắm!

Sep 15, 2021

Xúc phạm vong linh người đã khuất - không bằng loài cầm thú

 

Những ngày qua, việc cố Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh từ trần do bạo bệnh không chỉ là nỗi đau của gia đình mà còn là sự mất mát lớn của Đảng, Nhà nước. Không những thế, nhiều người Việt Nam thương xót cố Bộ trưởng vì trong đợt dịch giã căng thẳng, phức tạp không được đến tiễn đưa, tưởng nhớ, tri ân người đã có nhiều đóng góp cho Quân đội, đất nước. 

Tiễn đưa Đại tướng Phùng Quang Thanh
về với đất mẹ

Trong văn hóa Việt Nam truyền thống nghĩa tử là nghĩa tận, người Việt Nam gần như không bao giờ dành những lời bình phẩm, bàn tán về người đã khuất mà ngược lại dành cho họ những sự tôn trọng, cảm thông nhất định. Thế mà, có một số kẻ đi ngược lại với thuần phong mỹ tục ngàn đời của dân tộc, tiêu biểu có thể kể đến là JB Nguyễn Hữu Vinh một tay dân chủ đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc và nguyện vọng của Nhân dân.

Trên trang Facebook cá nhân của mình, JB Nguyễn Hữu Vinh viết: “CHỢT CÓ TIN GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG/ GIỜ THÌ THIÊN HẠ KHÔNG CẦN PHẢI ĐỒN ĐOÁN VÀ BỊA TIN” kèm theo đó là bài bình luận khiếm nhã trên Youtube. Đúng là chỉ có những phần tử rận chủ lưu manh như JB Nguyễn Hữu Vinh mới phọt được ra những lời lẽ vô ơn, thiếu văn hóa như vậy.

Đại tướng Phùng Quang Thanh là một con người trưởng thành từ chiến đấu, hai lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; tháng 9/1971, Ông được  phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 22 tuổi, bởi chiến công ở chiến trường nóng bỏng nhất.

Trong chặng đường gần 50 năm quân ngũ, trải qua các chức vụ từ chiến sĩ đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dù ở đâu và trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, thực hiện nhiệm vụ gì, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Công lao, đóng góp của cố Bộ trưởng Phùng Quang Thanh với Tổ quốc như vậy lẽ nào lại không đáng được ghi nhận, tri ân. Những kẻ lấy chuyện ốm đau bệnh tật của cố Bộ trưởng ra để hả hê âm mưu dựng chuyện, lấy cái chết của người khác để bình luận, tuyên truyền xuyên tạc như JB Nguyễn Hữu Vinh thì quả đúng không bằng loài cầm thú.

                                                                                                            (Nguồn http://www.tiengnoitre.org)

 

Sep 13, 2021

Tiêm vaccine vì sức khỏe cộng đồng

       Tre Việt - Ngày 12/9, facebook Việt Tân đăng bài: “Tiêm vaccine là quyền, không là nghĩa vụ” của Thu Thủy xuyên tạc các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 mà Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các cấp đang tiến hành, đặc biệt là kích động, xuyên tạc chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 đang được tiến hành trên diện rộng để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, đưa đất nước ta vào trạng thái bình thường mới, khi cho rằng: “Chính quyền sẽ vi hiến nghiêm trọng nếu ép buộc người dân phải tiêm vaccine trái với ý muốn của họ. Đấy là hành vi giết người nếu cơ thể họ không thích hợp để tiêm vaccine hoặc Vaccine kém chất lượng dẫn đến tính mạng của họ bị đe doạ”.

Thành phố Hồ Chí Minh đưa xe tiêm chủng
lưu động đến tiêm vaccine cho người lớn tuổi

Như chúng ta đều biết, Việt Nam đang đối mặt với đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh và rộng. Do đó, cùng với thực hiện nghiêm thông điệp 5K thì việc tiêm vaccine là giải pháp quan trọng nhất, một cơ hội để phòng bệnh Covid-19 cho mỗi người và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Vaccine có tác dụng phòng Covid-19 rất hữu hiệu, và trong trường hợp có mắc bệnh nhưng khi có kháng thể thì bệnh sẽ ở thể nhẹ, tránh được nguy cơ phải nhập viện, tử vong. Với chủ trương tiêm vaccine phòng Covid-19 miễn phí cho toàn dân, Việt Nam đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử. Tính đến 18h00, ngày 12/9, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 28.213.392 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 23.157.067 liều, tiêm mũi 2 là 5.056.325 liều. Nhờ đó, công tác phòng, chống dịch bệnh của đất nước đã đạt được những kết quả theo chiều hướng tích cực.

Về vấn đề “tiêm vaccine không phải là nghĩa vụ” và từ chối tiêm vaccine Covid-19 mà Việt Tân rêu rao, Tre Việt thấy rằng: trong Quyết định số 447/QĐ-TTg, ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo đó, tại Khoản 1, Điều 29, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, quy định: cơ quan chức năng có quyền yêu cầu bắt buộc người trong diện cần tiêm chủng đi tiêm chủng để phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt ở vùng dịch. Thực tế hiện nay, các địa phương, cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện khuyến khích người dân đi tiêm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu cơ quan y tế có thẩm quyền bắt buộc người dân tại một số khu vực nhất định có đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi...) phải tiêm vaccine phòng Covid-19 thì người dân cần phải thực hiện. Nếu người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Bên cạnh đó, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, chỉ rõ: các trường hợp từ chối tiêm vaccine theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế có thẩm quyền, ngoại trừ những lý do chính đáng (phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người có sức khỏe không đảm bảo để được tiêm...) sẽ bị xử phạt hành chính từ 01 - 03 triệu đồng. Trường hợp không chịu tiêm vaccine Covid-19 dẫn đến bị nhiễm bệnh rồi lây nhiễm cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”, theo Điểm c, Khoản 1, Điều 240, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Đối với tội danh này, khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Mới đây, trong cuộc họp báo ngày 09/9, đại diện Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ J. Biden đã ký sắc lệnh, yêu cầu mọi nhân viên và nhà thầu làm việc cho chính quyền liên bang phải tiêm vaccine ngừa Covid-19. Một sắc lệnh khác cũng bắt buộc các doanh nghiệp có trên 100 nhân viên phải đảm bảo toàn bộ nhân sự được chủng ngừa hay xét nghiệm hằng tuần. Mỗi trường hợp vi phạm có thể  phải nộp khoản tiền phạt lên tới 14.000 USD.

         Cũng đừng mượn cớ tiêm vaccine cơ thể không thích hợp dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng. Ai cũng biết vaccine nào cũng có tỉ lệ rủi ro, nhưng rất thấp. Để bảo đảm an toàn cho tính mạng của người được tiêm, nhân viên y tế tiến hành khám sàng lọc trước tiêm để có biện pháp tiêm phù hợp. Cùng với đó là theo dõi sau tiêm cho đến khi bảo đảm an toàn thì người được tiêm mới rời khỏi cơ sở được tiêm. Vì thế, các nước trên thế giới cũng đang đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19. Đây là xu thế tất yếu không thể khác, đừng vì lý do này lý do khác để từ chối tiêm vaccine. Vì việc làm đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức, trách nhiệm với cộng đồng. Bởi vì,không có người dân nào an toàn, khi vẫn còn người dân khác mắc bệnh Covid-19. Hiện nay, mặc dù lượng vaccine chưa đáp ứng đủ, song Chính phủ đã và đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm, thu xếp, cũng như phân bổ tối ưu nhất để tiêm cho các đối tượng theo quy định. Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất; cần khắc phục ngay tình trạng kén chọn, chờ đợi trong khi vaccine khan hiếm và dịch bệnh đang lây lan nhanh, làm nhiều người tử vong. 
         Do đó, người dân nào trong danh sách được yêu cầu tiêm thì nên chấp hành nghiêm túc, trừ những trường hợp bất khả kháng, cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, kích động tẩy chay hoặc lựa chọn vaccine. Vì thế, tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân đối với cộng đồng./.

Xuyên tạc lịch sử trắng trợn

          Tre Việt - Ngày 13/9/2021, trên trang Facebook Tiếng Dân News có đăng bài của Nông Văn Tiềm với tựa đề: Bí mật cuộc đời của Nguyễn Tất Trung, con trai ông Hồ Chí Minh. Nội dung bài viết xuyên tạc cuộc đời, bôi nhọ danh dự, uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, khi cho rằng, dưới chế độ cộng sản, những chuyện thâm cung bí sử của đảng và đời tư của các lãnh tụ luôn là đề tài cấm kỵ đối với dân chúng. Chuyện về những người đàn bà đi qua cuộc đời ông Hồ Chí Minh là một ví dụ. Dù xảy ra đã lâu, nhưng người đời vẫn luôn bàn tán, cất công đi tìm sự thật, bởi họ không tin hình ảnh “cha già dân tộc” của ông Hồ, do Đảng Cộng sản Việt Nam nặn ra(!).

Nói vậy là Nông Văn Tiềm đã xuyên tạc cuộc sống cá nhân, bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình một cách trắng trợn. Tiềm đã mượn danh những nhân chứng lịch sử, như: Thư ký riêng của Bác Hồ, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh,… bịa đặt các thông tin, các sự kiện, thêu dệt y như thật cuộc đời Nguyễn Tất Trung - một con người không liên quan đến bất kỳ ai trong gia tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về cuộc sống cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho tới nay, chưa có bất kỳ một tài liệu nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Người cũng nhiều lần khẳng định với nhà báo Mỹ Halberstam là Người sẽ không có vợ và sẽ không lấy vợ cho đến lúc dân tộc Việt Nam toàn thắng và thống nhất đất nước. Trong một buổi tiệc ở Bắc Kinh, vào tháng 8 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tuyên bố với các quan khách rằng: chừng nào miền Nam chưa được giải phóng, Người sẽ không bao giờ kết hôn. Trong các bài viết, thư gửi cho mọi người, Hồ Chí Minh cũng nhiều lần khẳng định rõ, Người không có gia đình riêng và không có con cái. Chẳng hạn như, trong thư gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng  khi nghe tin con trai Bác sĩ hy sinh, Hồ Chí Minh viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột”.

Vậy nên, việc Tiềm mượn tên các nhân vật lịch sử, bịa đặt các thông tin, sự kiện khi cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có con riêng là sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn và bôi nhọ danh dự, uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật./.

Sep 11, 2021

Bới lông tìm vết

            Tre Việt - Trang mạng xã hội facebook Chân Trời Mới Media, ngày 10/9, đăng bài “Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất” của Tuấn Khanh. Bài viết có đoạn “…, các đợt phong tỏa mới nhất, khiến việc mọi người không thể bước chân ra khỏi nhà, ngay cả khi đi tìm thức ăn, đang khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói(!) Vậy thực tế thì sao?

Cần khẳng định ngay rằng, việc “hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói” là hoàn toàn không có cơ sở, chỉ là suy đoán mang tính cá nhân, không chính xác. Bởi vì: trong thời gian các tỉnh, thành phố, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19 thì cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chủ động chuẩn bị nguồn cung ứng các loại hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm; bố trí nguồn nhân lực tại chỗ cùng với lực lượng tăng cường của Quân đội, Công an, các địa phương khác đến hỗ trợ lên đến mấy chục nghìn người để tổ chức vận chuyển, đi chợ hộ, tiếp tế, cung cấp hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời, triển khai lực lượng chuyển tiền của các gói hỗ trợ, tặng túi quà an sinh,… đến tận nhà người dân có hoàn cảnh khó khăn. Còn tất nhiên, trong thành phố rộng lớn, với dân số hơn 11 triệu người thì có người có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ sớm, có người nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ muộn hơn. Song quan điểm của Chính phủ và các địa phương là sẽ quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tất cả vì sức khỏe nhân dân”.  

Đến nay, đợt bùng phát dịch thứ tư do biến chủng Delta gây ra đã kéo dài hàng trăm ngày, ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng không thể phủ nhận rằng: truyền thống yêu nước, thương nòi, tinh thần quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng phòng, chống, chiến thắng đại dịch Covid-19 của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được khẳng định. Đây là điều kiện, cơ sở thuận lợi để chúng ta triển khai hàng loạt các biện pháp quyết liệt để phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh. Và thực tế đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, khả quan. Với việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng cho toàn dân kết hợp với đẩy mạnh tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho 100% người dân trên 18 tuổi, nhiều địa phương trên cả nước trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đang xây dựng kế hoạch, phương án để từng bước trở lại trạng thái bình thường mới. Đây chính là những điểm sáng, điểm tích cực trong bức tranh toàn cảnh về công tác phòng, chống dịch của Việt Nam.

Thực tế này đã được các chuyên gia, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá: “nhìn lại những gì Việt Nam đã và đang làm, WHO nhận thấy, Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc quản lý các đợt dịch bộc phát hiện nay và hệ thống ứng phó khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng rất mạnh mẽ,…”. Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam Eric Dziuban bày tỏ: “hệ thống 5K thực sự là điều tuyệt vời mà Việt Nam đã làm được”. Hay Phó Giáo sư, Tiến sĩ Jeremy Lim, chuyên gia y tế cộng đồng, Trường Y tế công Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Việt Nam đã làm rất tốt trong việc ứng phó Covid-19. Việt Nam đang làm tất cả những gì cần làm dưới góc độ y tế công cộng như xét nghiệm, truy vết, hạn chế tiếp xúc”, v.v.

Điều này càng cho thấy việc Tuấn Khanh phán rằng “Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất” chỉ là sự nhìn nhận, đánh giá chủ quan, phiến diện, “bới lông tìm vết” mà thôi./.

   

Sep 10, 2021

Hàm hồ

       Tre Việt – Facebook Việt Tân cách đây ít giờ có bài: “Tiễn người cửa trước, rước người cửa sau...” của Amy Tran. Bài viết đề cập đến việc Việt Nam vừa tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ, lại “nghênh tiếp” Vương Nghị (Ngoại trưởng Trung Quốc) để “chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc từ ngày 10 đến ngày 12/09”. Tác giả bài viết cho rằng: “Người Việt Nam yêu nước không chào đón” Vương Nghị. Viết vậy là Amy Tran và Việt Tân đã phát biểu hàm hồ.

Bởi, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã công bố cho cộng động quốc tế biết rằng, nước ta đã và đang thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác, là thành viên có trách nhiệm với tất cả các nước, các tổ chức trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Đồng thời, cũng chỉ rõ: những ai hợp tác với chúng ta để xây dựng đất nước theo mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đều là đối tác, cần hợp tác để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những ai cản trở con đường xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đều là đối tượng phải đấu tranh. Và rằng, trong đối tác có đối tượng, nghĩa là trong đối tác có mặt phải đấu tranh; trong đối tượng có đối tác, nghĩa là trong đối tượng có mặt cần hợp tác. Như vậy, không có đối tác hay đối tượng thuần túy; mà với đối tác phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh; với đối tượng phải vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Việt Nam đã đổi mới tư duy từ tư duy bạn, thù (chỉ có bạn và thù) sang tư duy đối tác và đối tượng đã lâu. Thế nên, Việt Nam vừa tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ lại đón tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị; đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ cùng đoàn quan chức cấp cao sang thăm Liên minh châu Âu, v.v. Vậy mà, giờ đây, Amy Tran và Việt Tân mang tiếng là đổi mới nhưng vẫn thủ cựu giữ tư duy cũ: bạn và thù, để phát biểu hàm hồ./.


Sep 9, 2021

Hãy tỉnh ngộ, đừng mơ tưởng hão huyền

          Tre Việt - Ngày 06/9/2021 trên trang Facebook Việt Tân có đăng bài: Bài học về đồng minh từ cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan của Trần Diệu Chân. Nội dung bài viết đề ra bài học từ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Afghanistan. Thực chất bài viết chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chống phá Đảng Cộng sản, đòi tự do dân chủ tại Việt Nam khi cho rằng: chế độ Cộng sản Việt Nam ngày nay “lụy Trung”, đặt trọng tâm quyền lực chủ nghĩa và đảng lên trên quyền lợi của quốc gia, dân tộc; thiếu yếu tố chính nghĩa, sử dụng hạ sách lừa mị, thúc đẩy sự hận thù, cực đoan và niềm tin mù quáng vào tôn giáo hay chủ nghĩa; dùng sự đe dọa và bạo lực để ngăn chặn và trừng phạt những người thức tỉnh, v.v.

Trước hết, Tre Việt khẳng định rằng, Trần Diện Chân là đối phản động. Chân tham gia tổ chức Việt Tân - một tổ chức phản động, thù địch, chuyên chống phá Đảng, Nhà nước, chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, dựa vào các tổ chức phi chính phủ để tài trợ, kích động, lôi kéo những phần tử bất mãn, tiêu cực, các thế lực thù địch phát tán tài liệu chống đối chính quyền, tụ tập đông người khiếu kiện, đòi hỏi chế độ, v.v. Vì vậy, những bài học mà Chân đưa ra người Việt Nam nói riêng và các dân tộc trên thế giới không bao giờ áp dụng, bởi lẽ, nó đi ngược lại với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển đất nước - nơi họ đang sinh sống.

Thứ hai, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, v.v. Cho nên, không bao giờ có chuyện Việt Nam đi “lụy” một quốc gia hay một tổ chức, cá nhân nào; Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc cao nhất.

Thứ ba, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc khi chúng đến đô hộ, xâm lược để giành lại độc lập tự do, giành lại chính quyền thì hành động đó luôn luôn chính nghĩa không ai có thể phủ nhận được. Cùng với đó, nhân dân Việt Nam luôn phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cho nên, ở Việt Nam không bao giờ xảy ra sự thù hận giữa các dân tộc; người Việt Nam cũng không bao giờ sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với bất kỳ một quốc gia, dân tộc, một tổ chức, cá nhân nào, trừ khi họ xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.

Việt Nam là đất nước tự do, độc lập, người dân Việt Nam được sống trong hòa bình, hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nên đâu cần “Tân và Chân” phải lo. Hãy tỉnh ngộ, đừng mơ tưởng hão huyền./.