Sep 27, 2021

Vẫn là thói xiên xẹo

       Tre Việt - Vừa qua, do thực hiện chương trình công tác đã lên kế hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc không thể trực tiếp vào Thành phố Hồ Chí Minh dự hoạt động giám sát với tư cách đại biểu Quốc hội (khóa XV) tại Hội nghị trực tuyến làm việc với Ủy ban nhân dân Quận 8, Gò Vấp, Bình Tân và huyện Hóc Môn, Chủ tịch nước đã có thư gửi cử tri Thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng sự kiện này, ngày 26/9, Nguyễn Đình Cống có bài “Nên tin chính quyền hay không?” đăng trên trang facebook Tiếng Dân News. Bài viết có đoạn “Khi nói rằng “cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân” thì phải thay đổi cách họp, tiếp xúc cử tri, hoặc ngoài cách đó ra phải làm sao để nghe được những tiếng nói khác, đặc biệt là của những người phản biện. Phải nghe họ nói, quan sát họ làm, xem họ thực sự là người thế nào. Dừng vội chụp cho họ cái mũ “phản động”, đừng vội dán cho họ cái nhãn “thế lực thù địch”. Đây vẫn là thói xiên xẹo, “lập lờ đánh lận con đen” để kêu oan, bảo vệ những kẻ “cùng hội cùng thuyền”. Còn thực tế thì sao?

Trong bối cảnh thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh phải chịu nhiều tác động, ảnh hưởng xấu của đại dịch Covid-19 do biến chủng Delta gây ra, nên trong thư gửi cử tri Thành phố, Chủ tịch nước đã chia sẻ những mất mát về sức khỏe, tính mạng của người dân và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc những vất vả, khó khăn, bất tiện, kể cả những thiệt hại về việc làm, sinh kế và kinh tế của nhân dân, doanh nghiệp do phải tuân thủ các quy định về phong tỏa, giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần có nhiều kênh, nhiều cách để lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng ở mức cao nhất, kịp thời nhất những nhu cầu của người dân trong khả năng cho phép của chính quyền, thấm nhuần quan điểm “không để bất kỳ người dân nào bị bỏ lại phía sau trong đại dịch”. Trên thực tế, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng tâm, hiệp lực để có những chính sách, gói hỗ trợ cho nhân dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động mất việc. Cùng với đó là sự hỗ trợ, ủng hộ tích cực của lực lượng vũ trang, các địa phương bạn và nhất là những nhà hảo tâm. Nhờ đó, những hoàn cảnh khó khăn đã được quan tâm giúp đỡ kịp thời; cấp ủy, chính quyền, nhân dân toàn Thành phố đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua đại dịch, từng bước đưa Thành phố trở về trạng thái bình thường mới.

Còn việc Nguyễn Đình Cống nói “phải thay đổi cách họp, tiếp xúc cử tri, hoặc ngoài cách đó ra phải làm sao để nghe được những tiếng nói khác, đặc biệt là của những người phản biện” là thừa! Bởi đã từ rất lâu rồi các cơ quan quyền lực của nước ta, như: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp,… luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phản biện, giám sát, phản ánh của các tầng lớp nhân dân thông qua cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở các cấp. Bên cạnh đó, trong cơ cấu đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân các cấp có đủ các thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính, người ngoài Đảng,... để có ý kiến đa chiều, nhiều tầng lớp, khía cạnh giúp hoạt động ngày càng thực chất, sát thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Còn điều mà Nguyễn Đình Cống muốn “phải nghe họ nói, quan sát họ làm, xem họ thực sự là người thế nào đây. Một số người cho rằng mình là người học cao, hiểu rộng, tự cho mình quyền được phát ngôn, phản biện tùy tiện theo kiểu dân chủ vô chính phủ; thậm chí lợi dụng quyền tự do, dân chủ, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, vi phạm pháp luật. Điển hình, như: Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Mạc Văn Trang,… hay chính Nguyễn Đình Cống cũng vậy. Thực sự họ đã biến mình trở thành những kẻ phản động, thế lực thù địch, chứ không có chuyện bị “chụp mũ” hay “dán nhãn” và cũng không hề bị oan, nếu có thì là “oan Thị Màu” mà thôi./.

1 comments:

Loa âm trần giá rẻ said...

bài viết rất thực tế

Post a Comment