Oct 25, 2021

Không đặt chỉ tiêu lấy gì phấn đấu?

          Tre Việt - Cách đây ít giờ, trang mạng xã hội facebook Tiếng Dân News đăng bài của Nguyễn Đình Cống với tiêu đề “Đặt chỉ tiêu: Lợi ít, hại nhiều”. Trong bài viết, ông ta nêu rằng: Đảng và Chính phủ vẫn đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm, 5 năm cho GDP, cho các ngành nghề, các công việc. Rồi còn đặt mục tiêu đến năm nào đó đạt mức bao nhiêu để “sánh vai” cùng các cường quốc năm châu. Rồi đưa ra nhận định “… xét kỹ ra thì phần lớn không những là chuyện tầm phào, gây lãng phí, mà còn mang tính thiếu suy nghĩ, thiếu chân thật”.

Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: trong định hướng phát triển thì chỉ tiêu, mục tiêu luôn là cái đích hướng đến, vươn tới, cần phấn đấu đạt được của mọi tổ chức, tập thể, cá nhân và rộng hơn là với từng quốc gia, khu vực (Hiệp hội các nước, như: EU, ASEAN,...). Bởi, nếu không đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu thì lấy gì để phấn đấu, làm gì có động lực vươn tới, đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân, quốc gia ấy sẽ thế nào cũng được, đến đâu thì đến, được chăng hay chớ và dần dần sẽ tụt hậu, dẫn tới diệt vong là điều không thể tránh khỏi. Do đó, không thể nói việc đặt ra chỉ tiêu là chuyện tầm phào được.

Trên thực tế, khi đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP hằng năm, 05 năm,… Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đều dựa trên những luận cứ khoa học và dự báo tình hình thực tiễn để lựa chọn đưa ra thảo luận dân chủ, công khai, nhằm phát huy trí tuệ tập thể, tạo sự đồng thuận cao trong việc: xác định không chỉ là mục tiêu, chỉ tiêu mà còn đề ra các giải pháp thực hiện bảo đảm sát, đúng, tính khả thi cao. Thực tiễn phát triển của đất nước ta đã khẳng định, minh chứng việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng là hoàn toàn đúng đắn. Như đã biết, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, nước ta là một nước nghèo, lạc hậu do sự tàn phá của nhiều năm chiến tranh. Trước thực tế đó, Đảng, Nhà nước đã đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng hằng năm, các kế hoạch 05 năm lần thứ nhất, thứ hai,… để từng bước khôi phục, xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt, từ khi bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (năm 1986) đến nay, nền kinh tế nước ta đã liên tục có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, có năm đạt hai con số, được ví như “con Giồng châu Á”. Nhờ đó, đất nước ta ngày càng phát triển, có được cơ đồ, vị thế, uy tín ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.   

Tất nhiên, trong quá trình phát triển, có năm do phải chịu những tác động khách quan ngoài ý muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng đã đặt ra. Điển hình là, trong 02 năm (2020, 2021) đại dịch Covid-19 đã, đang tác động ghê gớm, làm cho nền kinh tế của cả thế giới chao đảo, trong đó có Việt Nam. Và như vậy sẽ không có quốc gia nào đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế như mong muốn. Các quốc gia sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng cho phù hợp với thực tiễn và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Thực tế đó là khách quan, bất khả kháng nên không thể nói việc đặt chỉ tiêu vừa qua thiếu suy nghĩ, thiếu chân thật được.

Dù cho trong bài viết của mình Nguyễn Đình Cống đã phân tích, phản biện việc lập kế hoạch, đặt ra chỉ tiêu trong thực tế đã hợp lý hay chưa? Thậm chí còn lấy ví dụ cụ thể ở ngôi trường của ông ta công tác trước đây. Đó là sự nhìn nhận, đánh giá mang nặng ý kiến chủ quan cá nhân, không khách quan, thiếu thực tiễn, phi khoa học.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam rất trân trọng lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết, có tâm, có tầm để có những quyết sách đúng, bảo đảm lợi ích cho dân, cho nước! Song kiên quyết phê phán, lên án những người lợi dụng góp ý, phản biện xã hội để làm tổn hại đến công cuộc đổi mới, phát triển đất nước./.

1 comments:

Loa hội nghị said...

bài viết rất ý nghĩa

Post a Comment