Dec 14, 2021

Luận điệu “độc đảng” của những kẻ phản động

          Đã quá quen thuộc với các luận điệu xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam của các thế lực trở cờ trên các trang mạng xã hội những năm vừa qua. Các luận điệu xấu xa này được nhai đi, nhai lại  nhưng cũng chẳng lừa gạt được ai đang sống và làm việc trên mảnh đất thân yêu hình chữ S này.

Gần đây, trên trang mạng vietnamthoibao lại xuất hiện một cái tên rất lạ Người Tân Định với bài viết: “Sơ lược về nguyên nhân và hệ lụy của sự cai trị độc đảng ở Việt Nam” với lời lẽ thô thiển, nhàm chán và vô cùng kệch cỡm. Xuyên suốt nội dung bài viết là sự xuyên tạc, phê phán sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Y cho rằng nguồn gốc sâu xa của “chế độ đảng độc trị” ở Việt Nam bắt nguồn từ “bản chất giai cấp, sự tham lam vô độ” của Đảng. Y phê phán Đảng ta từ trước đến nay lúc nào cũng thực hiện “đảng trị” đối với toàn xã hội. Không những thế y lại còn “gợi ý” với Đảng là “Đảng chỉ nên lãnh đạo về chính trị” thôi; nếu vẫn giữ “kiểu lãnh đạo độc quyền” như hiện nay sẽ là nguồn gốc của sự lạm quyền và nguyên nhân của tham nhũng,… Xoay quanh những vấn đề này, tôi muốn nói với tác giả bài viết mấy điểm sau:

Thứ nhất, lợi ích của Đảng, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam là thống nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào khác là đất nước độc lập, nhân dân tự do, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mục tiêu này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ ngay từ những văn kiện đầu tiên của Đảng cũng như trong các Nghị quyết của Đảng từ khi thành lập đến nay. Đây là điểm khác căn bản cốt yếu nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng phái khác trên thế giới. Thế mà đâu đó, vẫn có những kẻ cho rằng “Đảng tham lam vô độ, tham lam quyền lực, tham lam về lợi ích, Đảng dùng mọi thủ đoạn để đoạt lấy quyền lực, không cho các đảng phái khác trỗi dậy,…”. Thật đúng là luận điểm hồ đồ, thâm độc của những con rắn độc, với ý đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, Người Tân Định cho rằng ở Việt Nam “không thể không đa nguyên, đa đảng được” và kêu gọi Đảng, Nhà nước, Quốc hội phải nhanh chóng bỏ Ðiều 4 của Hiến pháp hiện nay. Ðây là kiểu ăn nói lộng ngôn, không căn cứ. Xin nói để tác giả bài viết biết: một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Chẳng hạn, ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản; xét về bản chất giai cấp - xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ,… Ở các nước khác trên thế giới cũng tương tự như vậy. Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị do nhiều yếu tố quy định. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cho thấy vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử dân tộc, không phải do cá nhân hay một tập thể nào áp đặt lên xã hội.

Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước bằng các chủ trương, định hướng chiến lược, bằng Nghị quyết của Đảng. Làm gì có cái gọi là “cai trị” ở đây. Một xã hội muốn phát triển thì các thành viên trong xã hội đó phải có tiếng nói chung, cùng quan điểm và cùng chí hướng vì một mục tiêu. Một xã hội mà nhiều đảng lãnh đạo thì dân biết nghe theo ai? Cứ như các người rêu rao thì có ngày dẫn đến một xã hội “lộn xộn, bát nháo”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như các cụ ta vẫn nói. Nếu ai đó nghĩ rằng Đảng ta độc tôn lãnh đạo là mất dân chủ, là độc quyền là nguồn gốc của lạm quyền và tham nhũng thì phải nhìn nhận lại cho thật khách quan. Bởi vì, Đảng ta lãnh đạo không phải bằng một người, mà Đảng lãnh đạo tập thể, có các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân giám sát, theo dõi, đánh giá. Tham nhũng đâu có phải do Đảng độc tôn lãnh đạo mà sinh ra? Thế thử hỏi trên thế giới, các nước mà ở đó có nhiều đảng phái, không có đảng nào độc tôn lãnh đạo thì ở đó không có tham nhũng? Thực tế trong Đảng những năm vừa qua, tình trạng tham nhũng, lạm quyền đã và đang là vấn đề nhức nhối mà các Nghị quyết của Đảng đã kiểm điểm gay gắt đối với một bộ phận cán bộ đảng viên của Đảng và đã có những biện pháp mạnh để ngăn chặn. Đó cũng là quyết tâm chính trị của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Vì vậy, đừng nhìn nhận một số cá nhân trong Đảng có biểu hiện suy thoái mà quy kết cho phương thức lãnh đạo của Đảng, chụp mũ cho rằng vì Đảng lãnh đạo theo kiểu “cai trị”.

          Mọi người dân Việt Nam khi nghiên cứu về lịch sử đều thấu hiểu cảnh lầm than, khốn khổ của dân tộc trước những năm 1930 khi chưa có Đảng. Những ai có quan điểm chống phá lại Đảng, bôi nhọ, xuyên tạc về sự lãnh đạo của Đảng đều là những người “vô ơn, bạc nghĩa”. Những bài viết xuyên tạc đó chỉ là lời lẽ của những kẻ đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc cần phải được vạch trần và đấu tranh bác bỏ./.

 (Nguồn Nhân văn Việt)

0 comments:

Post a Comment