Trong những ngày qua, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine bùng phát thành xung đột quân sự, thông tin thời sự về các sự kiện liên quan xuất hiện tràn ngập trên báo chí và các nền tảng số.
Tin giả về tình hình Ukraine được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội, sau đó đã được xác định là tin giả mạo |
Các thông tin trên nhận được sự quan tâm
rất lớn từ người dân đến từ mọi lứa tuổi. Đặc biệt với sự phổ biến của các nền
tảng mạng xã hội, thông tin được cập nhật liên tục tới từng phút, từng giây.
Tuy nhiên, trong vô vàn những thông tin liên quan tới tình hình xung đột, có rất
nhiều thông tin giả mạo, không được kiểm chứng, thậm chí lợi dụng tình
hình xung đột giữa Nga và Ukraine để xuyên tạc, gây chia rẽ.
Khi lướt trên các nền tảng số, như:
Youtube, Tiktok hay facebook,… bạn đọc không khó để tìm ra các dòng trạng thái,
bình luận hay thông điệp cài cắm liên quan tới tình hình xung đột căng thẳng tại
Ukraine. Tuy nhiên, đáng tiếc là rất nhiều thông tin trong đó phần lớn là không
được kiểm chứng, thông tin sai sự thật. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm không
chỉ làm nhiễu loạn thông tin, kích động bạo lực, tạo các trào lưu trái chiều,
thậm chí là ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước
ta.
Có thể lấy ví dụ gần đây nhất là việc một
bức ảnh về một người mẫu nước ngoài mặc quân phục qua những thông tin không được
kiểm chứng đã biến thành một nạn nhân của cuộc khủng hoảng Ukraine nhận được lượt
bình luận, thích và chia sẻ lớn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, thông tin này sau
đó được xác định là giả mạo.
Từ những hiện tượng trên, bạn đọc phải cảnh
giác, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin; nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn
chính thống, có kiểm chứng, cũng như hạn chế chia sẻ hay lan tỏa các thông tin không
nắm rõ được nguồn gốc hay bản chất của vấn đề. Như vậy, chúng ta sẽ góp phần
vào hạn chế sự bùng phát của tin giả./.
(Trích nguồn: qdnd.vn)
0 comments:
Post a Comment