Tre Việt - Ngày 21/7, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ án: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” tại Tịnh thất Bồng Lai với mức án cụ thể như sau: bị cáo Lê Tùng Vân 05 năm tù giam, các bị cáo: Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương cùng mức án 04 năm tù giam, bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên 03 năm 06 tháng tù giam và bị cáo Cao Thị Cúc là 03 năm tù giam.
Các bị cáo trong vụ Tịnh thất Bồng Lai nghe tòa tuyên án |
Lợi
dụng sự kiện này, trang facebook Chân Trời Mới Media đăng bài: Bản án Tịnh Thất
Bồng Lai là chuyện “thích nhật từ và Bò”, xuyên tạc bản chất của vụ án cũng như
hoạt động tố tụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Họ xuyên tạc rằng: “Các nhà quan sát tình hình tự do tôn giáo ở
Việt Nam cho rằng ông Lê Tùng Vân và các thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã bị
chính quyền gán ghép cho một tội danh phi lý chỉ vì chính quyền muốn “triệt
tiêu” một tổ chức đang thực hành quyền tự do tôn giáo”.
Theo thông tin từ các cơ quan điều tra,
khẳng định rằng: “Tịnh thất Bồng Lai” hay “Thiền am bên bờ vũ trụ”, chỉ là hộ
gia đình, nhà ở, không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Đây chỉ là một hộ gia đình do bà Cao Thị Cúc (sinh năm 1960) ngụ xã Long Hựu
Đông, huyện Cần Đước về xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa) làm chủ hộ, thời gian
qua đã tự mạo xưng là “chùa”, “tịnh thất”,
“thiền am”, nuôi trẻ mồ côi; những việc làm của họ trong thời gian qua, có
sự tiếp tay của một số cá nhân, công ty kinh doanh lĩnh vực giải trí, quảng bá.
Đặc biệt, nơi đây trong nhiều năm được đồn thổi và phao tin “hoa ưu đàm” để thu
hút những người hiếu kỳ đã gây xôn xao dư luận và hiểu lầm về Phật giáo, lạm dụng
pháp phục tu sĩ nhưng lại phản bác Phật giáo, làm nhiều việc không phù hợp khiến
dư luận bức xúc. Tịnh thất Bồng Lai chỉ là mạo xưng, những người ở đây không phải
là tu sĩ Phật giáo, không do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản
lý. Lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo, lợi dụng hình thức cơ sở của giáo
hội, lợi dụng hình thức nuôi những người cơ nhỡ làm từ thiện để trục lợi cho
mình. Việc làm đó vi phạm về pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của Tổ chức Phật
giáo thế giới và tổ chức Phật giáo của Việt Nam.
Từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can gồm:
Lê Tùng Vân, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị Nguyên,
Lê Thanh Trùng Dương, Cao Thị Cúc và Lê Thu Vân đã đăng tải video clip và bài viết trên các trang mạng xã hội; trong đó,
có hai kênh YouTube: “5 Chú Tiểu - Thiền
Am Bên Bờ Vũ Trụ” và “Nhất Nguyên - Hoàn Nguyên Official”. Các video clip
và bài viết này có chứa nội dung sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên
truyền, kích động, xúc phạm đến uy tín của Công an huyện Đức Hòa; xúc phạm Phật
giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ). Tại tòa, Hội đồng xét xử khẳng định rằng
các chứng cứ, video clip buộc tội là sát thực, chính xác, đã được giám định độc
lập. Hành vi của các bị cáo cũng gây ảnh hưởng tới uy tín của nhiều cá nhân, tổ
chức và tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Tại phiên tòa, các bị cáo tỏ
ra không ăn năn hối lỗi, liên tục phản bác cáo trạng, chối tội và việc phạm tội
có tổ chức,… là những tình tiết tăng nặng.
Theo Hội đồng xét xử, quy trình tố tụng
của cơ quan điều tra vụ án này là đúng quy định pháp luật, khách quan, không có
dấu hiệu sai phạm. Quá trình xét xử, các bị cáo trong vụ án có khiếu nại, nhưng
không có chứng cứ chứng minh. Tòa cho rằng: ông Lê Tùng Vân có vai trò chủ mưu,
chỉ đạo các bị cáo tạo lập kênh, đăng tải các video lên mạng xã hội, chỉ đạo Nhất
Nguyên, Hoàn Nguyên biên soạn, dàn dựng và duyệt nội dung các video sai phạm
trước khi đăng. Ông Lê Tùng Vân xúi giục người xem không tin vào luật pháp, phật
giáo, đồng thời phát ngôn xúc phạm đến lợi ích cá nhân, tổ chức. Xét tính chất
vụ án nghiêm trọng, hành vi của bị cáo Vân đã xúc phạm uy tín, danh dự Công an,
Phật giáo nhiều lần, trường hợp có tổ chức, đủ yếu tố cấu thành tội. Với các bị
cáo còn lại có vai trò đồng phạm, có hành vi nghiêm trọng nên Hội đồng xét xử
tuyên phạt mức án như trên là đúng đắn, nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Sự thực trên là minh chứng cho thấy, luận
điệu mà “các nhà quan sát tôn giáo ở Việt
Nam” rêu rao: ông Lê Tùng Vân và các
thành viên của Tịnh Thất Bồng Lai đã bị chính quyền gán ghép cho một tội danh
phi lý chỉ vì chính quyền muốn “triệt tiêu” một tổ chức đang thực hành quyền tự
do tôn giáo là sự xuyên tạc, quy chụp nố bịch, cần đấu tranh, lên án bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment