Tre Việt - Trang facebook Việt Nam Thời Báo, ngày 05/7 đăng bài “Người Mông tại Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo” của Quang Nguyên. Theo bài viết, Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo thế giới tổ chức cuối tháng 6 vừa qua tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ gồm nhiều đoàn đại biểu của 31 quốc gia tham dự. Đoàn Việt Nam đông nhất với hơn 60 người, trong đó có nhóm Tin lành người Mông. Tác giả bài viết cho rằng: “Họ là những nhân chứng sống về sự đàn áp tự do tín ngưỡng qua những phương cách tàn nhẫn, vô nhân tính của cộng sản Việt Nam”. Đây là phát ngôn vu cáo trắng trợn về tình hình tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, có
khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Đến nay, trên cả nước có
khoảng 45.000 cơ sở tín ngưỡng; trong đó, có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở
tín ngưỡng, tôn giáo. Riêng với lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc
16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động với hơn 26,5 triệu tín
đồ. Những năm qua, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật, coi đây là
một phần cuộc sống, sinh hoạt của những người theo tôn giáo. Năm 2016, Việt Nam
đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để tạo hành lang pháp lý cho các tôn giáo
đăng ký, cấp phép hoạt động, tạo điều kiện để các tín đồ “sống tốt đời, đẹp
đạo”.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, đã có
những tôn giáo, đạo lạ, tà đạo,… có giáo lý đi ngược lại với thuần phong mỹ tục
của dân tộc xâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù, chưa được cấp phép hoạt động nhưng
những người đứng đầu vẫn lén lút tìm mọi cách tuyên truyền, truyền đạo và tổ
chức các hoạt động trái phép nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiềm
ẩn gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Thậm chí có những
phần tử lợi dụng, núp bóng tự do tôn giáo để có hành động tuyên truyền, chống
phá chính quyền, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những hành động
đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam, nên bị các cơ quan chức năng điều tra, xét xử
theo quy định của pháp luật. Việc làm này là hoàn toàn bình thường, không thể
gọi đó là hành động đàn áp tự do tôn giáo như bài viết đã nêu.
Trong bài viết còn cho rằng: “khi đạo Tin Lành được truyền đến miền núi phía Bắc Việt Nam, đã giúp
người Mông hiểu được chỉ có Đức Chúa Trời cứu rỗi được linh hồn họ. Rất đông
người nghe theo Tin Lành của Chúa. Người Mông thay đổi nếp sống hủ lậu. Cuộc
sống, văn hóa lạc hậu dần thay đổi, các tệ nạn xã hội dần mất hẳn theo lời dạy
của Đức Chúa trời “Vàng Chứ””. Đây là sự ngộ nhận, ấu trĩ đến nực cười về
nhận thức của Quang Nguyên. Bởi, đúng là cuộc sống, văn hóa của đồng bào Mông
đã, đang dần thay đổi. Nhưng để có được điều đó là nhờ có đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Và có một sự
thật, một thực tế không thể phủ nhận là có hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ các
đơn vị Quân đội, Bộ đội Biên phòng, các đơn vị kinh tế quốc phòng,… đang từng
ngày, từng giờ ba cùng, bốn cùng, gắn bó mật thiết với đồng bào để tuyên tuyền,
vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, hướng dẫn cách sản
xuất, phát triển kinh tế gia đình, thay đổi cuộc sống. Hoàn toàn không thể có
chuyện Đức Chúa Trời đã cứu rỗi, làm thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Còn với nhóm Tin Lành người Mông dự Hội nghị không
hề đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cộng đồng đồng bào Mông ở Việt Nam.
Mà thực chất đây là những phần tử bất mãn với chế độ, với chính quyền. Họ đã
lợi dụng, núp bóng chiêu trò “đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng”
để vu cáo, phản ánh không đúng tình hình tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở
Việt Nam, dưới sự giật dây của các thế lực thù địch mà thôi./.
0 comments:
Post a Comment