Tre Việt - Lợi dụng việc sắp tới đây tại Hà Nội sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền song phương Australia - Việt Nam lần thứ 18, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã ra thông cáo đăng tải ngày 21/4, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, kêu gọi: “Chính phủ Australia phải chấm dứt tình trạng làm ngơ trước hồ sơ yếu kém của Việt Nam và sử dụng nhân quyền để khởi động quá trình trao đổi nghiêm túc và có ý nghĩa về cải cách nhân quyền. Việc thiết yếu đối với Australia là gây sức ép về phóng thích tù nhân chính trị,… ”. Đây là sự lộng ngôn, chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam của “HRW”.
Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam - Australia đã có từ
lâu, được xây dựng dựa trên nền tảng là sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, bình
đẳng và cùng có lợi. Đến nay, sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973
- 2023), hai nước đã ký kết nhiều văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trở
thành đối tác chiến lược của nhau. Chuyến thăm của Toàn quyền Australia David
Hurley đến Việt Nam mới đây đã góp phần tăng cường hiểu biết, gắn kết hai nước ở
tất cả các cấp, củng cố lòng tin chiến lược ngày càng phát triển; khẳng định mối
quan hệ tốt đẹp, tin tưởng lẫn nhau giữa hai nhà nước và nhân dân Việt Nam -
Australia. Do đó, việc HRW nêu: Chính phủ
Australia phải chấm dứt tình trạng làm ngơ trước hồ sơ yếu kém của Việt Nam và
sử dụng nhân quyền để khởi động quá trình trao đổi nghiêm túc và có ý nghĩa về
cải cách nhân quyền, sẽ không đạt được mục đích, mà càng bộc lộ bản chất chống
phá, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
Trên thực tế, Đảng,
Nhà nước Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia ký kết, thực hiện đầy đủ các
công ước quốc tế về nhân quyền; nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm
các quyền của công dân. Đồng thời, đảm bảo thực thi tốt nhất các quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, như: quyền tự do, dân chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, v.v. Nhờ đó, đã không ngừng tăng
cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận
xã hội, phát huy vai trò to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ
quốc. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thông qua việc
Việt Nam đang đảm nhiệm và phát huy tốt vai trò thành viên của Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng, phát triển đất
nước, đã xuất hiện một số phần tử đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Họ cố
tình lợi dụng hoặc núp bóng dưới chiêu trò đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”,…
có hành động, việc làm vi phạm pháp luật và đã bị các cơ quan thực thi pháp luật
xử lý nghiêm minh, khách quan, đúng người đúng tội. Đây không phải là tù nhân
chính trị hay tù nhân lương tâm, nên HRW yêu cầu: Việc thiết yếu đối với Australia là gây sức ép về phóng thích tù nhân
chính trị,… là phi lý, không có cơ sở.
Cũng cần nói thêm rằng, HRW chỉ là tổ chức phi chính
phủ, nên không có tư cách tác động, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
độc lập, có chủ quyền và càng không thể gây sức ép với Chính phủ Australia để họ
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều này, sẽ vi phạm vào các công
ước, luật pháp quốc tế. Chính vì thế, những hành động, việc làm của HRW là hoàn
toàn sai trái, cần bị vạch trần, lên án, đấu tranh bác bỏ./.
1 comments:
HRW là chuyên xuyên tạc
Post a Comment