Tre Việt – Phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc, trong những ngày này, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023). Ấy thế mà, Nguyễn Đình Cống lại viết bài “Ngày Thương binh Liệt sĩ: Một sự thật không được nói tới” đăng trên trang “baotiengdan”, thể hiện tính chất phản động, thù địch, khi cho rằng: Nhà nước ta tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ chỉ là “thủ đoạn ngụy biện bản chất của sự hy sinh”.
Đoàn viên, thanh niên dâng hương, dâng hoa
tại phần mộ các liệt sĩ. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN.
Nguyễn Đình Cống đã cố tình quên,
rằng: trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc
và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng
triệu người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh, hiến
dâng máu xương của mình cho Tổ quốc. Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng
liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang của Đảng, để đất nước ta nở hoa độc
lập, kết trái tự do! Riêng đối với gia
đình Nguyễn Đình Cống có 05 người là liệt sĩ.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi
ghi công và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt
sĩ. Các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với sự hy
sinh cao cả của các thế hệ đi trước! Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, những năm qua, Đảng, Nhà
nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đại
hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật
pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã
hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên
trong địa bàn cư trú, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng
cấp các công trình “đền ơn đáp nghĩa”. Đây là một chủ trương, chính sách lớn
của Đảng, Nhà nước, thể hiện tình cảm, trách nhiệm, tính nhân văn sâu sắc để
phát huy tinh thần yêu nước thương nòi, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội, đã có nhiều hoạt động
sôi nổi, thiết thực, như: chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà,
tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ, động viên gia đình chính
sách, con em thương binh, liệt sĩ, tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ và các
công trình “đền ơn đáp nghĩa”, v.v. Đặc biệt, Lễ thắp nến tri ân các anh hùng
liệt sĩ được tiến hành vào dịp kỷ niệm ngày 27/7 năm nay tổ chức tại 63 tỉnh,
thành ở tất cả các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ trong cả nước là một
hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những hoạt động thiết thực đó đã góp
phần thực hiện có hiệu quả chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc ta.
Hiện
nay, đồng bào, chiến sĩ cả nước đã và đang tiếp nối những giá trị tốt đẹp của
dân tộc ta để tri ân, báo đáp, đền ơn đối với những gia đình có công với cách
mạng, những thương binh vẫn mang trên mình những vết thương của chiến tranh.
Vậy hà cớ gì mà Nguyễn Đình Cống lại vong ân đến vậy? bội nghĩa đến thế? đối
với đất nước, dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa và chính cả sự hy sinh của
những người thân trong gia đình dòng tộc!