Tre Việt - Mới đây, lợi dụng sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo quốc tế - Khu vực châu Á (IRF Summit-Asia) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào các ngày 22 - 23/7, với tư cách thành viên Ban Tổ chức, Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) do đối tượng Nguyễn Đình Thắng làm Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành đã tranh thủ đánh bóng tên tuổi cũng như ra sức thể hiện mục đích đen tối của mình khi đưa ra những nhận định thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, vu cáo Bộ Công an cùng Ban Tôn giáo Chính phủ “kìm kẹp”, “đàn áp” tự do tôn giáo. Trắng trợn hơn, họ còn đưa ra thông tin sai sự thật về cái gọi là “các hình thức đàn áp xuyên quốc gia của cộng sản Việt Nam”.
Cần
khẳng định rằng, là quốc gia đa tôn giáo, với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
phong phú, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn
giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn
giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Các
quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam, trong Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Trên
thực tế, bước vào năm 2024, ngành quản lý nhà nước về tôn giáo bám sát chỉ đạo
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Nội
vụ; thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính và hoàn thành tốt các nhiệm vụ
chính trị được Đảng, Nhà nước giao; tham mưu với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Nội vụ nhiều chủ trương công tác lớn trong quản
lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; kịp thời phát hiện và tham mưu xử lý đối với
các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong
chức sắc, tín đồ và quần chúng nhân dân.
Công tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, góp phần ổn định
tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước. Chính quyền các cấp quan tâm hướng
dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật; bảo đảm
sinh hoạt tôn giáo ổn định, tuân thủ pháp luật, gắn bó với dân tộc.
Công
tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được
triển khai theo đúng quy định của pháp luật. Công tác đối ngoại tôn giáo và đấu
tranh nhân quyền tiếp tục được duy trì và phát huy; chủ động cung cấp thông tin
và phản bác luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, đóng góp tích cực vào đường
lối đối ngoại rộng mở của Đảng, Nhà nước ta.
Hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn cả nước diễn ra sôi động, cơ bản tuân thủ
pháp luật. Niềm tin của chức sắc, tín đồ các tôn giáo đối với Đảng, Nhà nước được
củng cố. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp tiếp tục xác định đường hướng hoạt động
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; phát huy nguồn lực cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Những
kết quả trên đây cho thấy, những chính sách đúng đắn và hiệu quả của Đảng, Nhà
nước ta đã góp phần thiết thực để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam. Vì vậy, những nhận định thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tự do tôn
giáo tại Việt Nam của BPSOS tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo quốc tế
- Khu vực châu Á chỉ là diễn trò “Bổn cũ
soạn lại”, nhằm thực hiện mục tiêu chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích
động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hành động đó cần kịch liệt lên án
và đấu tranh bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment