Tre Việt - Ngày 26/11, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa xét xử sơ thầm vụ án hình sự Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bắt giữ người trái pháp luật”, theo Điều 331 và Điều 157, Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xảy ra tại chùa Đại Thọ (ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
Ngay sau đó, một số đài báo nước ngoài,
trang tin phản động đã phát tán nhiều tài liệu có nội dung phản đối bản án, yêu
cầu Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do cho Thạch Chanh Đa Ra cùng đồng bọn.
Đặc biệt, sau phiên tòa, đại diện các tổ chức “Đoàn kết Công giáo toàn cầu (CSW)”, “Liên đoàn Khmer Krom (KKF)”
và “Tổ chức các Quốc gia và Dân tộc không
có đại diện (UNPO)” đã xuyên tạc, kích động, với những lời lẽ “lộng ngôn” khi cho rằng: “Việc chính quyền Việt Nam bắt giam các nhà
lãnh đạo tinh thần và những Phật tử là sự vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của
con người; thể hiện sự coi thường trắng trợn các tiêu chuẩn nhân quyền và
nguyên tắc dân chủ; phiên tòa bất công này là bằng chứng rõ ràng cho thấy chính
quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp người Khmer-Krom; thể hiện hành động xúc phạm
văn hóa, tôn giáo, vi phạm nghiêm trọng di sản và bản sắc của người
Khmer-Krom,…”
Đây là hành động quen thuộc mà các tổ chức,
cá nhân thiếu thiện trí vẫn thường sử dụng để can thiệp trắng trợn vào công việc
nội bộ, cũng như kích động, xuyên tạc kết quả thúc đẩy và bảo đảm quyền con người
nói chung, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nói riêng ở Việt Nam.
Khẳng định ngay rằng, tôn trọng, bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân là quan điểm, chính sách xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà
nước ta. Từ quan điểm đến chính sách và thực tiễn đều minh chứng rằng, Nhà nước
Việt Nam luôn bảo đảm trên thực tế sự đa dạng, hòa hợp, bình đẳng giữa các tôn
giáo và không có sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật, chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó, đồng
hành với dân tộc. Nhà nước bảo đảm
và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả
các tôn giáo được diễn ra bình thường theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không
có hiện tượng “đàn áp người
Khmer-Krom, xúc phạm văn hóa, tôn giáo,
vi phạm nghiêm trọng di sản và bản sắc của người Khmer-Krom,…”, như những
gì mà đại diện các tổ chức CSW, KKF và
UNPO đã xuyên tạc, kích động.
Quay trở lại với vụ án Thạch Chanh Đa Ra
và đồng bọn, theo cáo trạng, ngày 21/11/2023, phát hiện trước cửa chùa Đại Thọ
có treo 03 lá cở của “Liên đoàn Khmer CPC Krom”, đến ngày 22/11/2023, Tổ công
tác của Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình đến làm việc, yêu cầu Thạch Chanh Đa Ra
(thời điểm đó đang cầm đầu chiếm quyền quản lý chùa Đại Thọ) thì bị các đối tượng
khống chế, hành hung, gây thương tích và đưa vào chánh điện, khóa cửa, canh giữ
không cho ra ngoài; hậu quả khiến 03 người thuộc Tổ công tác đa chấn thương phải
nhập viện. Ngoài ra, từ năm 2020 đến tháng 4/2023, Thạch Chanh Đa Ra cùng một số
đối tượng khác cũng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các
thông tin sai sự thật, giả mạo, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức,
cá nhân, v.v. Hành động của Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn đã vi phạm Điều 331
và Điều 157, Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội:
“Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bắt giữ người trái pháp luật”.
Xem xét hành vi, tính chất, mức độ phạm
tội, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Thạch Chanh Đa Ra (sinh năm 1990, ngụ huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) 06 năm tù; Dương Khải (sinh năm 1994, ngụ huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng) 05 năm 09 tháng tù cùng về tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân và bắt, giữ người trái pháp luật; Kim Khiêm (sinh năm 1978, ngụ huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long) 03 năm tù về tội “Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân”. 06 bị cáo khác, gồm: Thạch Ve Sanal (sinh năm
1987) 02 năm 06 tháng tù; Kim Khu (sinh năm 1959); Thạch Chóp (sinh năm
2003); Thạch Nha (sinh năm 1998, cùng ngụ huyện Tam Bình); Kim Sa Rương (sinh
năm 1987, ngụ huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) và Thạch Quý Lầy (sinh năm 1986,
ngụ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh), mỗi bị cáo 02 năm tù cùng về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Đây là bản án thích đáng dành cho những
đối tượng vi phạm pháp luật, thể hiện tính “Thượng
tôn pháp luật” của Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”
để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là không thể chấp nhận được.
Hành động đó cần bị lên án và đấu tranh bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment