Tre Việt – Ngày 24/12, trang facebook VOA Tiếng Việt đăng bài: “Giới hoạt động: Nghị định 126 về lập hội là “điểm nghẽn thể chế” cần loại bỏ”, lu loa rằng: “Nghị định 126/2024 về quản lý lập hội là một văn bản luật thể hiện rõ nhất “điểm nghẽn” trong thể chế chính trị của chính quyền cộng sản Việt Nam, đồng thời khuyến cáo Hà Nội phải ngay lập thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Cần khẳng định, đây là luận điệu
cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhằm chống phá Đảng, chính quyền, gây
ra sự hiểu lầm, hoài nghi trong nhân dân về việc bảo đảm, bảo vệ và
thực thi quyền lập hội tại Việt Nam.
Chúng ta đã biết, ngày 08/10/2024, Chính
phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày
13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Nghị định số 126/2024/NĐ-CP gồm 08 chương, 53 điều, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 26/11/2024.
So với Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, quy định
mới trong Nghị định số 126/2024/NĐ-CP đã nâng cao tính minh bạch và hiệu quả
trong việc quản lý và hoạt động của các hội tại Việt Nam; đồng thời, quy định
chi tiết các nội dung về thành lập, tổ chức hoạt động hội nhằm đảm bảo các tổ
chức, cá nhân sẽ thành lập và hoạt động hội phù hợp với quy định của pháp luật,
góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Điều đó được thể hiện trên một số
điểm nổi bật đó là: Về đối tượng áp dụng,
Nghị định số 126 áp dụng đối với tổ chức, công dân Việt Nam có liên quan đến
thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội. Trường hợp pháp luật
chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức, hoạt động của hội khác với Nghị định
này thì áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành đó. Nghị định này sẽ không
áp dụng với các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín
ngưỡng; tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật
Lao động. Việc thành lập hội, từ ngày
26/11/2024 phải đảm bảo các điều kiện như: tên gọi; lĩnh vực hoạt động chính
không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp
trước đó trong cùng phạm vi hoạt động; có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động
phù hợp quy định pháp luật; có điều lệ, có trụ sở, có đủ số lượng tổ chức, công
dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội (trừ trường hợp luật, pháp lệnh có
quy định khác), có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội. Về cơ sở dữ liệu về hội: Nghị định mới có riêng một điều quy định về
cơ sở dữ liệu về Hội phục vụ cho công tác quản lý nhà nước mà Nghị định
45/2010/NĐ-CP chưa quy định. Bên cạnh đó, tổ chức, công dân Việt Nam có nhu cầu
thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội. Thành viên ban vận động
thành lập hội là tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động
trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến
hoạt động. Các thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo các điều kiện
theo quy định tại Nghị định. Về thời gian
đại hội thành lập là 60 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định. Quá thời hạn
60 ngày làm việc mà ban vận động thành lập hội chưa chuẩn bị kịp để tiến hành tổ
chức đại hội thành lập, thì trong thời gian 15 ngày làm việc tính từ ngày hết
thời hạn 60 ngày làm việc, ban vận động thành lập hội chủ động có văn bản gửi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị gia hạn. Quy định về các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, Nghị định dành
một chương để quy định về các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Tại Nghị định
này đã bỏ tên gọi hội có tính chất đặc thù và thay vào đó là hội do Đảng, Nhà
nước giao nhiệm vụ. Một trong những điểm nổi bật của chương này là đã có quy định
về chính sách, chế độ đối với người làm việc tại hội do Đảng, Nhà nước
giao nhiệm vụ. Về thẩm quyền giải quyết
các thủ tục về hội, Nghị định số 126 quy định cụ thể về điều khoản phân cấp
thành lập và quản lý hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Nghị định số 126 cũng quy
định một cách cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành có liên quan, không còn quy
định trách nhiệm chung chung như Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, v.v.
Như vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị định
số 126 là hết sức cần thiết, đã giải quyết được những vấn đề bất cập phát sinh
trong thực tiễn khi thực hiện công tác quản lý nhà nước về hội; kịp thời thể chế
các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về hội, cũng như giải
quyết được những vấn đề không thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của
pháp luật về quản lý hội. Dó đó, luận điệu xuyên tạc rằng: “Nghị định 126/2024 về quản lý lập hội là một văn bản luật thể hiện rõ
nhất “điểm nghẽn” trong thể chế chính trị” mà VOA Tiếng Việt lu loa cần bị
lên án và đấu tranh bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment