Việc Chính phủ ban hành Nghị định 126 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề không thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về quản lý hội. Nghị định 126 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2024, gồm 8 chương, 53 điều (tăng 11 điều) đã giải quyết được những vấn đề bất cập phát sinh trong thực tiễn, giúp công tác quản lý của Nhà nước về hội ngày càng hiệu quả hơn.
Từ khi Nghị định 126 được ban hành và có
hiệu lực, một số báo, đài, trang mạng xã hội có tư tưởng thù địch chống phá
như: Đài RFA, RFI, Việt Tân và gần đây nhất là VOA Tiếng Việt với bài viết “Thêm
nhiều nhóm nhân quyền lên án Nghị định 126 của Việt Nam”, với thủ đoạn đưa tin
phỏng vấn, hoặc viện dẫn phát biểu, bài viết của nhà nghiên cứu thuộc tổ chức
nhân quyền hay nhóm phi lợi nhuận nào đó, để đưa ra những thông tin có có
tính chất thổi phồng, bôi đen Nghị định 126 “là một công cụ giúp chính quyền
quản lý chặt hơn không gian của xã hội dân sự”; nhằm “tăng cường hơn nữa các hạn
chế đối với các hội nhóm ở Việt Nam”; “gia tăng sự kiểm soát của nhà nước, hạn
chế sự phát triển của các tổ chức xã hội độc lập và quyền tự do lập hội”…Khẳng
định đây là những lập luận sai trái, phản động, cố tình xuyên tạc sự thật, gây
hiểu lầm, hồ nghi trong nhân dân về việc bảo đảm, bảo vệ và thực thi
quyền lập hội tại Việt Nam, chúng lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống
phá Đảng, Nhà nước ta.
Thực tế, ở nước ta chưa hề có việc ngăn
cản việc các cá nhân, tổ chức thành lập hội hay kiểm soát, hạn chế các hội ấy
hoạt động, trừ phi các hội có vi phạm pháp luật. Quyền lập hội và quyền hội họp
được Việt Nam chính thức ghi nhận trong Hiến pháp. Việc ban hành Nghị định 126
nhằm đáp ứng với yêu cầu quản lý chặt chẽ và tránh tình trạng lợi dụng hội để
hoạt động phi pháp, gây thiệt hại về kinh tế và an ninh cho xã hội. Đây là biện
pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo các hội nhóm hoạt động
lành mạnh, công khai, đồng thời là một công cụ pháp lý giúp Nhà nước có căn cứ
để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng hội nhóm để hoạt động trái
phép, chống phá chính quyền. Nghị định 126 được thiết kế không chỉ để quản lý,
mà còn hỗ trợ các hội nhóm hoạt động hiệu quả. Các quy định giúp cho các hội hoạt
động có tổ chức, chuyên nghiệp hơn, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các thành viên trong hội. Khi hội hoạt động đúng theo quy định, quyền lợi của
các thành viên cũng được đảm bảo, tạo sự tin tưởng và khuyến khích người dân
tham gia, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Có thể khẳng định, Nghị định
126/2024/NĐ-CP là bước tiến quan trọng để củng cố hệ thống quản lý xã hội tại
Việt Nam, là văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để góp phần giữ vững ổn định
xã hội và đảm bảo cho các hội tại Việt Nam hoạt động theo khuôn khổ pháp luật,
tuân thủ các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. Trong Nghị định 126 đã
quy định chi tiết các nội dung về thành lập, tổ chức hoạt động hội nhằm đảm bảo
các tổ chức, cá nhân sẽ thành lập và hoạt động hội phù hợp với quy định của
pháp luật, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, thể hiện qua một số điểm
nổi bật như sau:
Một
là, về
đối tượng áp dụng, Nghị định 126 áp dụng đối với tổ chức, công dân Việt
Nam có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức, hoạt động của
hội khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Nghị định này sẽ không áp dụng với các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; các tổ chức
tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo
quy định của Bộ luật Lao động.
Hai
là, việc
thành lập hội từ ngày 26/11/2024 phải đảm bảo các điều kiện như: tên gọi; lĩnh
vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được
thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động; có tôn chỉ, mục đích,
lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định pháp luật.
Ba
là, quy
định về cơ sở dữ liệu về Hội: Nghị định mới có riêng một điều quy định về cơ sở
dữ liệu về Hội phục vụ cho công tác quản lý nhà nước mà Nghị định 45/2010/NĐ-CP
chưa quy định.
Bốn
là, về
thời gian đại hội thành lập là 60 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định. Quá
thời hạn 60 ngày làm việc mà ban vận động thành lập hội chưa chuẩn bị kịp để tiến
hành tổ chức đại hội thành lập, thì trong thời gian 15 ngày làm việc tính từ
ngày hết thời hạn 60 ngày làm việc, ban vận động thành lập hội chủ động có văn
bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản
4 Điều 15 Nghị định này đề nghị gia hạn.
Năm
là, quy
định về các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: Nghị định 126 dành một
chương để quy định về các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Sáu
là, về
thẩm quyền giải quyết các thủ tục về hội: Nghị định số 126 quy định về điều khoản
phân cấp thành lập và quản lý hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Bảy
là, quy
định về trách nhiệm của các cơ quan, liên quan: Nghị định 126 quy định một cách
cụ thể trách nhiệm của từng Bộ, ngành có liên quan.
Vì vậy, chúng ta khẳng định Nghị định
126 là văn bản pháp lý quan trọng quy định về cách thành lập, tổ chức, hoạt động
và quản lý các hội tại Việt Nam; thể hiện rõ tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu
quả trong hoạt động của các hội; quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước và ban lãnh đạo các hội… Từ đó, giúp giảm thiểu
các hành vi tiêu cực, lạm dụng quyền lực và đảm bảo hoạt động hội diễn ra đúng
với tôn chỉ, mục đích ban đầu… Đồng thời, siết chặt các quy định đảm bảo các đối
tượng phản động, chống đối không thể thành lập các hội, nhóm trá hình hòng liên
kết trong ngoài, nhận sự tài trợ của các thế lực thù địch bên ngoài chống phá Đảng,
Nhà nước Việt Nam. Do đó, chúng ta cần phải nhận diện thấy rõ những âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, chọn lọc những thông tin chính thống, xác thực;
bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc, giữ vững niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thúc
đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích./.
(Nguồn: Nhanvanviet.com)
0 comments:
Post a Comment