Tre Việt – Trong thời gian gần đây, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) về xử phạt vi phạm giao thông đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận. Ngày 14/01 có bài viết trên trang Facebook Việt Tân cho rằng nghị định này đang “tạo bức xúc, gây bất mãn trong người dân và có nguy cơ dẫn đến rối loạn xã hội”. Đây là những lập luận rất “hàm hồ”, thiếu cơ sở và không phản ánh đúng bản chất, mục tiêu của Nghị định 168, bởi:
Nghị định 168 góp phần nâng cao ý thức người
dân. Một trong những mục
tiêu quan trọng của Nghị định 168 là răn đe và giáo dục người tham gia giao
thông. Việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, như: vượt đèn đỏ, lái
xe khi đã uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm,... không chỉ là hình thức trừng
phạt mà còn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ giao thông.
Nhờ đó, ý thức của người dân dần được cải thiện, từ việc chấp hành nghiêm túc
các quy định đến tự giác tôn trọng sự an toàn của mình và cộng đồng.
Góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Theo
thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, các quốc gia áp dụng mức xử phạt nghiêm
khắc đối với vi phạm giao thông thường có tỷ lệ tai nạn giao thông thấp hơn so
với các quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả. Việc thực thi
Nghị định 168 đã góp phần giảm số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, giảm
thiểu thương vong và tổn thất kinh tế. Thực tế, ngày 14/01, đại diện Cục CSGT
cho biết, trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực sau nửa
tháng (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 14/01/2025) thực hiện Nghị định 168; Tình
hình TNGT cũng đã có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ và
thời gian trước liền kề; toàn quốc xảy ra 681 vụ TNGT, làm 365 người chết, 453
người bị thương, so với cùng kỳ giảm 355 vụ (-34,27%), giảm 47 người chết
(-11,41), giảm 426 người bị thương (-34,24%); so với thời gian trước liền kề
giảm 347 vụ (-34,53%), giảm 94 người chết (-20,47%), giảm 301 người bị thương
(-39,92%).
Hướng đến mục tiêu xây dựng văn hóa giao
thông. Nghị định 168
không chỉ nhằm xử phạt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn
hóa giao thông lành mạnh, nơi mọi người đều hiểu rõ và tự giác chấp hành luật
pháp. Một xã hội với ý thức giao thông tốt không chỉ giảm thiểu tổn thất về người
và tài sản mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lợi ích lâu dài vượt xa bất tiện tạm thời. Cái mới khi áp dụng vào thực tế, sẽ
tạo tâm lý phản ứng ban đầu trước thay
đổi. Sự bức xúc hay bất mãn của một số người trước Nghị định 168 chủ yếu
xuất phát từ việc chưa quen với những quy định nghiêm ngặt hoặc cảm thấy áp lực
khi phải thay đổi thói quen giao thông cũ. Đây là một phản ứng tự nhiên của con
người trước các biện pháp mới; nhưng tâm lý này chỉ mang tính tạm thời, cần
thời gian để thích nghi. Người dân cần được tuyên truyền, giải thích để hiểu
rằng, những biện pháp nghiêm khắc này không phải là “trừng phạt” mà là một phần
của nỗ lực xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Khi người dân hiểu rõ mục đích và lợi
ích của Nghị định 168, họ sẽ dần chấp nhận và tuân thủ. Điều này đã được chứng
minh ở nhiều quốc gia khác, nơi các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đã giúp cải
thiện đáng kể ý thức chấp hành luật giao thông. Đó là sự giảm thiểu số vụ tai
nạn giao thông – một vấn đề đã và đang gây tổn thất lớn cho xã hội, bảo vệ sinh
mạng và tài sản của người dân, cũng như xây dựng một văn hóa giao thông hiện
đại, văn minh. Những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho xã hội là không thể phủ
nhận.
Với các
tác động thực tế trên, Nghị định 168
không gây
rối loạn mà ngược lại, giúp xã hội trở nên trật tự hơn, tốt đẹp hơn. Ý
kiến cho rằng Nghị định này gây “bức xúc, bất mãn” cho người dân nói chung và
“rối loạn xã hội” là không có căn cứ; là ý kiến xuất phát chủ yếu từ một số cá
nhân có tư tưởng thù địch hoặc “hàm hồ”, a dua theo các đối tượng thù địch./.
0 comments:
Post a Comment