Tre Việt – Mới đây, trang facebook của VOA Tiếng Việt đăng thông tin “Trong hai ngày 4 và 5/2, tham gia hội nghị tự do tôn giáo quốc tế ở thủ đô Washington của Mỹ, nhiều nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Hà Nội vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) cùng với những chế tài thích đáng đối với những cán bộ vi phạm ở đất nước cộng sản”.
Cần khẳng định rằng, đây chỉ là chiêu trò “lợi dụng hoạt
động tôn giáo” quen thuộc của các nhà “dân chủ”, khi đội lốt “các nhà
hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam”
xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, “kêu gọi chính phủ
Mỹ đưa Hà Nội vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC)”, để
chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín và vị thế của Việt Nam khi Việt Nam công bố
tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028. Cần khẳng
khẳng định rõ: cái gọi là “những nhà hoạt động cho tự do tôn giáo” tại Mỹ và ở
một số nước không thể đại diện cho nhân dân Việt Nam. Đây là những kẻ chuyên lợi
dụng cái gọi là “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” núp bóng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Việt Nam.
Sự thật là, Ở Việt
Nam, tôn trọng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ
trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được
thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Điều đó đã được thể hiện tại Điều 24,
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp
năm 2013, Việt Nam cũng đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, và các
nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể góp phần tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để
bảo đảm tốt hơn quyền này được triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước phù
hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và thực tiễn ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công
nhận tổ chức tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động, hơn 3.700 điểm nhóm được đăng
ký sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập, trong đó có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn
giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam, cùng với đó là
62 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Phật
giáo Hòa Hảo. Trên cả nước có hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, hơn 54.000
chức sắc, hơn 135.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Người dân được Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo quy
định của Hiến pháp và pháp luật. Cùng với việc thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng giữa các
dân tộc; Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất
để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa, phát triển về mọi
mặt; coi đây là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững
đất nước.
Những thành quả về bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Việt Nam
đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đây được đánh giá là cơ sở
quan trọng giúp quan hệ Việt Nam-Vatican nâng cấp từ Đặc phái viên không thường
trú lên Đại diện thường trú. Năm 2023, Tòa thánh Vatican đã mở Văn phòng Đại
diện thường trú tại Việt Nam. Ghi nhận về thành tựu nhân quyền của Việt Nam nói
chung và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam nói riêng ông Kyril
Whittaker (người Anh), nhà nghiên cứu chính trị - lịch sử Việt Nam khẳng định:
Ở Việt Nam, quyền con người không những được bảo vệ mà còn được phát triển ở
mức cao nhất có thể. Việt Nam cũng bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của
người dân, với nhiều đền, chùa, nhà thờ và các cơ sở tín ngưỡng được xây dựng
như một phần của các cộng đồng dân cư. Ông Kyril Whittaker cho biết mình rất ấn
tượng trước quy mô, vẻ đẹp và vai trò của các đền, chùa Phật giáo, nhà thờ
Thiên chúa giáo và Hồi giáo trong các cộng đồng mà ông từng đến thăm ở Việt
Nam.
Từ những minh chứng trên, khẳng định: những báo cáo, đánh
giá của những kẻ đội lốt “các nhà hoạt động cho tự do tôn giáo Việt Nam” được VOA Tiếng Việt rêu rao, cổ súy không phản ánh đúng sự
thật khách quan về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, do đó cần bị
phản bác, lên án nghiêm khắc và đấu tranh bác bỏ./.
0 comments:
Post a Comment