Tre Việt - Một trong những nội dung
quan trọng của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII là sẽ thông qua Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992. Đây là việc làm hết sức hệ trọng, đáp ứng nguyện vọng của
toàn dân.
Bởi lẽ, Dự thảo Hiến pháp được thông qua lần này không chỉ làm cơ sở
quan trọng để tháo
gỡ những vướng mắc, những “nút thắt” trong cơ chế, chính sách về những vấn đề
không còn phù hợp, mà còn là cơ sở căn bản bảo đảm cho sự phát triển của đất nước. Vì thế, việc dừng hoặc lùi thời
gian thông qua Dự thảo sẽ trở thành rào cản, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Thế mà, trong
thời gian gần đây, chúng ta lại thấy xuất hiện “lời kêu gọi”, “yêu cầu”, “tuyên bố”… của
một một số cá nhân, tổ chức với Quốc hội tạm dừng thông qua Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 với những lời lẽ và giọng điệu khác nhau. Điển hình, như: Tuyên bố xã hội dân sự
đòi hỏi Đảng ta phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ chế độ “độc trị”
sang “dân chủ”, thông qua việc sửa đổi Hiến pháp lần này, kéo dài thời gian
thảo luận về Hiến pháp để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm tinh thần từ những
bản dự thảo khác do chính các “nhà dân chủ, cấp tiến” biên soạn.
Việc đưa ra chủ trương sửa đổi hiến pháp 1992 của
Đảng lúc đầu với thời gian góp ý, thu thập ý kiến trong nhân dân chỉ có 03
tháng, song xuất phát từ tình hình thực tiễn và nhận rõ sự cần thiết để xây
dựng một Hiến pháp có tầm vóc, thể hiện đầy đủ ý nguyện của nhân dân, Đảng ta
đã chủ trường kéo dài thời gian đến 09 tháng. Kết quả đã có hàng chục triệu
lượt ý kiến gửi về được Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu, chỉnh lý và
đưa ra trình Quốc hội xem xét. Việc làm này đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt
chính trị lớn, mọi công dân đều có quyền góp ý và mọi sự góp ý, kể cả những ý
kiến trái ngược với các bản Dự thảo do Quốc hội công bố cũng đều được ghi nhận
và lý giải một cách thấu tình, đạt lý.
Có thể nói rằng, một trong những quyết định đúng
đắn nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam
đã biết phát động và kết thúc đúng thời gian góp ý cho bản Dự thảo Hiến pháp.
Bởi lẽ, không phải kéo dài thời gian góp ý mới có được một bản Dự thảo tốt;
việc kéo dài thời gian, hoặc tạm dừng thông qua chỉ có ý nghĩa khi thực tiễn
còn nhiều vướng mắc, chưa được bàn luận kỹ càng. Đối với bản Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp lần này đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội triển khai tổ chức thực hiện
một cách chặt chẽ, cả việc phát huy trí tuệ toàn dân, đến kỹ thuật lập pháp,…
đều được thông qua nhiều kỳ họp, nhiều hội thảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến tổ chức, bàn thảo một cách kỹ lưỡng; thể hiện rõ
tính cương lĩnh là “đạo luật số 1 quốc gia”, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề
ra. Nội dung Dự thảo đã thể hiện đầy đủ ý chí và nguyện vọng của đông đảo các
tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc; thể hiện tính ưu việt, bản chất dân chủ,
tiến bộ về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH.
Khi công tác
chuẩn bị đã chu đáo, điều kiện đã chín muồi thì vấn đề đưa ra quyết định đúng
lúc chính là thượng sách để giành thắng lợi. Và một thực tế không còn phải bàn
cãi, đó là: Đúng 9 giờ ngày 21-10, tại thủ đô Hà Nội, kỳ họp thứ 6, Quốc hội
khóa XIII đã khai mạc trọng thể, với các nội dung hết sức quan trọng và mang ý
nghĩa lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật; quyết định đến những vấn đề
quan trọng của đất nước. Quốc hội xác định, việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 là một nội dung lớn trong công tác xây dựng pháp luật tại Kỳ họp
thứ 6. Quốc hội sẽ dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân
chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý
kiến của nhân dân, tiếp thu và giải trình đầy đủ, có tính thuyết phục cao về
những vấn đề đặt ra trong sửa đổi Hiến pháp, bảo đảm để Quốc hội thông qua được
một đạo luật đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
Như vậy, những
“lời kêu gọi”, “yêu cầu”, “tuyên bố”,… đề nghị dừng, hoặc kéo dài thời thông
qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để xem xét lựa chọn một con đường mới đi tốt
đẹp hơn; chờ đại hội Đảng sắp tới mới sửa đổi hiến pháp,… của một số cá nhân,
tổ chức có mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta gần như đã trở thành những ý
tưởng hảo huyền.
Nhân dân Việt Nam
đang dõi theo tiến trình của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và mong chờ sự
sáng suốt của đại biểu Quốc hội trong việc bỏ phiếu quyết định thông qua bản
Hiến pháp mới. Với hy vọng các vị đại biểu Quốc hội sẽ đề cao trách nhiệm, làm
tròn sứ mệnh là người đại biểu của nhân dân, bảo đảm cho ý Đảng và lòng dân
ngày càng hòa quyện, bền chặt cùng vững bước đi lên CNXH - con đường duy nhất
đúng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn./.
6 comments:
chả hiểu các bác khoan hoãn làm gì, nhưng chắc là ý không tốt rồi. Có gì thì nói luôn, làm sao phải đợi..
Những kẻ đang kêu gọi Quốc hội dừng thông qua Hiến pháp chỉ là kéo lùi sự phát triển của xã hội. Đất nước đã có sự phát triển đòi hỏi phải có bản Hiến pháp đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội thế mà lại nói dừng thông qua. Họ nhằm mục đích gì vậy? Để làm đất nước thiếu cơ sở pháp lý trong quá trình phát triển chắc? Đừng hão huyền. Không thể cản trở sự phát triển của đất nước được.
Mấy cái đứa "ba lăng nhăng", chúng nó nói càn ấy mà. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần có dân chủ đóng góp. Nhưng dân chủ phải có giới hạn. Đừng nghe chúng nó làm gì bà con.
Tôi thừa biết ý kiến của mấy Chả rùi. Chẳng phải là sáng kiến này nọ gì đâu. Mấy Chả muốn cho Hiến pháp không được thông qua. Nói tóm lại là sợ đất nước này có luật pháp chặt chẽ thì mấy Chả hết đường tính toán mà thôi!
Ghét cay ghét đắng tụi chọc gậy bánh xe. C.. cứ sủa, đoàn người cứ tiến!
Muốn hoãn để câu giờ... rồi tìm cách cố đấm ăn xôi đây.
Hoãn là hoãn thế nào. Việc của dân, của nước mà hoãn thì có mà chỉ những kẻ bán nước muốn tìm cách phá hoại. Thực ra chẳng ai lạ gì các loại nhân sĩ, trí thức rởm này đang làm trò để tìm cách moi thêm tiên của ông chủ bên ngoài. Chúng tìm mọi cách chống phá chẳng được, bầy giờ lại muốn câu giờ để tiếp tục "kiến nghị" hòng cố đấm ăn xôi ấy mà. Nhừng mà xôi hấm mất rồi mấy "nhân sĩ" rởm ơi.
Post a Comment