Dec 5, 2013

Nghĩ về một ông nghị không bấm nút

Tre Việt - Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội khoá XIII đã tiến hành một công việc có tính lịch sử: thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCNVN (sửa đổi năm 2013) sau gần một năm xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan chức năng đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều lần, thận trọng với tinh thần  cầu thị. Bản Hiến pháp sửa đổi đã được tuyệt đại đa số đại  biểu Quốc hội nhấn nút tán thành, thể hiện rõ lòng dân đã đồng lòng với Đảng. Chỉ có 2 vị đại biểu không nhấn nút. Đó cũng là lẽ bình thường trong hoạt động của Quốc hội đang thể hiện tính dân chủ ngày càng tăng . Thế nhưng, điều không bình thường  lại ở chỗ ông nghị nọ công khai với báo chí  rằng, chính ông là 1 trong 2 vị không nhấn nút. Hơn nữa, những lý do mà ông đưa ra không có mấy thuyết phục, nhất là ông ta lại là nhà nghiên cứu lịch sử.
Câu hỏi đặt ra là: 1. việc ông ta công khai danh tính có vi phạm quy định bỏ phiếu kín của Quốc hội không nhỉ? Trong khi, việc nhấn nút của ta hiện nay không thể hiện được ai bấm đồng ý, ai không đồng ý. Vậy , việc ông ta công khai danh tính nhằm mục đích gì? Có phải là một cách pi-a cho nổi tiếng?
    2. Lý do ông ta cho rằng ông đại diện cho bộ phận cử tri có ý kiến khác với đa số. Vậy, trong kỳ tiếp xúc cử tri lần này, không biết cử tri nơi ông ứng cử có đồng tình với cách hành xử của ông không nhỉ?
    3. Lý do nữa mà ông không nhấn nút là ông cho rằng Lời nói đầu của Hiến pháp đã ghi rõ việc thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng. Điều đó theo ông là không thỏa đáng và ông cũng đại diện cho số cử tri có ý kiến khác về vai trò lãnh đạo của Đảng để thể hiện sự không hài lòng thông qua việc không nhấn nút. Ở đây, người ta có thể nghi ngờ trình độ của nhà sử học, khi ông không biết rằng, các bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều nói rõ điều này cả. Hơn nữa, hiến pháp là một Văn bản chính trị, làm gì có loại hiến pháp phi chính trị. Không có bất cứ lực lượng cầm quyền nào mà lại xây dựng bản hiến pháp đi ngược lại mục tiêu chính trị của mình cả. Lịch sử thế giới và nước ta có không ít minh chứng cho điều đó. Chỉ có kẻ dốt lịch sử, hay cố tình che dấu mục đích chính trị của mình mới nói như ông nghị nọ.
    4. Lý do còn vấn đề sở hữu, vấn đề chính quyền địa phương chưa ngã ngũ, nên ông không thể biểu quyết, cũng không thể thuyết phục được đa số người dân có hiểu biết.  Ông thừa nhận là ông làm việc trong tổ biên tập, ông nhận thấy sự làm việc thận trọng, tận tụy, cầu thị của tổ biên tập, nhưng tại sao ông lại không thể vượt qua được điều đó, khi những vấn đề này sẽ còn tiếp tục được thảo luận, nghiên cứu. Hơn nữa, tiêu chí cho việc tiến hành sửa đổi hiến pháp lần này là chỉ sửa những gì đã rõ, những gì chưa rõ thì làm sau. Trong tổ biên tập thì ông phải quán triệt kỹ tiêu chí này chứ.
      Từ 4 vấn đề nói trên, có thể nghi ngờ động cơ của ông nghị này. Không biết hành động không nhấn nút và công khai danh tính của mình là khôn hay dở đây?

6 comments:

Tâm Thức said...

Nhà Sử học Dương Trung Quốc là một con người như vậy. Đánh bóng tên tuổi của mình trên nghị trường Quốc hội, cũng như ở nhiều diễn đàn khác là "thói quen" của con người này. Ông ta từ địa hạt lịch sử "lấn sân" sang địa hạt chính trị. Thiết nghĩ, ông ta không xứng đáng là một đại biểu Quốc hội chân chính.

Phú Hưng said...

Đó là quyền của đại biểu Quốc hội thôi. Nhưng quyền gì thì cũng phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Nếu chỉ muốn trở thành người nổi tiếng thì cách làm này quá dở, chẳng nên chút nào.

nông dân said...

Trước đến nay tôi cũng rất thích ông này. Nhưng với những gì ông vừa thể hiện đã khiến tôi buồn và thất vọng về ông.

Bờm said...

Ông nghị này dở quá rồi...

Phạm Hồng Quyên said...

Úi xời, kể cả các bác không nêu danh tính ông này em cũng đã biết rõ ông ta rồi. Dạo này ông DTQ cũng "hăng hái, tích cực" tuyên truyền cho "lề trái" lắm nhé, được bọn tuanvietnam.net cổ súy, phát hiểu điều gì cũng như đúng rồi ý, sự thực đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của ông ta thôi chứ ai ủng hộ. với lại là nhà sử học thì trước hết phải tôn trọng sự thực, tôn trọng tính khách quan khoa học nhưng dường như ông này dẫm đạp hết lên những nguyên tắc đó vì một số lý do... chắc là không lấy gì làm chính đáng lắm ặc ặc

sonnguyen said...

Nhà sử học Dương Trung Quốc? Ôi chao, nghê quá! Ông Dương Trung Quốc có xứng đáng là Nhà sử học không n hỉ? Chắc không! Vifsao tôi nói vậy, trước hết cần xem ông ta công hiến gì cho khoa học swe nước Việt. Hình như không. Thứ hai, xem ông ta đối với Lịch sử nước nhà là cái tâm, cái nghiệp, hay là cái "phông", "tấm áo choàng" để ông ta tiến thân trong trò chowimyj đan? Chắc vậy. Ông Dương Trung Quốc, nhất thiết không phải là nhà sử học, ông ta chỉ là một kẻ cơ hôi, và nói quá là một con "điếm" chính trị mà thôi. Có lẽ ông ta đang "ngửi thấy cơ hội" của những kẻ mạo danh dân chủ cho tý tiếng... "nhục" nên bô bô tự xưng không bỏ phiếu tán thành bản Hiến pháp 2013. Không sao,ngạn ngữ có câu "chó cứ sủa, đoàn quân vẫn cứ... tiến lên"

Post a Comment