Đảng ta công bố Dự thảo các
văn kiện Đại hội XII của Đảng với mong muốn đón nhận, tiếp thu những đóng góp
hợp lý của nhân dân để bổ sung, hoàn thiện đường lối lãnh đạo trong nhiệm kỳ
tới. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch tăng cường chống phá, trong đó
việc thổi phồng những yếu kém bất cập để rồi suy diễn, xuyên tạc là một chiêu
trò của chúng.
Trong Dự thảo báo cáo chính
trị trình Đại hội XII, Đảng ta đánh giá: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn
biến phức tạp, như nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch với
những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông mạng
Internet để chống phá ta và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ”. Đó là thể hiện tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, dũng cảm, nhìn
thẳng vào sự thật, không che dấu khuyết điểm; đồng thời, thể hiện sự cảnh tỉnh,
phản tỉnh sâu sắc cũng như ý thức cầu thị của Đảng trước vận mệnh của Tổ quốc
và chế độ. Lợi dụng điều này, một số kẻ mang danh nhà “dân chủ” ra sức thổi
phồng, phóng to sự đánh giá hết sức khách quan, trung thực, cầu thị trên. Từ
đó, họ cho rằng bốn nguy cơ: tụt hậu về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn
tham nhũng và tệ quan niêu; “diễn biến hòa bình” được nói đến lần đầu tiên tại
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01-1994), 21 năm sau
chúng chẳng những vẫn tồn tại mà còn khỏe mạnh hơn. Như vậy là Đảng đã thất
bại. Nếu bảo thành công thì tại sao từ “bốn nguy cơ” lại đẻ thêm ra hai nguy cơ
cực kỳ nguy hiểm được gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng?
Vì vậy giấc mơ xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” từ khi có đổi mới năm 1986 cũng đã tan ra mây khói, v.v.
Thật trơ trẽn khi đưa ra nhận
định trên, họ không những không khách quan, thiếu căn cứ thực tiễn, phi
lô-gích, không xuất phát từ cơ sở luận cứ nào, mà họ còn cố tình giả mù, giả điếc
trước những thành tựu của Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới gần 30 mươi
năm qua. Hiện Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng
kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, quy mô
và tiềm lực kinh tế liên tục tăng lên, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam bình quân giai
đoạn 1990 - 2014 đạt 6,9% năm; riêng GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD gấp 30
lần năm 1990; thu nhập bình quân năm 1990 đạt 96 USD/người, thì năm 2015 đạt 2.200
USD/người, tăng gấp 21 lần so với trước thời kỳ đổi mới (năm 1986). Theo Báo
cáo của Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị Đối tác Phát triển Việt Nam (ngày
05-12-2014), trong giai đoạn khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu (2008 - 2013), tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4,6%,
trong khi đó: In-đô-nê-xi-a là 4,5%; Phi-líp-pin là 3,3%; Thái Lan là 2,7%,
Ma-lai-xi-a là 2,6%. Đây liệu có phải là bằng chứng đủ làm sáng mắt những nhà
“dân chủ” giả mù hay suy diễn? Nếu chưa thuyết phục thì những nhà “dân chủ”
chống mắt mà nhìn cho rõ: trước đổi mới Việt Nam phải nhập khẩu lương thực thì
đến nay lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới; mới nhất, ngày
05-10-2015, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Như vậy, chắc hẳn đủ kín để bịt
mồm mấy kẻ lải nhải rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay tụt lùi so với trước.
Không chỉ kinh tế tăng trưởng
khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành,
phát triển mà chính trị - xã hội cũng ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng
cường. Văn hoá - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của
nhân dân có nhiều thay đổi, đẩy lùi được đói nghèo, lạc hậu. Việt Nam đã
hoàn thành hầu hết và cơ bản các chỉ tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt là đã thực
hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, riêng trong giai đoạn 2011 - 2015 Việt Nam đã
giành tới 364.000 tỷ đồng để xóa đói, giảm nghèo; nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm
mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống còn gần 6% năm 2014 và dự kiến dưới 5% vào năm
2015. Việt Nam không chỉ biểu tượng của “chủ nghĩa Anh hùng cách mạng” mà còn
là tấm gương “xóa đói, giảm nghèo”, là điểm sáng thu hút bạn bè đến đầu tư,
thăm quan, du lịch.
Cùng với đó, dân chủ xã hội
chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng (Hiến pháp năm 2013 quy định rõ:
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân). Đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước
được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã
hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào
chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao. Trên bình diện quốc tế Việt Nam Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào đời
sống chính trị thế giới. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180 nước
và vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ đối tác Chiến lược và đối tác Toàn diện với
13 nước. Việt Nam, là: thành thành viên chính thức của WTO; Ủy viên Hội đồng
Nhân quyền tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68); Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ
2013-2017; Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện IPU-132,… và là một thành
viên có trách nhiệm cao trong giải quyết các vấn đề đặt ra.
Những thành tựu trên khẳng
định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử. Đó là sự thật, không một ai, một thế lực nào có thể phủ nhận!
Tuy nhiên, bên cạnh đó những
biểu hiện của bốn nguy cơ mà Đảng ta đã xác định vẫn luôn hiện hữu, nhất là:
tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nạn tham
nhũng và tệ quan niêu; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có xu
hướng diễn biến phức tạp trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức. Thiết nghĩ, đó cũng là lẽ tự nhiên của quá trình vận động phát triển mà
bất cứ một quốc gia, thể chế chính trị nào cũng gặp phải, không riêng gì ở Việt
Nam .
Việc khắc phục những biểu hiện trên không hề đơn giản, nó thực sự là cuộc đấu
tranh phức tạp; đòi hỏi phải kiên quyết, kiên trì, lâu dài. Gần đây việc Chủ
tịch Hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) Rôn-hát tham nhũng 1,8 triệu USD là một
minh chứng sinh động nhất cho vấn nạn này, v.v. Vấn đề quan trọng là: phải
thẳng thật, dũng cảm nhìn thẳng vào thực tiễn để đánh giá đúng sự thật, nhất là
những khuyết tật, những yếu kém. Từ đó, đề ra đường lối, hoạch định chính sách
và triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục thì mới tồn tại, phát
triển. Xin mạn phép hỏi các nhà “dân chủ” giả dạng: có ai nắm tay từ tối đến
sáng không? Trong đời liệu có ai không vấp ngã và không có những sai lầm,
khuyết điểm không? Chắc là không có phải không thưa những nhà “dân chủ”?
Thế thì, việc Đảng Cộng sản
Việt Nam thực hiện phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đánh
giá đúng sự thật”, công khai thừa nhận những khuyết điểm, cũng như cảnh báo
những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đang hằng ngày tác động trực tiếp đến quá trình
lãnh đạo của mình để có các giải pháp đấu tranh, khắc phục là việc làm hết sức
bình thường, là lẽ tự nhiên hợp quy luật; tất cả vì mục tiêu xây dựng một nước
Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bởi, nếu không tự
nhìn nhận đánh giá đúng khuyết điểm thì sẽ không biết khắc phục từ đâu, biết
đổi mới cái gì? Điều đó tất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng,
của chế độ. Sự sụp đổ, tan rã của Đảng Cộng sản ở Liên - Xô và các nước Đông Âu
vào những năm 90 của thế kỷ trước là một bài học vô cùng đắt giá đã chứng minh
điều đó. Hẳn nhiên, các thế lực thù địch đang muốn tái diễn kịch bản đó ở Việt Nam ? Vì
thế, họ dùng trăm phương nghìn kế với nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc để chống
phá cách mạng Việt Nam
là điều không có gì lạ.
Điều đáng bàn là sự ngô nghê,
giả mù, giả điếc của các nhà “dân chủ” không xuất phát từ cái tâm trong sáng mà
là từ dụng ý xấu, luôn soi mói nhìn xã hội chỉ một màu xám, để rồi dùng chiêu
thổi phồng những hạn chế, khuyết tật vốn tồn tại và sống “tầm gửi” giống như họ
bên cạnh sự phát triển của bất cứ xã hội, thể chế chính trị nào cũng có, cũng phải
đương đầu giải quyết. Nực cười hơn, khi họ cố suy diễn từ những biểu hiện, hiện
tượng bên ngoài của sự việc, như: từ những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” mà Đảng ta đã nêu, họ cho rằng đó là bản chất, từ đó quy đồng cộng lại theo
kiểu toán học của các cháu lớp một, lớp hai,... thành nguy cơ rồi hàm hồ đưa ra
những luận điệu sai trái để phát tán nhằm gây nhiễu loạn xã hội, hạ thấp, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thật là sự suy diễn hết sức
lố bịch của những nhà mang danh “dân chủ” - đồ “ếch ngồi đáy giếng” đòi luận
anh hùng!
2 comments:
Quà tặng họp lớp
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Post a Comment