Tre việt - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, gọi là EVFTA sắp được
ký kết sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhân dân Việt Nam và các nước EU.
Nhận thấy lợi ích to lớn này, các nhà “dâm chủ” trong nước, các tổ
chức nhân quyền quốc tế và thế lực thù địch ra sức chống phá, coi đây là cơ hội
để gây sức ép cho Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Chúng tích cực vận động
hành lang để có những tác động đến Nghị viện châu Âu, như: tháng 9-2018, chúng
vận động 32 dân biểu Quốc hội châu Âu ký tên vào bức thư gửi tới bà Federica
Mogherini và bà Malmstrom (Đại diện cấp cao của EU) để yêu cầu khối này tăng sức
ép, buộc Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA; tháng
10-2018, chúng vận động Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế (thuộc Nghị viện
châu Âu) thực hiện buổi điều trần công khai về EVFTA, v.v.
Ngày 10-01-2019 vừa qua, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)
kêu gọi EU hoãn phê chuẩn EVFTA, với lý do và thời hạn là: “cho tới khi Chính
phủ Việt Nam có các biện pháp cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng tệ
hại của mình” (!).
Tuy nhiên, đi ngược lại với ý đồ của chúng, EVFTA vẫn được đàm phán
theo đúng lộ trình đã định. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp châu Âu “khát” thị trường gần 95 triệu dân. Theo
đó, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, lượng người có thu nhập
trung bình trở lên tăng nhanh chóng khiến thị trường tiêu dùng với gần 95 triệu
dân thực sự là điểm đến lý tưởng của hàng tiêu dùng châu Âu, nhất là nông sản,
thực phẩm, sản phẩm thịt, sữa và dược phẩm. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh
nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), công bố ngày 08-10-2018 tại Brussels (Bỉ),
gần như tất cả doanh nghiêp châu Âu mong đợi EVFTA sẽ được thông qua và thực
thi vào năm 2019, hoặc sớm nhất có thể. Theo báo cáo này, gần 80% doanh nghiệp
tham gia khảo sát cho rằng, EVFTA sẽ tác động “mạnh mẽ” đến hoạt động kinh
doanh trung hạn hoặc dài hạn; sẽ giúp Việt Nam tăng tính cạnh tranh; biến Việt
Nam trở thành cánh cổng giao thương cho các doanh nghiệp châu Âu trong khu vực
Đông Nam Á.
Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam nhận định và cho biết, theo dự
tính, EVFTA sẽ khiến nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 35% - 40%, nhiều công ty
châu Âu sẵn sàng đầu tư vào nông nghiệp, dược phẩm, thực phẩm của Việt Nam khi
EVFTA có hiệu lực. Những chuyến đi của doanh nghiệp châu Âu đến Việt Nam ngày một
dày hơn, đón đầu thời điểm EVFTA thực thi để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh
đã cho thấy điều đó. Rất nhiều sản phẩm từ EU như máy móc, thịt bò, sữa, rượu
vang, dược mỹ phẩm,… đang chờ đến “thời điểm vàng” để vào Việt Nam.
Theo các kết quả đàm phán, EVFTA sẽ cho phép giảm 99% thuế quan đối
với tất cả các mặt hàng, trong đó, một số mặt hàng sẽ giảm thuế theo thời gian,
lộ trình cụ thể và một số sẽ bị giới hạn về hạn ngạch. Ví dụ, Việt Nam sẽ miễn
thuế đối với xe ô tô nhập khẩu từ EU (mức thuế hiện đang là 78%) trong 10 năm tới,
miễn thuế đối với rượu vang (mức thuế hiện là 50%) trong 7 năm. Các doanh nghiệp
từ EU cũng sẽ được đấu thầu các hợp đồng trong lĩnh vực công của Việt Nam. Việt
Nam cam kết bảo vệ 169 sản phẩm đồ uống và thực phẩm của EU. Ngược lại, EU sẽ
miễn thuế nhập khẩu trong 7 năm đối với một số sản phẩm của Việt Nam, như hàng
dệt may, giày dép, v.v.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ nhì của EU ở Đông Nam Á (chỉ
sau Singapore), tổng trị giá trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và EU trong năm
2017 đạt 50,46 tỷ đô la. Mối lợi ích khổng lồ này khiến cộng đồng doanh nghiệp
châu Âu, gây áp lực cho Nghị viện châu Âu đẩy nhanh việc phê chuẩn EVFTA, bất
chấp những lời kêu gọi “vô lý” từ HRW. Điều đó cho thấy, không gì ngăn cản được
lợi ích của mối quan hệ EU với Việt Nam./.
2 comments:
Bài viết rất hay
Nội dung bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả
Post a Comment