Tre Việt - Trân trọng giới thiệu
bài “Hội chứng đám đông” của bạn
Nguyễn Phú Hưng gửi đến Tre Việt để chúng ta thấy thêm thói a dua trong xã hội
ta hiện nay.
HỘI
CHỨNG ĐÁM ĐÔNG
NGUYỄN PHÚ
HƯNG
Tôi có anh bạn là cán
bộ làm việc ở một viện nghiên cứu khoa học của một nước thuộc châu Âu. Mấy năm
gần đây, anh thường xuyên về nước tham gia các hoạt động khoa học. Trong lần
chia tay mới đây để anh về nước bạn tiếp tục nghiên cứu khoa học, chúng tôi có
dịp nói chuyện với nhau nhiều hơn. Đang nói chuyện bỗng anh buông tiếng thở
dài. Thấy vậy, tôi liền hỏi, sắp phải xa Tổ quốc buồn hay sao mà thở dài thế?
Đúng. Tôi thấy buồn Ông
ạ!
Tại sao? Tôi hỏi.
Anh ấy trả lời:
Qua các lần về nước,
quan sát hoạt động của người Việt Nam ta, tôi thấy, hình như nhiều
người “mắc bệnh hội chứng đám đông” ông ạ!
Trong khi tôi còn ngơ
ngác chưa hiểu ý anh nói thế có nghĩa là gì, thì anh đã nói liền một mạch, tôi
không sao chen vào được, dường như anh nói để “xả nỗi bực dọc” trong người thì
phải:
Này nhá, cứ đi trên
đường ông sẽ thấy, dù là đèn tín hiệu giao thông đang vàng, chưa chuyển sang
mầu xanh, nhưng nếu có vài ba người cứ đi thì lập tức có nhiều người khác cùng
đi theo. Khi đèn xanh đã hết, chuyển sang màu vàng cũng thế, người ta cứ cố...
đi. Việc làm đó của một số người đã cản trở việc đi lại của nhiều người khác,
thậm chí còn có thể gây ra tại nạn giao thông. Rất nguy hiểm!
Nào là thị trường
chứng khoán, thị trường vàng, thị trường bất động sản,… nóng lạnh cũng phần
nhiều do thấy người khác làm thì nhiều người cũng làm theo, mà không xuất phát
từ nhu cầu thực của mình. Điều ấy làm cho thị trường không còn phản ánh đúng
bản chất nữa.
Nào là, trong sinh
hoạt tập thể, một số người không thể hiện rõ chứng kiến riêng, mà thường phát
biểu theo nhiều người, nhất là theo “ý cấp trên”, a dua, minh họa, cho dù suy
nghĩ của mình khác. Thú thực, phải nghe những ý kiến kiểu ấy chán lắm ông ơi!
Nào là, trong công
tác quản lý của người có trách nhiệm cũng thường “ngó nghiêng” xem cơ quan, đơn
vị, địa phương bạn trong những trường hợp như thế thì người ta làm thế nào để
mình còn làm theo, thậm chí làm theo cả những điều không đúng pháp luật. Vừa
qua, ở một số địa phương người ta tụ tập đông người, biểu tình để phản đối Dự
Luật Hành chính - Kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng, đa số là theo, thấy
người ta đi thì mình đi theo, thấy người ta làm thì làm theo,... thực chất có
hiểu “đầu cua đuôi nheo” gì đâu. Hậu quả của “Hội chứng đám đông” vừa qua như
thế nào ông biết rồi đấy!
Nào là, ngay cả việc
tâm linh, như đi lễ chùa dâng sao giải hạn đầu năm, mặc dù không có trong giáo
lý nhà Phật, nhiều người không hiểu, cứ thấy người ta đi, người ta làm thì mình
làm theo để “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đấy ông ạ!
Nào là, còn nhiều,
còn nhiều kiểu “làm theo” như thế ông cứ chịu khó quan sát là thấy thôi. Cứ cái
kiểu “làm theo” như thế thì làm sao mà tôi không buồn được! Ở nước tôi đang
công tác không thấy có tình trạng ấy. Kiểu “làm theo” như thế là điều không tốt
của một bộ phận người Việt Nam
ta, cần phải sửa thôi! Nhưng sửa bằng cách nào thì khó đấy, nếu mỗi người không
tự nhận thức được điểm xấu của kiểu “làm theo” ấy.
Dừng giây lát, anh
nói tiếp:
Trong nghiên cứu khoa
học như chúng tôi nếu cứ theo kiểu tâm lý “đám đông” như thế thì làm gì có phát
minh, sáng tạo được hả ông?
Chia tay anh bạn,
nhưng câu hỏi của anh cứ xoáy vào tâm trí tôi, làm tôi cứ miên nam với câu hỏi
ấy. Và thấy anh bạn nói rất đúng. Ngày trước, Cobepnics (Cô-péc-ních) nếu cứ kiểu tâm lý “đám đông” thì làm gì tên tuổi của Ông được ghi
nhận đến ngày nay, khi quả quyết trái đất quay quanh trục của nó./.
2 comments:
Chân lý thuộc về cái đúng, không thuộc về số đông
Hiện nay tình trạng a dua diễn ra rất phổ biến, nó diễn ra trên hầu hết các hoạt động, nhất là a dua theo những việc làm xấu như cùng vượt đèn đỏ, cùng sai phạm ...; tất cả đều có suy nghĩ là họ làm được thì mình cũng làm được; vậy là sai hàng loạt; thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc để ngăn chặn các sai phạm kiểu này.
Post a Comment