Dec 27, 2020

Biết mình là ai

         Tre Việt - Ngày 26/12/2020, một số người tự xưng là đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân “cộm cán” lâu nay vẫn lên tiếng đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” đã đăng tải trên trang mạng xã hội Tiếng Dân thư gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng có tiêu đề: “Yêu cầu nhà cầm quyền thực thi Hiến pháp 2013, đình chỉ bắt bớ người phản biện ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân lương tâm”. Trong thư họ cho rằng: Tất cả các trường hợp bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra, xử lý trong thời gian qua, như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Trần Đức Thạch,… đều là phản kháng phi bạo lực bằng phản biện báo chí, phản biện xã hội. Và họ đưa ra một loạt yêu cầu, như: chấm dứt bắt bớ; Quốc hội sửa đổi, hủy bỏ các điều luật để khuyến khích phản biện; chỉ đạo thực hiện đầy đủ Hiến pháp 2013, v.v.

Trước hết, cần khẳng định ngay rằng, hệ thống pháp luật của đất nước ta đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng thực tiễn phát triển của xã hội. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan thực thi pháp luật chỉ thực hiện việc bắt giữ công dân để điều tra, xét xử khi có đủ cơ sở, bằng chứng khẳng định công dân đó có hành động, việc làm vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Và các bước tiến hành diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành, không làm sai, đổ oan cho ai.

Trên thực tế, có rất nhiều kênh, hình thức để công dân có thể đóng góp, nêu ý kiến của mình. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp là cơ quan đại diện, luôn sẵn sàng tiếp nhận, truyền tải các ý kiến phản biện, đóng góp xây dựng của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp. Những năm qua, công tác này đã phát huy vai trò, chức năng và hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển đất nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được dư luận nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, đánh giá cao.

Tuy nhiên, một số công dân đã không thực hiện việc phản biện, đóng góp theo quy định của pháp luật, mà họ tự làm theo cách của mình, theo kiểu “chọc gậy bánh xe”, cố tình làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm công kích, chống lại Nhà nước, chính quyền, đi ngược lại lợi ích của đa số nhân dân. Vì thế, việc họ cho rằng hành động, việc làm của những người họ nêu tên chỉ là “phản kháng phi bạo lực, phản kháng bằng phản biện báo chí” là cố tình bao biện, chối tội cho đồng bọn. Bản thân họ cũng đâu có tốt đẹp gì, sao không tự vấn xem mình là ai? Đã làm được gì cho đất nước, nhân dân chưa? Hay do tự suy thoái về tư tưởng chính trị, sinh ra bất mãn, tiêu cực, bỏ Đảng, quay ra chống chế độ, rồi đưa ra yêu cầu hết sức phi lý. Hơn nữa, họ không phải là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, các tổ chức đoàn thể xã hội hợp pháp nên thư gửi này hoàn toàn vô nghĩa và không có giá trị./.

 

Dec 26, 2020

Năm 2020 - một năm đầy thành công

           Tre Việt - Năm 2020, nước ta có rất nhiều điều để ăn mừng. Về kinh tế, do tác động của đại dịch COVID-19, làm cho nhiều nước có tăng trưởng âm. Thế mà, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng 2,4% vào năm 2020. IMF dự báo Việt Nam sẽ vượt Singapore và Malaysia về GDP danh nghĩa vào năm 2020 để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN. Trong năm 2020, chứng kiến các công ty toàn cầu chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam, vì nước ta có môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định, an toàn; đồng thời, để tránh thuế quan trừng phạt của Mỹ. Do kinh tế phát triển, làm cho thặng dư của Việt Nam với Mỹ đã tăng lên, hiện chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Biển người ra đường đón giáng sinh
tại Nhà hát lớn (Thủ đô Hà Nội)

Việt Nam đã thành công trong chống lại coronavirus. COVID-19 mặc dù đã cướp đi sinh mạng của mấy chục người Việt Nam, nhưng kém xa nhiều quốc gia khác, nhờ Chính phủ đã thực hiện các biện pháp triệt để, để ngăn chặn virus - từ truy tìm liên lạc đến tiết lộ địa chỉ của những người bị nhiễm và phong tỏa các khu vực bị ảnh hưởng. Do đó, có người ví: cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với nước ta chỉ như một “cơn gió thoảng”. Vì thế, nền kinh tế nước ta đã tiếp tục tăng trưởng vào thời điểm mà các công ty cùng ngành trong khu vực bị thu hẹp lại. Điều ấy đã khiến nhiều nước phải “ghen tị” với Việt Nam.

Cùng với đó, Đảng ta đã được người dân tin tưởng hơn nhờ những kết quả tích cực từ chiến dịch chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tham nhũng đã từng bước được kiểm soát, góp phần ổn định chính trị. Báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vào ngày 12/12/2020, cho thấy 131.000 đảng viên và quan chức chính phủ đã bị kỷ luật kể từ khi Ủy ban chống tham nhũng được thành lập (năm 2013). Trong số đó, 87.000 người bị kỷ luật sau Đại hội XII của Đảng (năm 2016). Việc chống tham nhũng cho thấy, Đảng đã thực hiện đúng cam kết: “không có vùng cấm”, nên từ cán bộ cấp cao, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị đến cán bộ ở cơ sở;  từ cán bộ đương chức đến cán bộ đã nghỉ hưu hễ phát hiện có sai phạm, có tham nhũng đều phải xử lý theo pháp luật và quy định của Đảng.

Năm 2020, Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến 10 nước trong khối ASEAN vào tháng 11. Ngay sau đó, ASEAN đã tổ chức lễ ký kết trực tuyến lịch sử cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, có đóng góp quan trọng của nước Chủ tịch, làm cho vai trò, vị thế nước ta được nâng cao.

Kết quả đạt được trong năm 2020 làm cho không khí vui mừng và phấn khởi đang lan tỏa khắp đất nước chúng ta. Đồng thời, bác bỏ mọi thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình đất nước trong năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ./.

Dec 25, 2020

Cần phải xử lý nghiêm với hành vi coi thường pháp luật

       Tre Việt - Những ngày qua, không khí Ngày Noel tràn ngập khắp mọi miền đất nước, những người Công giáo đã và đang được hưởng trọn niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo đón mừng ngày Chúa giáng sinh. Lợi dụng mùa Giáng sinh năm 2020, sáng 22/12, linh mục Nguyễn Văn Thoan cùng Ban hành giáo và một số giáo dân thuộc giáo xứ Thượng Lâm thuộc Tổng giáo phận Hà Nội nằm trên địa bàn thôn Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội tổ chức dựng tượng đức mẹ ngay tại khuôn viên Nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. 

Tượng đức mẹ được dựng tại
      Nhà văn hóa thôn Hoành (xã Đồng Tâm)

Trước hết, phải khẳng định rằng, việc dựng tượng đức mẹ ngay tại khuôn viên Nhà văn hóa thôn Hoành của linh mục Nguyễn Văn Thoan và một số giáo dân giáo xứ Thượng Lâm là việc làm thể hiện thái độ coi thường pháp luật, thách thức chính quyền. Bởi vì, theo Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014, quy định: công trình đặt tượng tại nơi công cộng buộc phải có giấy phép xây dựng; đồng thời, tại Điều 91, Luật Xây dựng năm 2014, quy định: điều kiện để cấp phép xây dựng thì công trình xây dựng phải “phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt và phù hợp với mục đích sử dụng đất”. Điều này đồng nghĩa với việc người dân muốn dựng tượng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất để được cấp phép xây dựng bệ tượng đài. Trước đó, ngày 18/12/2020 chính linh mục Thoan và một số giáo dân đã cố ý dựng 14 cây thánh giá xung quanh Nhà văn hóa thôn Hoành để sinh hoạt đạo trái phép, tạo nên mâu thuẫn, bức xúc trong nội bộ người dân thôn Hoành, nhất là những người dân không theo đạo thiên chúa.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, hành vi dựng tượng đức mẹ tại Nhà văn hóa thôn Hoành của linh mục Nguyễn Văn Thoan, Ban hành giáo và một số giáo dân giáo xứ Thượng Lâm là vi phạm pháp luật.

Chứng kiến việc làm của linh mục Thoan, nhiều người dân đang sinh sống ngay cạnh nhà văn hóa thôn Hoành bức xúc cho rằng: hành vi của linh mục Thoan thể hiện thái độ coi thường pháp luật, thách thức chính quyền, gây chia rẽ khối đoàn kết lâu nay trong cộng đồng lương giáo tại xã Đồng Tâm. Một số người dân thôn Hoành còn cho rằng linh mục Thoan và số giáo dân đã có sự tính toán, chuẩn bị từ trước mặc cho chính quyền xã Đồng Tâm nhiều lần tuyên truyền, vận động.

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu linh mục Nguyễn Văn Thoan có hành vi thách thức, coi thường pháp luật như trên. Điển hình là, sáng 25/10/2019, linh mục Thoan đã chỉ đạo Nguyễn Văn Tuân (xóm 8) cùng một số giáo dân chở nguyên vật liệu để lợp mái tôn sân khấu dựng trái phép tại khu vực sân Nhà văn hóa thôn Hoành. Khi tổ công tác đại diện chính quyền xã Đồng Tâm đến tuyên truyền, vận động, yêu cầu linh mục Thoan dừng việc dựng sân khấu trái phép thì ông ta không những không hợp tác mà còn thể hiện thái độ hung hăng, coi thường pháp luật. Ông ta trơ trẽn đưa ra lập luận vô lý khi cho rằng, Nhà văn hóa thôn Hoành xây dựng trái phép trên khu đất không có giấy tờ và tuyên bố sẽ kêu gọi giáo dân chống đối nếu chính quyền có biện pháp ngăn cản hoạt động này.

Thực tế, những năm qua, quán triệt, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo, chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện cho các hoạt động tôn giáo diễn ra thuận lợi. Thế nhưng, lợi dụng hoạt động tôn giáo, linh mục Nguyễn Văn Thoan đã có những hành vi vi phạm pháp luật, kích động số giáo dân cực đoan tại giáo xứ Thượng Lâm, âm mưu biến Đồng Tâm thành “điểm nóng” về tôn giáo, kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc tại xã Đồng Tâm. Đây rõ ràng là âm mưu đen tối, xấu xa của vị linh mục này.

Tre Việt nghĩ rằng, chính quyền Thành phố Hà Nội và Giáo phận Hà Nội cần có biện pháp cứng rắn hơn để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của linh mục Nguyễn Văn Thoan và một số giáo dân cực đoan, để hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng bào giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sống phúc âm trong lòng dân tộc, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cùng góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, phát triển./.

Dec 22, 2020

Nói bừa

          Tre Việt - Tâm tư ngày thành lập QĐND Việt Nam” là bài viết của Dương Quốc Chính trên facebook Tiếng Dân cách đây ít giờ. Dương Quốc Chính viết: “VN là một nước sống trong chiến tranh quá lâu nên quân đội có sức ảnh hưởng khủng khiếp. Ngày thành lập QĐND mà hầu hết các cơ quan dân sự kỷ niệm”. Chính nên nhớ, hầu hết thanh niên Việt Nam thời chiến tranh chống xâm lược đều là người lính. Họ đều cầm súng để giải phóng dân tộc, chiến đấu vì độc lập tự do cho đồng bào mình. Bởi vậy, những quân nhân và cựu chiến binh, cựu quân nhân luôn tự hào về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Không chỉ có thế, mà ngày nay con cháu họ cũng luôn tự hào về ông cha của mình. Vì thế, không chỉ các đơn vị quân đội kỷ niệm Ngày truyền thống của mình mà còn có các cơ quan dân sự cũng kỷ niệm ngày này. Từ năm 1989 đến nay, ngày 22/12 hằng năm còn là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, nên các cơ quan dân sự tổ chức kỷ niệm ngày này là đương nhiên.

Bài viết cho rằng: “Đảng dám đốt lò bên Bộ Công an chứ đố dám đốt bên Bộ Quốc phòng (!). Ai cũng biết công cuộc chống tham nhũng của Đảng rất quyết liệt, không có vùng cấm. Hễ ở đâu, ở nơi nào mà phát hiện ra cán bộ tham nhũng đều xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã xét xử một số vụ án tham nhũng, hay thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước; trong đó có một số tướng lĩnh của cả Quân đội và Công an. Điều đó cho thấy, các cơ quan chức năng không hề nặng tay bên này, nhẹ tay bên khác như Chính viết. Đó là cách nói bừa, nhằm gây chia rẽ quan hệ gắn bó giữa Công an với Quân đội.

Chính còn viết: “Anh em quân đội mà tâm tư là Đảng cũng phải xoắn”(!). Đây là cách viết xúc phạm đến bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đội quân do Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập. Ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn giữ vững và thực hiện nghiêm lời  thề là tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; chiến đấu vì độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân, nên vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh. Quân đội luôn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho nên, hễ ở đâu, ở nơi nào Đảng cần, đất nước, nhân dân cần là cán bộ, chiến sĩ quân đội có mặt. Việc giúp dân trong phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả bão lũ; giúp nhân dân phòng, chống dịch bệnh vừa qua đã minh chứng cho điều đó. Thực tế 76 năm qua, Quân đội ta luôn một lòng, một dạ tin tưởng và đi theo Đảng; không như quân đội ở một số nước đứng ra làm đảo chính. Vậy nên, viết như Chính: “Giờ không thế lực nào, kể cả Đảng, dám động đến quyền lợi của quân đội” là cách nói bừa, xuyên tạc bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam./.

Dec 18, 2020

Việt Nam bác bỏ những nội dung với định kiến xấu của Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo

        Đây là khẳng định của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao trước thông tin chính sách quản chế tự do báo chí của Chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc.

  Ngày 17/12/2020, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin từ Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), cho rằng: “chính sách quản chế tự do báo chí của chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc”, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, nhấn mạnh: Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời tại buổi họp báo

Việt Nam luôn ủng hộ và đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình; mạng di động phủ sóng 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số; hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn 62 triệu người dân sử dụng mạng xã hội.

Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành./.

                                                                 (Nguồn: Báo Điện tử VTV News)

 

 

Dec 16, 2020

Luận điệu cũ rích

            Tre Việt - Ngày 15/12, trang facebook Việt Tân đăng tải status, cho rằng: “Hàng chục năm qua, người Việt Nam đã luôn đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo, nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng quyền cơ bản này… Ngày nào còn có người phải chịu sự áp bức vì đức tin của mình thì ngày đó đường đến tự do vẫn còn xa… Năm 2020 vẫn là một năm đầy áp bức và áp lực đối với cộng đồng tôn giáo Việt Nam”.

Trước hết, phải khẳng định: đây là luận điệu cũ rích, thông tin sai lệch, tiêu cực, quy chụp và phiến diện về tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; không phản ánh đúng bản chất tình hình, mà còn cố tình phớt lờ, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo những năm qua. Mục đích lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vu cáo chính quyền đàn áp, phân biệt, đối xử với người theo các tôn giáo, gây mất ổn định chính trị để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của chúng ta.

Thực tế hoạt động của các tôn giáo ở nước ta hiện nay cho thấy rõ: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán chính sách: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Hiện nay, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta rất phong phú, sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo; có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động; trong đó, có 06 tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo); có 25,1 triệu tín đồ tôn giáo (55.710 chức sắc, 145.721 chức việc), chiếm 27% dân số. Các chức sắc và tín đồ thuộc các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện tốt nhất để mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự và mở mang, phát triển quan hệ giao lưu quốc tế. Các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống, như: Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành,... đều được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt động,… số lượng tín đồ và các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Điều đó đã phản ánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; mặt khác, đó còn khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào, dù là nội sinh hay du nhập từ nước ngoài, tôn giáo đã ổn định hay mới được công nhận, miễn là hoạt động của họ nằm trong khuôn khổ pháp luật. Tuyệt đại bộ phận chức sắc, tín đồ tôn giáo đều thừa nhận rằng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là đúng đắn, phù hợp, không hề có sự cản trở trong các hoạt động và sinh hoạt tôn giáo của họ. Đó là minh chứng khẳng định, những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây mất ổn định chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; luôn khuyến khích và tạo điều kiện để chức sắc, tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; nếu vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật. Vì vậy, những luận điệu của Việt Tân là cũ rích, xuyên tạc, không lừa bịp được ai./.

Trổ tài “võ đoán”

Tre Việt - Ngày 14/12/2020, Đảng ta khai mạc Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII), lợi dụng sự kiện, nhiều trang mạng xã hội, như: Tiếng Dân, Việt Tân,… đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, bình luận,… đưa ra những dự đoán, xuyên tạc nội dung của Hội nghị, nhất là về công tác nhân sự. Trang Tiếng Dân đăng bài “Hội nghị Trung ương 14, “so găng” trong trận bán kết…”. Bài viết đã đưa ra những phân tích, bình luận, suy đoán về công tác nhân sự tại Hội nghị Trung ương 14 cũng như Đại hội XIII sắp tới của Đảng. Họ cho rằng, việc sắp xếp nhân sự là việc “so găng”. Mục đích của chúng là nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong thời điểm nhạy cảm cận kề ngày tổ chức Đại hội Đảng, do đó, cần bị lên án, phê phán.

          Trước hết, cần thấy rằng, mỗi kỳ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là sự kiện quan trọng hàng đầu của đất nước. Đây là dịp để đánh giá kết quả sự lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc,… trong một nhiệm kỳ 05 năm; bàn bạc, quyết định những chủ trương, đường lối, quyết sách xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp theo. Đồng thời, lựa chọn những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đạo đức đại diện cho toàn Đảng để “đứng mũi, chịu sào”, gánh vác thực hiện nhiệm vụ của Đảng. Do đó, công tác chuẩn bị cho đại hội, nhất là công tác chuẩn bị về nhân sự cần được làm công phu, kỹ lưỡng là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật,… của một bộ phận cán bộ; trong đó có cả cán bộ cao cấp trong những năm qua càng khiến cho Đảng ta phải sàng lọc, phát hiện, thử thách,… để lựa chọn đúng, chính xác những cán bộ có tâm, có tầm, có tài, xứng đáng với vị trí, trọng trách được giao. Việc làm này được dư luận xã hội hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Chứ không hề có chuyện đấu đá nội bộ, phe cánh, “so găng” ở đây. Sự so sánh của chúng là hoàn toàn khập khiễng, vô lý.
         Chính những “phím tặc” chỉ “nghe hơi nồi trõ”, “ếch ngồi đáy giếng” rồi tự tưởng tượng ra rằng việc lựa chọn nhân sự sẽ như trận “so găng”, rồi trổ tài võ đoán đưa ra những kịch bản, phương án sắp xếp nhân sự và tung hỏa mù lên mạng xã hội, nhằm câu vew, câu like, tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
        Trong những thời điểm quan trọng này, mỗi chúng ta cần tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong thực hiện quy trình các bước chuẩn bị từng nội dung cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, nêu cao cảnh giác, không hoang mang, không nghe, không tin và tuyên truyền theo những thông tin trên mạng, thông tin ngoài lề không chính thống./.

Dec 15, 2020

Hãy để tôi yên

          Tre Việt – Ngày 12/12/2020, tại Sydney, nước Úc, Đảng Việt Tân tổ chức  trao Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2020 cho sinh viên Phan Kim Khánh, một tù nhân đang thụ án tại Việt Nam với tội danh: “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Giải Lê Đình Lượng là gì? Lượng là thành viên đắc lực của Việt Tân, có bề dầy “thành tích” hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam. Từ năm 2015 đến khi bị bắt (năm 2017), Lượng đã tuyên truyền, lôi kéo được nhiều đối tương, như: Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Viết Dũng, Trần Thị Hiền, Đinh Hữu Toàn, Ngô Văn Mai,... tham gia Tổ chức khủng bố Việt Tân; lôi kéo nhiều cư dân đã từng bị kích động biểu tình trong sự cố môi trường biển do fomorsa tham gia cái gọi là “gia đình thân hữu Việt Tân”; tổ chức cho nhiều đối tượng vượt biên trái phép sang Campuchia để tham gia các lớp đào tạo về “vai trò người lãnh đạo” và “truyền thông báo chí” có nội dung huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động chống Việt Nam do Việt Tân tổ chức. Cùng với đó, thông qua facebook cá nhân có tên “Lỗ Ngọc”, Lượng đã đăng tải, tán phát nhiều tin xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước; bình luận, chia sẻ các bài viết từ các trang “Việt Tân”, “Tin mừng cho người nghèo”, “Thanh niên công giáo”,… có nội dung phản động, xuyên tạc, báo méo sự thật tình hình xã hội – chính trị Việt Nam; tuyên truyền, ca ngợi, cổ vũ đường lối hoạt động của Việt Tân, v.v. Rõ ràng, Lượng là tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đâu phải “tù nhân lương tâm”, nên Việt Tân xây dựng giải thưởng mang tên Lượng là nhằm cổ súy cho những phần tử cơ hội chính trị chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật trong nước.

Không biết Việt Tân dùng quy trình nào để bầu chọn, nhưng năm nay lại đến lượt một đại diện cho giới sinh viên. Vì Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, đã từng là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên; được học bổng của Chương trình Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) để tham gia khóa đào tạo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức. Tuy nhiên, từ một sinh viên giỏi, có triển vọng, Khánh đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” thành đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước. Khi bị xét xử về tội danh này, Khánh đã nhận ra lỗi lầm, đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và được Hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ, là công dân có ích với đất nước.

Sáu năm tù giam là khoảng thời gian để Khánh suy ngẫm làm lại cuộc đời, là bài học, sự cảnh tỉnh đối với những người thiếu hiểu biết, hay sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin sai lệnh. Nhưng Đảng Việt Tân lại chọn anh ta để trao giải thưởng “nhân quyền”. Đó khác gì tròng thêm một cái thòng lọng vào cổ người đang sám hối, tô thêm vết nhơ lên cuộc đời người thanh niên có giai đoạn lỗi lầm. Đây rõ ràng là một mũi tên trúng 2 đích, vừa ngăn cản Phan Kim Khánh làm lại cuộc đời, vừa cổ vũ cho những thanh niên khác sa vào cạm bẫy của chúng. Nếu là người có lý trí, tỉnh táo, hãy từ chối thứ giải thưởng chết người này. Xin hãy để cho tôi yên./.

Dec 12, 2020

RSF đi ngược lại những giá trị nhân quyền

 

      Tre Việt - Ngày 08/12/2020, facebook Đài Châu Á Tự do (RFA) đăng cái gọi là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) mở chiến dịch “#FreePhamDoanTrang” nhằm vận động cộng đồng người Việt đấu tranh đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang. Nhân sự kiện này, Daniel Bastard, phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, tuyên bố : “Phạm Đoan Trang là một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì thông tin khả tín và độc lập cho người Việt t”(!).Đó là một hành động bảo kê cho tội phạm, xuyên tạc thô bạo tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Hành động của RSF là đi ngược lại những giá trị nhân quyền!

       Thứ nhất, Phạm Đoan Trang, sinh năm 1978, có thời gian cộng tác với một vài tờ báo, sau đó chuyển sang viết blog và đồng sáng lập blog Luật Khoa Tạp chí, viết sách, v.v. Các nội dung được Phạm Đoan Trang viết trong Blog Luật khoa Tạp chí và nhiều cuốn sách khác nhau đều tập trung vào xuyên tạc, bôi nhọ chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do báo chí ở Việt Nam. Không chỉ thế, Phạm Đoan Trang còn tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức khủng bố Việt Tân, các tổ chức phản động, phi pháp trong và ngoài nước để chống phá chế độ. Vì thế, tháng 02/2008, Phạm Đoan Trang đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, truy tố và quản thúc tại gia. Sau đó, ả trốn khỏi nơi quản thúc, tiếp tục “ngựa quen đường cũ” cấu kết với các tổ chức phản động, phi pháp trong và ngoài nước chống phá chế độ quyết liệt. Ngày 06/10/2020, Phạm Đoan Trang bị cơ quan chức năng bắt giữ tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó bị khởi tố với tội danh: “tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam và “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm” chống Nhà nước.

        Như vậy, Phạm Đoan Trang là kẻ vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chứ không phải là “một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì thông tin khả tín và độc lập cho người Việt” như Daniel Bastard nói. Và như thế, Phạm Đoan Trang nhất thiết phải bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt giữ, điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật Việt Nam.

      Phải chăng RSF là kẻ “cùng hội cùng thuyền” với Phạm Đoan Trang nên ra sức bảo kê cho tội phạm. Đúng vậy!

       Thứ hai, về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cụ thể hóa tại Luật Báo chí 2016 và các bộ luật liên quan, trong đó có Luật An ninh mạng; Nhà nước Việt Nam còn rất quan tâm đầu tư để xây dựng, phát triển các cơ quan báo chí cả về cơ sở hạ tầng và con người, v.v. Hiện nay, Việt Nam có trên 800 cơ quan báo chí, với hơn 17 nghìn nhà báo đã và đang hằng ngày, hằng giờ làm cầu nối chuyển tải những thông tin hữu ích, đảm bảo quyền được thông tin cho người dân. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển internet và các ứng dụng internet hàng đầu ở khu vực và trên thế giới. Các trang mạng: Facebook, Zalo đều được đại đa số người Việt tin dùng, v.v. Hiện thực khách quan này ai cũng thấy, cũng biết, chỉ có những kẻ có dã tâm xấu xa mới không thấy, trong đó có RSF!

      Nói RSF mở chiến dịch “#FreePhamDoanTrang” nhằm vận động cộng đồng người Việt đấu tranh đòi trả tự do cho Phạm Đoan Trang là đi ngược lại những giá trị nhân quyền là như vậy.

 

Dec 10, 2020

“Cố đấm ăn xôi”

             Tre Việt - Trang mạng xã hội Facebook Việt Tân ngày 10/12/2020 đăng tải chiến dịch “Thắp sáng niềm tin - Cánh thiệp cho tù nhân lương tâm Việt Nam”. Trong lời kêu gọi hưởng ứng chiến dịch có đoạn: ...sẽ có ngày dân tộc chúng ta được hít thở không khí tự do, được sống trong an lành, hạnh phúc, bình đẳng, ấm no, không phải nơm nớp lo sợ bạo lực, thiếu thốn khó khăn vật chất, nhân phẩm được tôn trọng và tình người sẽ nở hoa”, đã cho thấy, đầu óc của những kẻ vận động chiến dịch đang mù quáng, không bình thường.

Bởi, thực tế sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất nước, nhân dân Việt Nam đã thật sự được hít thở không khí tự do, được sống trong an lành, hạnh phúc, bình đẳng và cuộc sống ngày càng ấm no. Dễ dàng nhận thấy, đất nước ta ngày càng phát triển, chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay. Đặc biệt, năm 2020, đất nước ta đã phòng, chống, khống chế rất thành công đại dịch Covid-19, để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống bình thường cho nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, khu vực. Những ngày cuối năm 2020, chúng ta liên tiếp tổ chức nhiều đại hội lớn, như: Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X,… để tôn vinh những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; trong thi đua xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, tình người của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã thật sự nở hoa, chứ đâu cần phải đợi như lời kêu gọi của chúng.

Cần khẳng định rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Thực chất, đây là một số ít những công dân đã có những hành động, việc làm đi ngược lại lợi ích của đa số người dân chân chính, của dân tộc, đất nước. Mặc dù đang sống trong một xã hội tự do, bình đẳng nhưng họ lại muốn được tự do một cách vô tổ chức, vô chính phủ. Và những hành động, việc làm đó đã vi phạm pháp luật, nên phải chịu những bản án nghiêm minh của pháp luật, chứ họ không hề bị trù dập, đầy ải như bọn chúng rêu rao.

Còn với Việt Tân, từ lâu đã bộc lộ rõ bản chất là tổ chức khủng bố, do một số kẻ phản động có thâm thù với chế độ, nhân dân, đang sống lưu vong ở nước ngoài lập ra, cộng với sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch, tổ chức quốc tế có ác cảm với chế độ ta bấy lâu nay, nhằm tuyên truyền, chống phá chế độ, đất nước. Nên chiến dịch “Thắp sáng niềm tin - Cánh thiệp cho tù nhân lương tâm Việt Nam” thực chất là  hành động “cố đấm ăn xôi” dành cho những kẻ “cùng hội, cùng thuyền” mà thôi./.

“Văn kiện là văn bia, lưu lại mãi về sau”

       

Tre Việt - Ngày 08/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để tiếp thu ý kiến đóng góp của các đảng bộ trực thuộc Trung ương, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân; thảo luận, cho ý kiến hoàn chỉnh Dự thảo lần cuối các Văn kiện, chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII) xem xét, quyết định, hoàn tất việc chuẩn bị Dự thảo các Văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng. Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, đồng thời nhấn mạnh: “hết sức tiếp thu các ý kiến đóng góp xác đáng”, báo cáo về các Văn kiện trình Đại hội phải tổng hợp được tất cả các báo cáo khác, chính xác, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. “Văn kiện là văn bia, lưu lại mãi về sau”, v.v.

          Lợi dụng phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cách đây gần 10 tiếng đồng hồ, trang facebook Đài Châu Á Tự Do (RFA) đăng bài “Ông Trọng mong gì khi luôn nhắc văn kiện là “văn bia muôn đời sau”?”, cho rằng: “Chữ nghĩa hay đường hướng quan trọng?”; đồng thời, trích dẫn phát biểu của Nguyễn Quang A, suy diễn rằng: “cách nói như ông Trọng không ăn nhập gì đến thời đại… muốn đi vào sử sách hoặc là được lưu văn bia muôn thuở”(!).

          Tre Việt thấy rằng, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu và bộc bạch như vậy là hoàn toàn đúng đắn, có gì mà “muốn đi vào sử sách hoặc là được lưu văn bia muôn thuở” như RFA và Nguyễn Quang A suy diễn. Đại hội của Đảng nhiệm kỳ 5 năm mới diễn ra một lần, tại Đại hội XIII của Đảng, hệ thống Dự thảo báo cáo các Văn kiện trình Đại hội, gồm: Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm; các báo cáo chuyên đề là: Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế  - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 - 2025 (gọi chung là Báo cáo kinh tế - xã hội), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng. Đây đều là các văn bản rất quan trọng của Đảng có giá trị định hướng, chỉ đạo chiến lược to lớn, toàn diện đối với sự nghiệp phát triển của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, để tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu, lý tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam thì việc xây dựng, hoàn thiện Dự thảo báo cáo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh những thiếu sót, phản ánh được tiếng nói chung, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào thành công của Đại hội, đưa đất nước bước vào một giai đoạn mới. Dự thảo Văn kiện được đại biểu Đại hội bổ sung, điều chỉnh, nhất trí thông qua, chính thức trở thành văn kiện của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII cùng các văn kiện trước trở thành văn kiện Đảng toàn tập. Văn kiện không chỉ là đường hướng để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện trong 5 năm tiếp theo mà còn lưu lại cho hậu thế và các đảng cộng sản anh em có thể tham khảo, vận dụng. Chính vì vậy, “Văn kiện là văn bia, lưu lại mãi về sau” như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là hoàn toàn xác đáng. Đừng suy diễn./.

Dec 9, 2020

Tăng thuế đối với Grap là đúng cam kết

 

Tre việt – Ngày 07/12/2020, hàng trăm tài xế Grab tập trung phía ngoài tòa nhà trụ sở Grab trên đường Duy Tân, Hà Nội để phản đối mức khấu trừ thuế mới của Công ty. Lợi dụng sự kiện này, trang mạng Việt Tân đăng hàng loạt bài xuyên tạc, cho rằng: “Nhà nước Việt Nam đang cố bòn rút, tận thu từ những anh em tài xế Grab”, với mục tiêu kích động cộng đồng xe ôm công nghệ nói riêng và nhân dân nói chung phản đối Nghị định số 126/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.


Grab là một công ty công nghệ nước ngoài có trụ sở tại Singapore chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe hơi tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á. Grab đầu tư vào thị trường Việt Nam năm 2014, được cấp phép thí điểm hoạt động vào năm 2015 và liên tục phát triển mạnh mẽ. Từ mô hình ban đầu là Grab taxi, hiện nay có thêm GrabBike (xe ôm công nghệ) đã chiếm thị phần không nhỏ trong kinh doanh vận tải ở nước ta.

Việc thu hút doanh nghiệp có vốn nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đầu tư tại Việt Nam là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới. Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế đã đóng góp tích cực trong thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Chính sách thuế tập trung chủ yếu vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu về đất. Trải qua 4 giai đoạn cải cách thuế áp dụng cho doanh nghiệp FDI, hiện nay, đối với  thuế thu nhập doanh nghiệp, được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể, doanh nghiệp thành lập mới từ: dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm,… được miễn thuế 4 năm đầu, giảm thuế 50% không quá 09 năm tiếp theo tùy điều kiện cụ thể và áp dụng mức thuế suất 10% sau khi hết thời gian miễn, giảm. Đối với Grab Việt Nam, sau 4 năm đầu tiên được miễm thuế, từ năm 2018 đến nay, Nhà nước áp thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,4% (gần 50% theo quy định); trong đó, theo thỏa thuận giữa lái xe và công ty thì doanh nghiệp chịu thuế 2% và đầu xe chịu 2,4%. Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, ngày 17/01/2020 của Chính phủ, Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Công ty Grab đã chính thức hết thời gian thí điểm, được miễn, giảm thuế và phải chịu áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp như đã cam kết là 10%. Tuy nhiên, công ty đã đẩy mức thế mới này lên đầu lái xe là bất công lớn, tạo nên làn sóng mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. Đình công là để giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và giới chủ, nguyên nhân không phải từ chính sách thuế Nhà nước. Đừng xuyên tạc./.

Những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19 đã tạo ra sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế

          Một năm sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 27/12 hằng năm là “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh”. Nghị quyết A/RES/75/27 về vấn đề trên được thông qua trong phiên họp toàn thể hôm 07/12.

Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu  tại cuộc họp
của Đại hội đồng Liên hợp quốc 
thông qua
Nghị quyết 
A/RES/75/27. Ảnh: TTXVN
           Theo TTXVN, A/RES/75/27 là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công. “Đại dịch đã khiến chúng ta trở tay không kịp nhưng nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh” - hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khi ông thay mặt các nước đồng tác giả giới thiệu về nghị quyết.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại về người và các tác động chưa từng có tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả quốc gia, đề xuất của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên Liên hợp quốc. Theo TTXVN, các nước Canada, Niger, Senegal, Saint Vincent & Grenedines và Tây Ban Nha đã tham gia đồng tác giả với Việt Nam và 107 nước khác tại tất cả khu vực tham gia đồng bảo trợ nghị quyết.

Thông qua nghị quyết, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và giải pháp đa phương, sự cấp thiết của việc củng cố hệ thống y tế, đồng thời đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo đảm nhu cầu trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức khoa học cũng như những biện pháp tốt nhất nhằm ngăn ngừa và ứng phó dịch bệnh ở cả 4 cấp độ: địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Trao đổi với TTXVN, Đại sứ Đặng Đình Quý, chia sẻ: đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến, chủ trì xây dựng dự thảo, chủ trì quá trình đàm phán dự thảo và vận động để đưa ra Đại hội đồng thông qua với số nước đồng bảo trợ rất cao; hơn nữa, được thông qua bằng hình thức đồng thuận. Để tạo được dấu ấn này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đưa ra sáng kiến trên từ ngày 16/4, sau đó Việt Nam chuẩn bị lập luận, chiến lược để thuyết phục, vận động các nước có cùng ý tưởng.

Về lý do chọn ngày 27/12, theo Đại sứ Đặng Đình Quý, đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur - một trong những người tạo nền móng cho y tế phòng ngừa. Những thành tựu của ông về y tế và y tế dự phòng cũng như vắc-xin đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới, đồng thời trên thế giới hiện nay có mạng lưới viện Pasteur hoạt động rất hiệu quả.

Virus gây dịch Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Đến tháng 3 năm nay, WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Đến nay, toàn thế giới đã có hơn 66 triệu người mắc bệnh, khoảng 1,5 triệu người tử vong vì Covid-19. Nhiều khu vực trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Đông Á,… đang lo lắng đại dịch sẽ bùng phát dữ dội vào mùa đông. Tiết trời lạnh giá buộc người dân ở trong không gian kín nhiều hơn, tạo điều kiện cho virus SARS-CoV-2 lây lan. Một số triệu chứng của Covid-19 tương tự các bệnh hô hấp mùa đông nên khó chẩn đoán hơn. “Chính những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19 đã tạo ra sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế”. Do đó, sự kiện này có ý nghĩa rất lớn./.

                                                                                     Nguồn: Báo Người Lao động

Hãy thận trọng trong phát ngôn

          Tre Việt - Trong bài “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại” - bản dịch của Thục Quyên đăng trên Tiếng dân ngày 03/12/2020 - Bà Renate Künast (dân biểu Quốc hội Liên bang Đức, thuộc Đảng Xanh) nói: “Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế”. 

Những phát biểu không chính xác, nặng tính chủ quan đó có lẽ là do bà ta vừa tưởng tượng, vừa dựa vào những thông tin từ một số tổ chức thiếu uy tín, như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Right Watch), Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders), Ân xá quốc tế, v.v. Thực tế, báo cáo của các tổ chức này hoàn toàn phiến diện, vì họ không căn cứ vào pháp luật Việt Nam mà áp dụng theo những tiêu chuẩn của phương Tây. Việc đem luật pháp từ nơi này áp vào nơi kia là một sai lầm. Vì nó đã xa rời thực tiễn.

Là nước đang phát triển, nên công tác quản lý xã hội ở Việt Nam không tránh khỏi những bất cập. Lợi dụng bất cập đó, nhiều đối tượng đã tổ chức tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ, hạ uy tín của cán bộ và lãnh đạo các cấp trên không gian mạng. Mặc dù đã nhiều lần được chấn chỉnh, phạt hành chính, nhưng họ vẫn cố tình vi phạm với lý do là “tự do ngôn luận” và “bày tỏ ý kiến cá nhân ôn hòa”. Việc làm của họ đã vi phạm pháp luật, được xét xử công khai, họ có luật sư bảo vệ theo quy định của pháp luật, nhưng trước những chứng cứ rõ ràng, các đối tượng này đều cúi đầu nhận tội, mong được khoan hồng. Việc đó đều được các cơ quan báo chí đưa công khai, rõ ràng. Vì thế , không thể gọi là “bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu…”.

Ở Việt Nam luôn có cơ chế để nhân dân phản biện về hoạt động của chính quyền các cấp. Các phản biện được triển khai sâu rộng trong toàn xã hội, từ nghị trường quốc hội đến các cuộc tiếp xúc cử tri và mạnh mẽ nhất là trên báo chí. Tất cả các cá nhân từ lãnh đạo cấp trung ương đến địa phương đều phải điều trần về những việc đã làm để nghiêm túc rút kinh nghiệm, ai có tội thì bị trừng trị không có vùng cấm. Nhưng, lợi dụng điều đó để thực hiện việc bôi nhọ, nói xấu, có tính chất vu khống làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín cá nhân là phạm pháp. “Tuyên truyền chống nhà nước” là một khái niệm rõ ràng được trình bày trong Bộ luật Hình sự, những người mà bà Renate Künast dùng từ “chỉ trích nhà nước” thuộc nhóm này. Vì vậy, họ phải chịu chế tài của pháp luật. Đó là điều tất yếu không riêng gì Việt Nam, mà ở nước Đức cũng vậy./.

 

Dec 6, 2020

“Thấy cây mà chẳng thấy rừng”

           Tre Việt - Chủ nghĩa cộng sản, sau gần nửa thế kỷ tồn tại trên quê hương Việt Nam đã phá hủy tất cả từ môi trường tự nhiên tới bầu khí xã hội, từ giáo dục, văn hóa đến tôn giáo,…” là đoạn trích trong bài “Sự hủy hoại tàn khốc về vật chất và tinh thần của chủ nghĩa cộng sản” của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đăng trên trang mạng xã hội Facebook Việt Tân ngày 05/12/2020. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc Nam Phong đang nhận thức lệch lạc, thiển cận, giống như thầy bói mù chỉ “thấy cây mà chẳng thấy rừng”.

Trước hết, cần thấy rằng, chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa phải là chủ nghĩa cộng sản như trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra. Thực tế, đất nước ta mới đang ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để tạo ra lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. Đồng thời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Và “sau gần nửa thế kỷ tồn tại” như bài viết đã nêu, tức là từ năm 1975 đến nay, thì diện mạo đất nước ta đã thay đổi hoàn toàn. Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đất nước rơi vào tình cảnh khủng hoảng sau chiến tranh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gặp rất nhiều có khăn. Nhưng dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc, hiện nay, kinh tế - xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người/năm. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân được đáp ứng, ngày càng được nâng lên. Trong đó, lĩnh vực tôn giáo có phát triển rõ rệt khi mọi người dân đều được bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Có thể khẳng định rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay.

Tất nhiên, trong quá trình phát triển đất nước, nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ ít nhiều tác động, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Vấn đề này, không riêng gì ở Việt Nam mà với nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Song Đảng, Nhà nước ta đã sớm nhận ra và có sự điều chỉnh, khắc phục, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần khẳng định: không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.

Thực tế đất nước đã rõ, vậy mà không hiểu sao Nguyễn Ngọc Nam Phong không nhìn thấy, không còn nhớ, cảm nhận được cuộc sống trong những năm chiến tranh so với hiện nay đã đổi thay rất nhiều, có bước phát triển vượt bậc. Ông ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Như vậy, chắc hẳn đầu óc không bình thường, không tỉnh táo, không xứng là linh mục để đi rao giảng cho các con chiên./.

Lời kêu gọi cần thiết

          Tre Việt - Ngày 04/12 trên trang RFA tiếng Việt có bài: “Có cần yêu cầu kêu gọi báo chí góp sức để đại hội thành công?”. Bài viết dẫn ý kiến của Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Cống... để cho rằng, báo chí cách mạng Việt Nam chẳng có vai trò gì, nên việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi báo chí cách mạng góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng là thừa, không cần thiết(!).

Họ dẫn lời Nguyễn Quang A: “Tôi nghĩ báo chí ở Việt Nam, đặc biệt báo chí của Đảng chẳng có một vai trò gì trong sự thành công hay thất bại của đại hội Đảng Cộng sản cả, vì đằng nào thì họ cũng đã vào hùa nói là “thành công rực rỡ”. Đó là cách nhìn phiến diện, thiển cận, khi họ cố tình phủ nhận vai trò của báo chí cách mạng đối với xã hội. Hiện nay, cả nước và toàn thế giới đang ra sức phòng, chống dịch Covid-19, nếu dịch bùng phát thì mọi hoạt động của xã hội; trong đó có việc Đại hội XIII của Đảng đều ngưng trệ. Báo chí góp phần cùng ngành Y tế và toàn xã hội quyết tâm phòng, chống đại dịch này thông qua việc tuyên tuyền về cách phòng, chống dịch; cổ vũ, động viên những người trên tuyến đầu chống dịch, như lực lượng y tế, quân đội, công an, dân phòng... để họ có thêm quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Như vậy, báo chí có góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng không? Báo chí tuyên truyền để mọi người dân góp công sức vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội không chỉ để góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng mà còn để phát triển kinh tế - xã hội. Như thế mà nói báo chí không có vai trò gì à?

Thực tế cho thấy, trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới cũng đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống. Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng; là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ, đảng viên về đạo đức lối sống. Vụ Trịnh Xuân Thanh bắt đầu từ bài báo: Xe ô tô tư mang biển xanh là một ví dụ. Đó là chưa kể đến việc báo chí tuyên truyền về Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để nhân dân có nhận thức đúng và góp ý vào Dự thảo các Văn kiện ấy. Như thế báo chí có vai trò không? Việc Phó tướng kêu gọi báo chí phải góp phần vào sự thành công Đại hội XIII của Đảng là cần thiết và phù hợp./.

Dec 1, 2020

Bảo kê tội phạm

     Tre Việt - Ngày 16/11/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 251/2020/QĐXXST-HS đưa vụ án của bị cáo Trần Đức Thạch ra xét xử sơ thẩm hình sự, dự kiến vào ngày 30/11/2020 vì đã bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố theo Khoản 1, Điều 109, Bộ luật Hình sự năm 2015 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân’.

          Ngày 25/11/2020, cái gọi là Tổ chức Theo dõi nhân quyền – Human Righ Watch (HRW) đã có Thư kêu gọi Chính phủ Việt Nam “phải hủy bỏ mọi cáo trạng và trả tự do ngay lập tức với Trần Đức Thạch”. Ngay sau đó, ông John Sifton (Giám đốc Châu Á của HRW) nói trong Thông cáo báo chí của HRW rằng: “Chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch vì những việc làm của ông nhằm thúc đẩy nhân quyền và công lý, họ quy các hành vi thực thi quyền tự do ngôn luận của ông là tội hình sự”(!).

          Cần khẳng định ngay rằng, hành động của HRW nói chung, của John Sifton thực chất là nhằm xuyên tạc sự thật, đánh bùn sang ao, bảo kê cho tội phạm.

          Trần Đức Thạch, sinh ngày 19/6/1952, hiện thường trú: xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là một đối tượng tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm. Thực tế cho thấy, Trần Đức Thạch là một kẻ suy đồi về đạo đức, suy thoái về chính trị, là thành viên cốt cán và có cái danh hão là “Trưởng đại diện miền Trung” của cái gọi là “Hội Anh em dân chủ” chuyên chống phá đất nước, chế độ. Với những thành tích bất hảo, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, năm 2008, Trần Đức Thạch đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, điều tra và tháng 10/2009 Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên phạt Trần Đức Thạch 03 năm tù giam về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2011, sau khi mãn hạn tù, Thạch về quê sinh sống, được các tổ chức phi pháp, phản động bảo kê và tiếp tục có nhiều hoạt động ngầm chống phá đất nước, xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng. Với thành tích chống phá có được, tháng 4/2013, Trần Đức Thành cùng một số đối tượng phản động, chống đối khác thành lập “Hội anh em dân chủ” và được giao là “Trưởng đại diện miền Trung” do Hà Đông Xuyến (Ủy viên Trung ương tổ chức khủng bố Việt Tân trực tiếp điều hành). Từ năm 2013 đến nay, được sự dung túng, tiếp tay của các tổ chức phản động nước ngoài, Trần Đức Thạch liên tục có những bài viết xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh đất nước, chế độ, con người Việt Nam trên không gian mạng; đồng thời, tích cực kêu gọi tập hợp lực lượng “cùng hội cùng thuyền” để chống phá chế độ.

          Như vậy, Trần Đức Thạch là một đối tượng vi phạm pháp luật có hệ thống và là tội phạm nguy hiểm, hoạt động có tổ chức nhằm tuyên truyền, lật đổ chính quyền. Vì thế, ngày 23/4/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Đức Thạch về hành vi: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Tại nhà riêng của Trần Đức Thạch, cơ quan Công an thu giữ 02 điện thoại di động, 02 laptop, 01 máy tính bảng, 01 máy tính bàn và nhiều tài liệu liên quan đến vụ án. Sau khi điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ, Toàn án nhân dân tỉnh Nghệ An đã quyết định mở phiên toàn xét xử Trần Đức Thạch như đã nêu trên.

          Xin thưa rằng, một người có nhiều hoạt động nhằm “thúc đẩy nhân quyền và công lý” như John Sifton nói, thì chẳng bao giờ có những hành động như Trần Đức Thạch. Việc cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét xử Trần Đức Thạch là hành động nhằm bảo vệ nhân quyền, thực hiện công lý và đúng quy định của pháp luật.

          Nhân đây, cũng nói với John Sifton rằng, ở Việt Nam cái gọi là “Hội Anh em dân chủ” là tổ chức phi pháp, chuyên núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, quy tụ các phần tử suy đồi về đạo đức, suy thoái về chính trị nhằm hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá lật đổ chính quyền, mà Trần Đức Thạch là một điển hình. Thực chất hoạt động của cái gọi là “Hội Anh em dân chủ”, các thành viên và cá nhân Trần Đức Thạch là vi phạm pháp luật Việt Nam nghiêm trọng và sẽ bị trừng trị đích đáng theo quy định pháp luật.

          Hành động tiếp tay, bảo kê tội phạm của John Sifton rất nguy hiểm, cần phải lên án, ngăn chặn./.