Feb 28, 2021

“Cây ngay không sợ chết đứng”

 

Tre Việt - Ngày 25/02 vừa qua, kênh VOA tiếng Việt đăng bài “Việt Nam chịu tác động gì khi Mỹ đặt trọng tâm vào nhân quyền”; trong đó, có ý kiến nhận định của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) rằng: Việt Nam phải nhận ra là Mỹ sẽ không “làm ngơ” trước các vi phạm nhân quyền của chính quyền Hà Nội; đồng thời, ông ta kêu gọi chính quyền Biden “tích cực điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, lên tiếng phản đối và sử dụng các đòn bẩy khác nhau để yêu cầu Hà Nội chấm dứt các hành vi vi phạm”. Đây là nhận định, ý kiến thiếu cơ sở, không phản ánh đúng thực tế diễn ra ở Việt Nam, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, cần lên án và làm sáng tỏ.

Trước hết, cần khẳng định ngay rằng, Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy của các nước, tổ chức quốc tế. Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào giữ gìn hòa bình, giải quyết những vấn đề quốc tế và phát huy tốt vai trò khi giữ cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN. Với Hoa Kỳ, những năm qua, Việt Nam đã thúc đẩy, duy trì mối quan hệ tốt đẹp cả song phương và đa phương; lãnh đạo cấp cao hai nước đã có nhiều chuyến thăm, làm việc qua lại lẫn nhau, Việt Nam - Hoa Kỳ đã trở thành đối tác toàn diện. Việt Nam luôn nhất quán đường lối quan hệ ngoại giao và mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ ngày càng phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, không phụ thuộc vào việc ai làm Tổng thống.

Còn về vấn đề nhân quyền, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền công dân. Điều này đã được chính các quốc gia, tổ chức quốc tế khi đến Việt Nam hợp tác, làm việc chứng kiến, ghi nhận, đánh giá cao. Với những nỗ lực cố gắng, thành tựu đạt được trong bảo đảm nhân quyền, Việt Nam hoàn toàn xứng đáng ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển, vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại trên toàn thế giới.

Chính vì thế, nếu chỉ nhìn vào việc Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét xử một số công dân vi phạm pháp luật khi có hành động, việc làm tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chống phá chế độ, lật đổ Nhà nước mà Phil Robertson cho rằng đó là vi phạm nhân quyền, thì ông ta đang có sự nhầm lẫn. Vì vậy, việc ông ta kêu gọi điều tra vi phạm nhân quyền của Việt Nam nhưng sẽ không đạt được mục đích, kết quả gì, bởi “cây ngay không sợ chết đứng”./.  

 

Feb 25, 2021

Vẫn là thói phát ngôn hàm hồ

 

Tre Việt - Trang facebook Tiếng Dân, ngày 24/02 đăng bài: “Phòng chống dịch và gieo thêm khổ nạn” của Trân Văn. Bài viết cho rằng “…, đợt dịch bùng phát tại Việt Nam hồi hạ tuần tháng 1 không có yếu tố nào đáng chú ý ngoại trừ cách thức ngăn chặn, phòng ngừa dịch Covid-19 ngày càng giống như gieo thêm khổ nạn và Hải Dương chính là dẫn chứng”. Đây vẫn là thói phát ngôn hàm hồ vốn đã trở thành bản chất của Trân Văn, cần bị vạch trần, lên án. Bởi:

Bài viết xuyên tạc trên fb Tiếng Dân

Đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã kìm chế, phòng, chống đại dịch Covid-19 rất thành công, mang lại những kết quả rõ rệt. Năm 2020, đất nước ta đã thực hiện được mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, là một trong số ít nước trên thế giới có nền kinh tế tăng trưởng dương (tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 2,91%), thuộc nhóm nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Với việc chúng ta kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh Covid-19 đã giúp nền kinh tế hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, tạo nên thương hiệu trong phòng, chống Covid-19 “made in Việt Nam”, được cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Trở lại thời điểm bùng phát ổ dịch Covid-19 ở tỉnh Hải Dương vào cuối tháng 01/2021. Đây là đợt bùng phát thứ 3 diễn ra ở Việt Nam, đúng vào những ngày giáp Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Thời điểm này, nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân giữa các địa phương trong cả nước rất lớn. Nên nếu không có những biện pháp quyết liệt, mạnh tay thì chắc chắn dịch bệnh sẽ lây lan rộng trong cộng đồng và nguy cơ mất kiểm soát là rất cao. Vì thế, chính quyền tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành phố lân cận đã phải tức tốc ban hành các quyết định phong tỏa, cách ly, hạn chế đi lại,… để khống chế dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng là cần thiết. Trên thực tế, những quyết định này có thể đã gây ra ít nhiều khó khăn cho người nông dân khi các sản phẩm nông nghiệp của họ đã đến kỳ thu hoạch. Song ngay khi tình hình dịch bệnh dần được khống chế, tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh, thành phố lân cận đã từng bước tháo gỡ khó khăn, có nhiều chính sách, biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả để vừa phòng, chống dịch, vừa lưu thông hàng hóa, như: cho phép các xe vận chuyển hàng hóa đi qua địa bàn, tổ chức “giải cứu” các sản phẩm nông nghiệp cho người dân, v.v. Và một lần nữa mục tiêu kép lại được thực hiện thành công!

Do đó, với Trân Văn hay bất kỳ ai nếu chỉ dựa vào những khó khăn nhất thời do những quyết định mang tính tức thời, cấp bách ở những thời điểm mấu chốt, quan trọng, quyết định kết quả việc khống chế dịch Covid-19 vừa qua của chính quyền Hải Dương và các tỉnh, thành phố lân cận mà đã vội vàng phát ngôn: “cách thức ngăn chặn, phòng ngừa dịch Covid-19 ngày càng giống như gieo thêm khổ nạn” là sự thiển cận, “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, ăn nói hàm hồ, thiếu cơ sở và hoàn toàn không có sức thuyết phục./.

Việt Nam luôn độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế

 

Tre Việt - Ngày 20/02 vừa qua, trang facebook  RFA Tiếng Việt đăng bài viết: “Việt Nam sẽ thế nào khi tiếp tục chính sách “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc?”, đã xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam. Họ cho rằng, việc Việt Nam bắt tay cả với Mỹ và Trung Quốc là đang thực hiện chính sách “đu dây”, không dứt khoát. Đồng thời, cố tình lợi dụng, rêu rao những “hạn chế” trong sự phát triển về nhân quyền của nước ta đang ngăn cản mối quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia dân chủ, đặc biệt là Mỹ. Phía Hoa Kỳ quan ngại về “thành tích” nhân quyền đang bị “teo tóp” của Việt Nam trong mấy năm vừa qua; là rào cản trong việc cải thiện quan hệ song phương, v.v.

Bài viết xuyên tạc trên facebook RFA 

Thực tế, Việt Nam luôn quán triệt, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Sẵn sàng thiết lập mối quan hệ hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới, với bất cứ ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện. Riêng trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam vừa tăng cường quan hệ với Trung Quốc, vừa làm sâu sắc hơn quan hệ với Mỹ trên cơ sở mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước này ngày càng trở nên tốt đẹp, thực chất và hiệu quả hơn. Việc thiết lập và củng cố quan hệ ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc là đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, không phải là “đu dây” như RFA rêu rao.

Đối với luận điệu cho rằng, những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam ngày càng “teo tóp”, ngăn cản hợp tác ngoại giao của Việt Nam, là chiêu bài quen thuộc của các trang mạng có khuynh hướng chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thực tế sinh động về thành tựu nhân quyền tại Việt Nam, nhất là điểm sáng trong phòng, chống, đối phó với đại dịch Covid-19 của Đảng và Nhà nước ta với thông điệp: “chống dịch như chống giặc”,tất cả vì tính mạng của nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, coi Việt Nam là “hình mẫu”, là minh chứng rõ ràng và hùng hồn nhất bác bỏ mọi luận điệu mà RFA và các đối tượng chống phá rêu rao. Các giá trị nhân quyền tại Việt Nam là dành cho mọi người dân Việt Nam, chứ không phục vụ riêng cho những yêu sách của một số đối tượng núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá.

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại. Không ai có thể yêu cầu Việt Nam phải “nghiêng” về “phe này”, chạy theo “phe kia”. Mặt khác, càng không thể để cho các thế lực lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chi phối đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia - dân tộc và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện./.

 

Feb 24, 2021

Bài học từ sự ứng xử

        Tre Việt – Trong “Câu chuyện về người chôn phích Trung Quốc” của Nguyễn Quang Thiều đăng trên facebook Việt Tân ngày 23/02/2021, mô tả: ông C được người em làm ở Bộ Ngoại giao tặng một cái phích con công của Trung Quốc; ông coi đó là tài sản lớn nên cho chiếc phích vào tủ kính và khóa chặt lại, đôi ngày lại mang ra lau chùi cẩn thận, chỉ dùng vào những dịp đặc biệt trong năm; hễ có ai đến chơi, ông lại nói về chiếc phích, trong đó có câu: “Phích Trung Quốc là nhất thế giới’’. Khi biết con trai hy sinh trong đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ông mang cái phích Trung Quốc ra ngoài đồng, đào hố, ném xuống, lấp đất rồi cứ thế dậm chân lên như lèn cho thật chặt để không bao giờ phải nhìn thấy chiếc phích nữa; vừa dậm chân, ông vừa gào to: “Tao chôn chúng mày xuống đất. Tao đời đời kiếp kiếp nguyền rủa chúng mày’’. Mấy ngày sau người em làm cán bộ ngoại giao về thăm, ông nói với người em nếu không chôn hết những gì của Trung Quốc có trong nhà thì ông sẽ từ mặt người em và không bao giờ cho đặt chân vào ngôi nhà của tổ tiên, ông bà mà ông đang trông giữ. Từ đó, người ta ít thấy em của ông về làng. Qua câu chuyện, ông C có một số sai lầm sau:

Trước hết, ông C đã cực tả. Bản thân ta quý, đồ vật không quý bằng, nên thường có câu “một đời ta, 3 đời nó”. Phích là một đồ dùng phục vụ cuộc sống con người hàng ngày, phải cho nó hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ thì cuộc sống mới được nâng cao; đồng thời, giá trị của vật dụng, hàng hóa có độ khấu hao theo thời gian, nên càng dùng nhiều, càng hiệu quả. Tuy nhiên, ông C làm sai lệnh vai trò của đối tượng; không phát huy công năng của nó mà biến phích thành “vật cưng”, một biểu tượng tinh thần để yêu mến không đúng chỗ, sùng bái, còn tự biến mình thành tôi tớ để phục vụ nó (2 ngày lau 1 lần); đời sống của ông không nâng lên mà vất vả thêm.

Sau đó, ông C lại cực hữu. Sau khi con hy sinh, đáng nhẽ, ông phải sử dụng hết công suất, “bóc lột” tối đa sức lao động của phích để nâng cao cuộc sống của mình. Đằng này, ông chuyển yêu thành thù, mang vứt nó đi, trút hận thù lên một vật vô tri; vứt đi một giá trị mà đáng lẽ ông được hưởng; vứt đi món quà và tình cảm tốt đẹp với người em trai.

Khi ông C cực tả (quá yêu), ông đã bị thiệt hại về vật chất, đến khi cực hữu (quá ghét), ông thiệt hại lớn hơn, cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là bài học quý giá về chống tả và chống hữu, tuyệt đối hóa vai trò của đối tượng, ngành, lĩnh vực,… trong quản trị xã hội. Trong hoạt động ngoại giao với các nước, nhất là với hàng xóm, láng giềng, bài học này rất có giá trị. Do đó, không có bạn vĩnh viễn và thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết. Để phát huy tối đa lợi ích đó thì phải xác định rõ đối tượng và đối tác theo từng thời kỳ. Trong quan hệ giữa các quốc gia, không tránh khỏi xung đột lợi ích, nhỏ thì thiệt hại kinh tế, lớn thì chết người. Vấn đề quan trọng là rút ra bài học gì từ xung đột đó để làm lợi cho mình.

Ngày xưa, do thiếu tông tin, nhận thức hạn chế, ông C chỉ hành động theo cảm tính. Nhưng ngày nay, vẫn nhiều đối tượng hô hào trên mạng hay ngoài đời về chống Trung Quốc. Những người có lý trí mà cố tình làm vậy là đang hoạt động chống phá Nhà nước; những người cùng hành động mà xuất phát từ tình cảm cá nhân là rơi vào cực hữu, vô tình tiếp tay cho địch, chỉ làm rối thêm tình hình; đó là hành động thiếu lý trí. Biết đâu, xưa kia, trong số họ đã có người sùng bái đồ Trung Quốc và sùng bái luôn cái đất nước sản xuất ra xe đạp phượng hoàng giống như ông C vậy. Xung đột Việt – Trung tháng 02/1979 là bài học quý giá trong quan hệ ngoại giao láng giềng; không tẩy chay, cũng không sùng bái; làm sao để vừa quan hệ khăng khít, vừa đấu tranh mạnh mẽ; vừa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, vừa mượn sức mạnh của họ để phát triển kinh tế đất nước nhanh, bền vững mới là cái cần suy nghĩ./.

 

Feb 23, 2021

Ngành Tuyên giáo sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực

           Tre Việt - Ngày 19/02 vừa qua, Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Trước quyết định công tác nhân sự của Bộ Chính trị, RFA Tiếng Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Tướng quân đội làm Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương có ý nghĩa gì?”, chứa đựng nhiều thông tin sai trái, tiêu cực, xuyên tạc, làm biến tướng bản chất vấn đề, như: “Việc siết chặt báo chí và mạng xã hội thì lâu nay Công an đã làm rồi. Bây giờ ông Nghĩa lên thì báo chí không được viết về Trung Quốc rộng rãi như trước đây nữa”, “Đại hội XIII vừa qua “phe miền Nam” bị “thất thủ” nên việc đưa ông Nghĩa là người nam bộ lên làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ là hình thức mị dân”, v.v.

Bài viết xuyên tạc trên facebook RFA Tiếng Việt

Cần khẳng định rằng, những luận điệu mà RFA rêu rao như trên là hoàn toàn vô căn cứ. Chúng ta đều biết, việc bảo đảm an ninh thông tin là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do báo chí, tự do thông tin của người dân. Tuy nhiên, với chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của ta, hướng lái, thay đổi nhận thức của người dân. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhất là mạng xã hội, chúng đã có thêm phương tiện nhằm truyền bá các quan điểm, tư tưởng, sai lệch; xuyên tạc thông tin, biến tướng bản chất vụ việc; kích động tư tưởng hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Vì thế, việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạng công tác bảo đảm an ninh thông tin, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc sự thật là cần thiết. Đó là một giải pháp để bảo đảm môi trường thông tin “sạch”, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Việc Bộ Chính trị phân công Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương là việc làm bình thường của quy trình kiện toàn công tác nhân sự sau Đại hội XIII của Đảng. Với năng lực, sở trường, kinh nghiệm trong quá trình công tác, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa chắc chắn sẽ tiếp tục lãnh đạo ngành Tuyên giáo đạt được nhiều kết quả tích cực, chứ không phải để “mị nhân dân” trước các “bất cân bằng trong cơ cấu vùng miền” như luận điệu mà RFA suy diễn xằng bậy. Những luận điệu cho rằng các “phe phái” trong nội bộ “tranh giành quyền lực” hay những luận điệu về việc “phe này” đắc thắng, “phe kia” thất bại mà các đối tượng rêu rao chỉ là một thủ đoạn chính trị thâm độc để tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá sau thành công Đại hội XIII của Đảng, kích động tư tưởng hoài nghi trong quần chúng, từ đó tạo mầm mống để thúc đẩy các hoạt động chống đối.

Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần cảnh giác, kiên quyết vạch trần, đấu tranh với các luận điệu xảo trá, xuyên tạc để góp phần làm thất bại mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch./.

 

Sủa là nhu cầu

  

Tre Việt - Hàng ngày, trên trang facebook của Việt Tân có hàng chục bài đăng; được nhặt từ nhiều nguồn khác nhau. Các bài viết tập trung mô tả những chuyện vụn vặt trong xã hội mà nếu đặt vào bất kỳ quốc gia nào cũng có; tuy nhiên, với dụng ý xấu, chúng trang trọng nêu bật địa danh Việt Nam vào bài để hâm nóng vấn đề, tạo tiếng kêu trên cộng đồng mạng. Những “âm thanh” này không có thì tốt, nhưng có cũng chẳng sao, chỉ thêm ồn ào đôi chút, nhân dân ta coi như là tiếng “sủa” của loài chó. Vậy, nguyên nhân nào mà chó hay “sủa”? Theo một nghiên cứu động vật của Mỹ, nếu con chó bị nhốt lại trong chuồng và bịt miệng không cho sủa trong 07 ngày; dù vẫn được cho ăn, uống đầy đủ, sau khi thả ra, con chó có những triệu trứng biến thái về tâm lý, như: trở nên hung dữ, thích cắn và sủa, bị táo bón, sức đề kháng yếu hẳn và không còn trung thành với chủ như trước.

Một bài viết mô tả chuyện vụ vặt
trong xã hội Việt Nam của Việt Tân

Xét theo tâm lý của chó, Việt Tân là một dạng tương tự do ông chủ da trắng bên kia Thái Bình Dương nuôi dưỡng; mặc dù được nuôi ăn uống đầy đủ nhưng nhu cầu sủa vẫn phải đáp ứng để đạt được 2 mục đích: thứ nhất, tạo ra tâm lý thỏa mãn để nó khỏe mạnh, sống lâu hơn, trung thành hơn với chủ, dễ bề sai khiến; thứ 2, để nuôi dưỡng tư tưởng của đồng loại trong nội địa Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Việt Tân là con đầu đàn, tiếng sủa có uy lực rất lớn trong cộng đồng bốn chân; mỗi khi nó lên tiếng, đồng loại như được tiếp thêm sức mạnh, tiếng to, tiếng nhỏ râm ran từ ngoài đời đến trong “lồng” tạo nên màn đồng ca. Vậy nên mới có cái gọi là: cánh thiệp đầu xuân cho “tù nhân lương tâm”; tổ chức uống sữa để tuyệt thực; xé bản kháng cáo để phản đối án tù; không thèm biện hộ vì biết đó là án bỏ túi, v.v. Cũng từ sự kiên trì sủa mà ngoài chó ta (gốc Việt) còn có cả “chó tây” cũng hùa theo để xây dựng hình ảnh bằng hoạt động, như: chất vấn nhà cầm quyền Việt Nam, gửi yêu sách về nhân quyền ở Việt Nam lên các ủy ban của Mỹ, Liên minh Châu Âu, bảo trợ cho tù nhân lương tâm, v.v. Đồng thời, những con đang bị nhốt trong “lồng” cũng ngoan cố hơn, không chịu phục thiện, thậm chí khi được thả ra rồi vẫn chạy theo đường cũ. Nếu không có tiếng của con đầu đàn, đồng loại sẽ mất tinh thần, từ từ chết đi hoặc bị những ông chủ khác thuần phục. Vậy nên, nuôi hoặc sống cùng chó thì cần hiểu tâm, sinh lý của giống loài. Việc của chúng ta, cần đi thì cứ đi, cần làm thì cứ làm, đừng giật mình về tiếng sủa./.

Feb 21, 2021

Sự “lẩm cẩm” có dụng ý xấu

 

          Tre Việt - Như thông lệ hàng năm, cứ đến dịp 17/2 - kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979), trên mạng xã hội của những Zận dân chủ lại diễn lại điệp khúc xuyên tạc sự thật. Điển hình là câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và trang Bauxite Việt Nam tung ra “tuyên bố”, cùng các bài viết công kích chính quyền “lãng quên” sự kiện, không đưa vào sách sử cuộc chiến này, đòi chính quyền thể hiện “lập trường”, phải “thoát Trung”, phải tô đậm cuộc chiến trong sử sách, phải công nhận cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chống xâm lược của quân Trung Quốc, đòi phải ghi nhận và vinh danh các liệt sĩ hy sinh vì chiến tranh biên giới, v.v. Mục đích của họ đều hướng tới kích động tâm lý bất mãn, bài xích chế độ vì đã không “thoát Trung, bài Tàu, thân Mỹ”.

Toàn quân, toàn dân ta đã chiến đấu hết mình
để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc

          Những vấn đề nêu trên của đám Zận dân chủ là sự “lẩm cẩm” có dụng ý xấu. Bởi, sự thực là: trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành (bản in năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến đấu  bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục II “Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1979)” của Bài 25 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)”. Ở mục này, lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc được đề cập cụ thể như sau: “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng nên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17/02/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tấn công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.

          Còn trên lĩnh vực truyền thông, báo chí, phát ngôn,… Nhà nước ta vẫn gọi cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc là chiến tranh xâm lược chứ có gọi tên gì khác đâu. Và trong thực hiện công tác chính sách, mọi thương binh, liệt sĩ đều được vinh danh, hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chứ có phân biệt đâu.

          Tre Việt xin nhắc các Zận dân chủ rằng: Nhân dân Việt Nam không quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Người dân Việt Nam không quên các cuộc xâm lược, nhưng cũng không muốn sa lầy trong chiến tranh hoặc bị biến thành con tốt thí của nước ngoài. Lập trường, quan điểm đối ngoại của Việt Nam là rất rõ ràng: “Việt Nam không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba”. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Vậy nên, các Zận dân chủ đừng giả “lẩm cẩm” để xuyên tạc sai sự thật, hòng kích động chống phá và coi thường ước vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam./.

Feb 18, 2021

Chỉ là “lo bò trắng răng”

 

Tre Việt - Nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng; mới đây, Bộ Công an đã hoàn thành và công bố Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (lần 2), nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân, để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dự thảo Nghị định, gồm 6 chương, 30 điều, quy định về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự thảo Nghị định cũng đưa ra nhiều mức phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, xâm hại dữ liệu cá nhân; dự kiến mức phạt cao nhất lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ dữ liệu cá nhân trái phép, Bộ Công an cho biết sẽ lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị định trong thời gian 02 tháng kể từ ngày công bố.

Tuy nhiên, thay vì những đóng góp mang tính xây dựng, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã cố ý đưa ra những quan điểm sai lệch nhằm mục đích phá hoại. Ngày 16/02/2021, trang RFA Tiếng Việt đăng bài “Lo ngại về vấn đề Nhân quyền trong Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân”, dẫn lời một người được cho là thạc sỹ chuyên ngành nhân quyền (không rõ danh tính), cho rằng: quy định tại Điều 6, Dự thảo Nghị định này “đi ngược lại với tinh thần tôn trọng quyền con người tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Nhân quyền quốc tế”. Theo người này, việc sử dụng các thuật ngữ, như: “an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, đạo đức xã hội,…” làm điều kiện để yêu cầu các bên phải tiết lộ dữ liệu cá nhân là “mơ hồ và có phạm vi rộng”. Thậm chí, vị thạc sỹ này còn dẫn chứng hàng loạt văn bản như Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), thậm chí là cả Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) để rêu rao rằng Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân “vi hiến”, “vi phạm pháp luật quốc tế”, v.v.

Tre Việt khẳng định, trên thực tế UDHR, ICCPR, Hiến pháp (năm 2013) đều ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của con người. Tuy nhiên, sự ghi nhận này không phải ở mức tuyệt đối. Minh chứng là: Khoản 2, Điều 29, UDHR, quy định: “Khi thụ hưởng các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế nhất định do Luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền tự do của người khác, cũng như đáp ứng các yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Khoản 1, Điều 17, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), quy định: “Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Có nghĩa rằng, việc can thiệp trong giới hạn luật định (can thiệp hợp pháp) là điều khả thi. Hoặc tại Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp (năm 2013) cũng quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Như vậy, RFA trích dẫn lý lẽ của người được cho là thạc sỹ chuyên ngành nhân quyền đã “vô tình” bỏ quên không ít nội dung pháp lý quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của con người. Pháp luật quốc tế hay pháp luật Việt Nam hiện đều ghi nhận các quyền cơ bản này, tuy nhiên cũng đưa ra rất rõ ràng những trường hợp hạn chế quyền. Tôn trọng quyền cá nhân không đồng nghĩa với việc được xâm phạm đến quyền, lợi ích chung của cộng đồng hay của cá nhân khác. Ngoài ra, việc sử dụng các thuật ngữ, như: “an ninh quốc gia”, “sức khỏe cộng đồng”, “đạo đức xã hội”,… làm điều kiện để yêu cầu các bên phải tiết lộ dữ liệu cá nhân cũng không hề mơ hồ như lời đánh giá chủ quan của RFA. Các thuật ngữ ấy luôn được sử dụng xuyên suốt trong các văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật của Việt Nam, chứ không phải mới xuất hiện lần đầu tiên tại Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, như lời RFA lu loa.

Mặt khác, cho dù là phạm vi rộng, nhưng bất cứ một thành tố nhỏ nào thuộc “an ninh quốc gia”, “sức khỏe cộng đồng”, “đạo đức xã hội”,… bị xâm hại thì cũng sẽ gây tác động rất lớn đến cộng đồng xã hội. Vì thế, việc sử dụng những thành tố mang tính khái quát này vào quy định hạn chế quyền là hợp lý.

Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo) đúng như tên gọi của nó là nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân, hoàn toàn không có sự xâm hại bất hợp pháp đến quyền con người. Vì vậy, việc RFA lo ngại về vấn đề nhân quyền trong Dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ là “lo bò trắng răng”./.

 

“Nhai lại” những điều đã cũ

  

Tre Việt - Ngày 16/02/2021, Facebook Việt Tân đã đăng tuyên bố: “Quan điểm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/02/1979”; trong đó, đưa ra một số yêu cầu đối với Nhà nước, Quốc hội, các cấp chính quyền liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, năm 1979.

Trước hết, cần khẳng định rằng những yêu cầu trong bản tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng là hoàn toàn vi hiến, không phù hợp với các quy định của pháp luật. Bởi, cái gọi là “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng” chỉ là tập hợp một nhóm nhỏ những phần tử bấy lâu nay vẫn tự xưng là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tự lập nên. Họ không thể và không bao giờ là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân. Do đó, những yêu cầu trong bản tuyên bố là không có giá trị, vô nghĩa.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với nhiều thế lực giặc ngoại xâm. Nhưng với lòng yêu nước, ý chí, tinh thần quật cường, dân tộc ta luôn đoàn kết chiến đấu, giành thắng lợi. Khi đất nước hoàn toàn được độc lập, tự do, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta đã mong muốn khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của nhân loại.

Thực tế cho thấy, những yêu cầu của bản tuyên bố cũng chỉ là “nhai lại” những điều đã cũ. Đơn cử, như việc họ yêu cầu “phải ghi cuộc chiến tranh biên giới phái Bắc vào sử sách minh bạch và được giảng dạy trong nhà trường”, thì thời gian qua đã có nhiều cuộc hội thảo ở trong nước nghiên cứu, mổ xẻ về cuộc chiến tranh này với sự tham gia của các nhà khoa học, sử học. Và tới đây, trong sách giáo khoa mới môn lịch sử ở một số cấp học sẽ đề cập đến nội dung này với dung lượng phù hợp. Với yêu cầu “Nhà nước cần phải tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ”, thì thực tế những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quân đội ta vẫn đang đẩy mạnh thực hiện công tác này, coi đây là nội dung quan trọng trong chính sách hậu phương Quân đội, “Đền ơn đáp nghĩa”. Với việc triển khai thực hiện Đề án số 1237 về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo, từ năm 2013 đến nay, các địa phương trong cả nước đã tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính được hàng chục nghìn hài cốt liệt sĩ; rà soát, kết luận địa bàn và tiến hành lập, xây dựng bản đồ tìm kiếm trên phạm vi cả nước. Hay gần đây nhất, trước việc Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh trong đó có những điểm không phù hợp, thì các cơ quan chức năng của ta thông qua nhiều kênh khác nhau đã làm việc, lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển, chấp hành đúng các quy định, điều ước của luật pháp quốc tế.

Việc Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng “nhai lại” những điều đã cũ cho thấy bản chất của chúng là đào bới lịch sử, bới lông tìm vết, lợi dụng quá khứ để kích động, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc mà thôi./.

Feb 15, 2021

Đừng phủi tay

 


Tre Việt - Facebook Chân Trời Mới Media, vừa đăng bài: “Phục vụ cho ô-sin” được cho là của FB Nguyễn Sinh Hùng. Bài viết cho rằng: “chúng ta vẫn đang đóng thuế để trả lương cho công bộc mà chúng ta vẫn phải tự làm tất tần tật”. Thế rồi họ ra sức chứng minh: “Chúng ta trả lương cho quốc hội mà chúng ta vẫn phải tự biết tự bàn tự làm tự kiểm tra, trả lương cho thanh tra mà chúng ta vẫn phải tự phát hiện tham nhũng, trả lương cho công an mà chúng ta vẫn phải tự làm “hiệp sĩ” tự bảo vệ mình, trả lương cho quân đội mà chúng ta vẫn phải tự bảo vệ chủ quyền biển đảo, trả lương cho kiểm lâm mà chúng ta vẫn phải tự bảo vệ rừng, trả lương cho tài nguyên môi trường mà chúng ta vẫn phải tự bảo vệ môi trường, trả lương cho quản lý thị trường mà chúng ta vẫn phải tự làm “người tiêu dùng thông minh” tự phân biệt hàng gian hàng giả, trả lương cho kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mà chúng ta vẫn phải tự làm “người tiêu dùng thông minh” tự nhận biết thực phẩm bẩn độc ... v.v ...” (!).

Tre Việt xin hỏi lại rằng: Xe máy, xe ô tô đã đầy bình xăng, bình điện, các thiết bị, phụ tùng khác đều đã sẵn sàng, sao các ngươi không ngồi lên đó bảo nó tự chạy, mà vẫn cần người điều khiển. Ai cũng có cha mẹ già, nếu con cái chăm sóc được thì không phải mượn người, nhờ người giúp việc, thay mình chăm sóc. Nếu gia đình nào phải thuê người giúp việc chăm sóc, trả tiền cho họ như thế coi như đã xong, con cái không nhìn ngó gì đến, mặc kệ bố mẹ già với người giúp việc xoay sở với nhau thế nào cũng được, là con cái đã tệ bạc, bất hiếu với bố mẹ già. Nói cách khác là con cái phủi tay, chối bỏ trách nhiệm với bố mẹ già. Người giúp việc có thể dành phần lớn thời gian, công sức cho việc chăm sóc bố mẹ già giúp người đó, nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về những người con mà những ông bố, bà mẹ đã sinh thành. Muốn bố mẹ già mãn nguyện thì con cái không thể phủi tay, rũ bỏ trách nhiệm.

Thế mà bài viết ở facebook Chân Trời Mới Media nêu trên cho là: “chúng ta vẫn đang đóng thuế để trả lương cho công bộc mà chúng ta vẫn phải tự làm tất tần tật” vừa không đúng, vừa phiến diện. Không đúng ở chỗ tự nhận là “tự làm tất tần tật”, mà không thấy lực lượng chuyên trách, nòng cốt mới là lực lượng chủ yếu, còn người dân là lực lượng quan trọng tham gia mà thôi. Đừng nhận quàng nhận xiên là “tự làm tất tần tật”. Bởi đơn giản, ai cũng tham gia giao thông, mỗi khi đường đông, ùn ứ, thử hỏi không có cảnh sát giao thông và lực lượng dân phòng thì như thế nào? Rất ít khi thấy có người dân tham gia cùng cảnh sát giao thông. Như vậy, có phải người dân “tự làm tất tần tật” không? Nếu phủi tay, không có tinh thần tham gia cùng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thì hậu quả sẽ khôn lường. Chẳng may có thiên tai, thảm họa, tự mỗi người không tìm cách khắc phục, đảm bảo an toàn cho mình và gia đình mình mà chờ lực lượng cứu hộ, cứu nạn đến giúp đỡ với lý do đã đóng thuế rồi, trách nhiệm đó thuộc về lực lượng cứu hộ, cứu nạn thì cứ ngồi, nằm yên ở đó chờ xem. Khi đó thì chỉ có thể là mất tích, hoặc thối rữa, hay như chó thui mà thôi. Vậy nên, đừng vì nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước, để trả lương cho công bộc mà phủi tay cho rằng, trách nhiệm đó thuộc về công bộc nên mình chẳng làm gì. Khi ấy, các ngươi hãy chờ xem tiền đồ của các ngươi có như tiền đồ chị Dậu không?

Bỏ ngay thói “vơ đũa cả nắm”!

 

Tre Việt - Lê Ánh có bài viết: “Không quên ngày 17/2/1979” cách đây ít giờ đồng hồ đăng trên facebook Việt Tân nhắc lại sự kiện quân bành trướng Trung Quốc xâm lược nước ta vào ngày 17/02/1979. Từ sự kiện này, Lê Anh dẫn dụ đến việc khác là: “Hôm 20 Tháng 9, 2018, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Doãn Hải Hồng dẫn nhân viên Đại sứ quán, cùng một số cán bộ cao cấp Việt Nam đến Nghĩa trang liệt sĩ ở Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, tưởng niệm cái gọi là đóng góp vĩ đại của các liệt sĩ cho mối tình hữu nghị Trung - Việt”.

Trong buổi viếng này, bà Trần Thị Phương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội, phát biểu: “Chúng tôi vô cùng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh mạng sống cho độc lập của Việt Nam và tình hữu nghị quý báu giữa hai nước”. Thế rồi, Lê Ánh đặt câu hỏi: “Các bạn nghĩ gì về lời phát biểu của bà Phương?”. Đây là cách làm ra vẻ khách quan, mặc dù không nói ra nhưng ngầm ý dẫn dụ người đọc đến câu trả lời câu hỏi mà mình đã đặt ra. Tre Việt nhận thấy, đó là cách viết phổ biến của Lê Ánh. Dù tỏ vẻ khách quan, nêu vấn đề người đọc tự trả lời, nhưng thực ra đã ngầm đưa ra câu trả lời rồi.

          Lê Ánh dẫn ra hai sự kiện: Quân bành trướng Trung Quốc xâm lược Việt Nam và cán bộ, chiến sĩ Quân đội Trung Quốc hy sinh vì nền độc lập tự do, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam rồi đặt câu hỏi có nên tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh vì dân tộc Việt Nam?  Đó là thói “vơ đũa cả nắm” mà ông cha ta phê phán đã lâu. Hai sự việc khác nhau, không thể đồng nhất, chỉ những người do nhận thức kém cỏi hoặc có hàm ý xỏ xiên nếu không nói là đểu cáng mới đồng nhất mà thôi. Người đặt câu hỏi phải là người có lòng dạ “trong sáng” như... “mực” thì mới có thể nêu được câu hỏi như vậy!

Dân tộc Việt Nam luôn phân biệt rõ bạn thù. Ngay cả khi bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, nhân dân vẫn đoàn kết với nhân dân tiến bộ của hai nước này, chống là chống chính quyền đã đẩy người con của nhân dân Pháp, Mỹ vào xâm lược Việt Nam, chứ không chống lại tất cả nước Pháp hay nước Mỹ, không chống nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ. Những ai không biết ơn “các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh mạng sống cho độc lập của Việt Nam và tình hữu nghị quý báu giữa hai nước” là những kẻ bội bạc, “Ăn cháo đá bát”. Những ai không nhớ sự kiện quân bành trướng Trung Quốc xâm lược đất nước ta vào ngày 17/02/1979 thì cũng không có trái tim. Hai sự việc khác nhau nên không thể đồng nhất. Vì vậy, hãy bỏ ngay thói “vơ đũa cả nắm”, Lê Ánh ạ!./.

 

 

 

 

Feb 11, 2021

Trò hề của cái gọi là “Cánh thiệp gửi tù nhân lương tâm”

            Tre Việt - Năm Canh Tý với biết bao khó khăn, thử thách đã qua đi - Việt Nam ta, lại thêm một lần nữa tỏa sáng, để thế giới khâm phục và nhân dân phấn khởi, tin tưởng. Năm Tân Sửu đang đến, khi dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước đang quyết liệt thực hiện các biên pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để nhân dân được vui Tết, đón Xuân vui tươi, đầm ấm, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thế mà tổ chức khủng bố Việt Tân lại bày một chiêu trò hết sức lố bịch, đưa ra cái gọi là: “Cánh thiệp đầu xuân cho các Tù Nhân Lương Tâm”.

Theo đó, ngày 08/02, trên facebook Việt Tân, tổ chức khủng bố này chế tác tấm thiệp gửi đến các phạm nhân mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, như: Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hóa, Châu Văn Khảm, Hoàng Đức Bình,… với lời lẽ xuyên tạc, mang đầy màu sắc chính trị và kích động. Đó là: nhân dịp xuân về, kính chúc các anh, chị Tù Nhân Lương Tâm chân cứng đá mềm, vững tin trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ Việt Nam, v.v. Tre Việt khẳng định rằng, cái gọi là “Cánh thiệp đầu xuân cho các Tù Nhân Lương Tâm” của Việt Tân chỉ là một trò hề, diễn tấu hài lố bịch, không hơn, không kém, bởi lẽ:

Thứ nhất, đây là luận điệu cũ rích, mà Việt Tân vẫn “nhai đi, nhai lại” để xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đã rất nhiều lần, Tre Việt lên tiếng khẳng định, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, tất cả những đối tượng mà Việt Tân thường rêu rao là “tù nhân lương tâm”, “nhà bất đồng chính kiến” đã và đang bị cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý, đây thực chất là những công dân Việt Nam đã vi phạm pháp luật Việt Nam, với tội danh chủ yếu là: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào, những đối tượng phạm pháp đều phải được xử lý nghiêm minh; do đó, họ phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm pháp luật của mình là hoàn toàn chính xác, điều đó còn thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, với những lời lẽ mà Việt Tân cố tình rêu rao, thì rất dễ nhận thấy đây là chiêu trò hòng cổ súy, khích lệ và kính động cho số đối tượng chống phá chính quyền tiếp tục “vững niềm tin” với chiếc “bánh vẽ” mà Việt Tân, cùng các tổ chức chống đối và các báo, đài hải ngoại vẫn đang ra sức hà hơi tiếp sức, với hy vọng gây sức ép, buộc Đảng và Nhà nước ta phải thả tự do cho các đối tượng này, hòng tiếp tục thực hiện các hành vi chống phá chính quyền sau khi được ra tù. Nói cách khác, đây chẳng khác nào hành vi “bảo kê tội phạm” của Việt Tân.

Thứ ba, công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ ở Việt Nam là sự nghiệp cách mạng lớn, tiến hành lâu dài và gian khổ, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với sự đồng thuận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không phải dựa vào mấy đối tượng mà Việt Tân vẫn rêu rao là “tù nhân lương tâm”, e rằng Việt Tân đặt “niềm tin” không đúng chỗ rồi, thực chất họ chỉ là đang lợi dụng “tự do, dân chủ” để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam. Vì thế, Việt Tân hãy thôi diễn tấu hài đi, hành động đó là trò hề và nực cười lắm./.

Feb 9, 2021

Hành trình từ người chống phá đến trở thành người nhiệt thành ủng hộ Ðảng Cộng sản

 

Đó là con đường Luật sư Hoàng Duy Hùng ở Houston (Mỹ) đã trải qua hơn 30 năm. Nhân Ðại hội Ðảng XIII, ông gửi đến Báo Nhân dân bài viết bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ và thay đổi trong tư tưởng, thế giới quan của bản thân mình. Trong đó, có cả ước nguyện lần tới về nước sẽ thắp nén tâm nhang trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để xin lỗi Người, xin lỗi Ðảng và nhân dân Việt Nam, để được nói hai chữ “Bác Hồ” như mọi con dân nước Việt. Tre Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Luật sư Hoàng Duy Hùng

Cha mẹ tôi theo Công giáo, năm 1954 di cư từ Nghệ An vào miền Nam, và cha tôi đi lính, làm sĩ quan “quân lực Việt Nam Cộng hòa”. Ngay từ bé, người lớn đã dạy tôi “Cộng sản vô thần, vô Tổ quốc, vô gia đình” và tôi rất tin. Sinh ra trong bối cảnh đó, cho nên suy nghĩ chống cộng in vào tâm thức của tôi là bình thường. Năm 1975, 13 tuổi, vì không muốn sống chung với cộng sản, tôi ngày đêm đi bộ rời khỏi Buôn Ma Thuột đã giải phóng. Lớn lên ở Mỹ, tôi được đào tạo trong môi trường có nhiều người gốc Việt chống cộng cực đoan, truyền thông thì hằng ngày ra rả chống cộng, cho nên trong đầu óc tôi khi đó “cộng sản Việt Nam là gian ác, phản bội tổ quốc”, rồi vì yêu nước mà tôi căm thù, chống cộng. Giờ tôi không suy nghĩ như vậy nữa, tôi đã hiểu và nhận ra không có “tam vô” nào cả, mà Ðảng Cộng sản Việt Nam rất tôn trọng tự do tôn giáo, coi gia đình là nền tảng xã hội, coi an nguy của Tổ quốc là quan trọng hàng đầu. Nhưng để có suy nghĩ như vậy, tôi đã trải qua quá trình chống cộng hơn 30 năm, đến một ngày tôi nhận ra nếu thành tâm yêu nước, cần phải ủng hộ đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðó mới chính là lương tri của người Việt Nam lương thiện.

Ngày 30/4/2020, tôi chính thức từ bỏ con đường chống cộng quay về với Tổ quốc. Ðó là kết quả không có được sau một sớm một chiều, mà là kết quả một quá trình tiệm tiến. Năm 1984, đang là sinh viên ngành Triết học ở Ðại học Houston (Texas), các đảng phái chống cộng đã tiếp cận lôi kéo tôi, trong đó có “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (tiền thân tổ chức hiện nay Việt Nam gọi là “Tổ chức khủng bố Việt Tân”). Sau hai năm tìm hiểu, ngày 06/01/1986, tôi đã tuyên thệ vào “Mặt trận Việt Nam tự do” do “Ðại Việt cách mạng đảng” (ÐVCMÐ) lãnh đạo. Năm 1990, tốt nghiệp đại học, tôi đã tình nguyện nhận chỉ thị về Việt Nam dưới danh nghĩa du lịch, thăm thân nhân để xây dựng tổ chức lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Ðể có kinh phí, tôi bán cơ sở thương mại là tiệm rượu của tôi, sau khi trừ hết mọi chi phí, tôi lấy số tiền còn lại đem đi hoạt động. Sau này suy nghĩ lại tôi đã thấy mình quá dại khờ, mạo hiểm khi mang cả tài sản, tương lai, tính mạng của mình ra đánh cược. Trở lại Mỹ, tôi lại khám phá ra các đàn anh của tôi đang tìm cách triệt tiêu lẫn nhau, họ chống cộng không phải vì yêu nước mà chỉ vì tranh giành danh lợi, quyền lực. Nhiều sự kiện đã xảy ra, khiến tôi thấy rõ mặt thật của họ. Cuối cùng, tôi và một số anh đã đứng sang một bên không ủng hộ phe nào. Dẫu vậy, tôi vẫn quyết tâm chống cộng vì thời điểm năm 1990, tôi chưa nhận ra ý nghĩa, vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam với dân tộc. Tôi tiếp tục vào Việt Nam dưới danh nghĩa du lịch, thăm thân nhân để hoạt động. Tháng 02/1992, tôi bị sa lưới, bị biệt giam hơn 15 tháng. Khi ấy, Việt Nam và Mỹ đang bàn việc tiến tới bãi vận và bang giao, một số tù nhân chính trị có quốc tịch Mỹ được trả về Mỹ, trong đó có tôi. Ðến lúc đó, do chưa nhận ra chính sách khoan hồng của Ðảng, Nhà nước Việt Nam nên tôi vẫn không cảm xúc, không biết ơn, mà càng quyết tâm chống cộng.

Năm 1996, vì tin theo lời tuyên truyền rằng “ÐVCMД là “chính đảng” ra đời năm 1938 có ảnh hưởng lớn trên chính trường miền Nam, chỉ có một “chính đảng” như vậy mới hy vọng đấu tranh thành công, cho nên tháng 12/1996 tôi tuyên thệ vào “ÐVCMД. Nhưng vào rồi tôi mới thấy mình sai lầm. Vì cái đảng tôi gia nhập vừa chỉ trích “Việt cộng” vừa nói xấu tổ chức khác, đảng viên thì kéo bè kéo phái tranh giành danh lợi. Trước tình cảnh đó, tôi đề nghị thành lập một tổ chức ngoại vi cho giới trẻ để không bị nhiễm thói hư, tật xấu của lớp đàn anh. Họ đồng ý, phong tôi là “Ủy viên Trung ương”. Sau đó vì sự thẳng thắn của tôi trước các khuất tất, họ yêu cầu tôi nhận lỗi vì đã đi ra ngoài kỷ cương tổ chức. Tôi hiểu ngay vấn đề, tuyên bố ra khỏi “ÐVCMД. Tôi nghĩ đấu tranh là chống lại gian dối, tàn ác, mà thấy sự gian dối, tàn ác ngay trước mắt lại không lên tiếng thì không thể được. Năm 1999, tôi đã lên tiếng về cái chết của Hoàng Cơ Minh, vạch trần những trò bịp bợm, ma giáo của “Việt Tân”. Bởi vậy, sự căm thù của “Việt Tân” đối với tôi vẫn còn dai dẳng tới hôm nay.

Các năm sau, từ việc tiếp xúc với một số nhân vật chống cộng, chứng kiến các hoạt động lường gạt, bịp bợm của họ; đặc biệt là những suy nghĩ sau lần về nước với ý định đặt bom rồi quyết định dừng lại, rồi thấy đất nước bắt đầu phát triển, tôi đã dần hiểu và có góc nhìn tích cực hơn về Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa đủ tích cực để từ bỏ con đường chống cộng. Song tôi quyết định thay đổi sách lược, tuyên bố từ bỏ con đường bạo lực, vận động anh em theo con đường đối thoại, đóng góp xây dựng đất nước. Năm 2002, tôi viết quyển sách bằng tiếng Anh có tiêu đề “A Common Quest For Vietnam’s Future” (Tìm một hướng đi chung cho tương lai Việt Nam) với chủ trương muốn đối thoại, nâng cao dân trí thì phải tự nâng cao tri thức của mình trước, chấn hưng dân tình, trồng sâu dân dũng. Tuy nhiên, trong quyển sách này tôi vẫn còn nhiều điều tiêu cực về Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng càng lúc, tôi càng nhận ra các đảng phái chống cộng chẳng có lý tưởng như họ rêu rao, đa phần là xấu bẩn, vì danh lợi. Những người chống cộng tuyên truyền ngày này sang tháng khác “Cộng sản hèn với giặc, ác với dân, bán biển, đảo”, lúc đầu tôi tin như thế, nhưng qua tìm hiểu thì tôi thấy hoàn toàn không phải vậy. Thời điểm đó, vì còn mê quan điểm đa đảng, tôi viết bài “Cách mạng trắng”.

Sau những cuộc gặp gỡ, trao đổi với một số nhà ngoại giao Việt Nam tại Mỹ, được nhìn vết sẹo từ thương tích chiến tranh thời họ còn là “Bộ đội Cụ Hồ” chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tôi ứa nước mắt song phải giấu đi. Tôi quý họ vô cùng, qua họ tôi nhận ra những người cộng sản thật sự dũng cảm, họ đã chiến đấu vì Mẹ Việt Nam. Từ họ, tôi bắt đầu tìm hiểu thêm về Ðảng Cộng sản, chính sách của Nhà nước với người Việt ở nước ngoài, trong đó có Nghị quyết 36. Nhờ họ, tôi hiểu Nghị quyết 36 không như những gì ở hải ngoại tuyên truyền, mà đó là tấm lòng của Ðảng, Nhà nước với người Việt Nam sống ở nước ngoài, hòa hợp dân tộc để xây dựng đất nước ngày một hùng cường. Cứ như vậy, qua tiếp xúc, tìm đọc, ôn lại lịch sử, tôi suy nghĩ rút ra nhận định của chính mình, không nhìn qua lăng kính của “các bác cờ vàng”", vì lăng kính ấy chủ quan, xuyên tạc, không trung thực. 

Năm 2012, lúc còn là nghị viên Thành phố Houston, tham dự một số cuộc hội thảo bàn về ưu điểm, khuyết điểm của đa đảng và đơn đảng, tôi nhận ra nhiều ưu điểm của đơn đảng ở Việt Nam, nhưng trong lòng chưa ngả hẳn theo đơn đảng. Ðến cuối năm 2018, sau khi làm chương trình với nhiều người để phân tích xem Việt Nam nên chọn đơn đảng hay đa đảng, tôi mới nhận ra rõ nét rằng đối với văn hóa, lịch sử, địa - chính trị, bối cảnh đặc biệt của Việt Nam thì thể chế đơn đảng là tốt nhất. Ðơn đảng thì đảng nào đây, đảng nào có bề dày lịch sử, đã có sự hy sinh, được lòng dân như Ðảng Cộng sản Việt Nam? Và trong lòng tôi quyết định đứng hẳn về Ðảng Cộng sản Việt Nam, chỉ đợi đúng thời cơ để tuyên bố.

Ðể củng cố tư duy, nhận thức, cuối năm 2019 về Việt Nam với tư cách du lịch. Tôi đã chứng kiến sự phát triển vùn vụt của Việt Nam, tôi được người dân đón tiếp thương yêu, chấp nhận trở về. Tôi may mắn được gặp các nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Các ông thân tình đón tiếp, cung cấp thông tin chính xác về người cộng sản, dặn dò tôi phải dưỡng tâm một cách chân thành thì sự trở về mới có ý nghĩa. Tôi đã rơi nước mắt khi đứng dưới căn hầm mà các nhà báo ở Báo Nhân Dân làm việc dưới bom đạn Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Trở lại Mỹ, vì dịch Covid-19 tôi phải ở nhà, đến ngày 18/3/2020 tôi lập kênh Youtube Góc nhìn Hoàng Duy Hùng.

Tôi muốn công khai hóa sự chọn lựa của mình, nhưng công khai hóa như thế nào, thời điểm nào là tốt nhất cũng làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi biết khi đang sống trong một cộng đồng còn chống cộng và xuất thân gia đình như thế, khi tôi công khai sẽ bị chống đối kịch liệt. Nhưng tôi đã quyết định, sáng 30/4/2020, tôi làm chương trình, chính thức treo lá cờ Tổ quốc, và chọn chỗ đứng của tôi là trở về với đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Tới ngày 29/10/2020 qua kênh Youtube của mình, tôi chính thức tuyên bố từ bỏ “Cách mạng trắng”, chỉ giữ lại yêu cầu “dưỡng tâm trong trắng”. Và những gì tôi dự tính đã xảy ra, tôi đã phải hứng chịu bao cay đắng, nhưng tôi cũng nhận được không biết bao nhiêu sự đồng cảm, động viên, hỗ trợ, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo Nhân dân, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài,... giúp tôi có nghị lực đi trên con đường đã chọn. Tôi xin chân thành ghi ơn tất cả các cơ quan, đoàn thể, những người đã hỗ trợ ý nguyện trở về của tôi, đối với tôi đó chính là sự hòa hợp dân tộc thực sự.

Việc tôi công khai chỗ đứng của mình, trở về với đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam chỉ diễn ra vài tháng trước khi Ðại hội XIII khai mạc. Hôm nay tôi viết bài này chúc mừng Ðại hội XIII thành công, chọn được những nhân sự lãnh đạo có TÂM có TẦM để lãnh đạo phát triển Việt Nam thành một quốc gia hùng cường. Vì bối cảnh xuất thân, lúc đầu tôi đã ngộ nhận về Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nay tôi xin được mượn bài viết để chính thức xin lỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin lỗi Ðảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Ước nguyện của tôi là lần tới về Việt Nam, tôi sẽ đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thành kính thắp nén hương xin lỗi Người và khi được tha thứ, tôi mới dám gọi Người là “Bác Hồ” như mọi con dân Việt Nam. Tuổi tôi cũng bắt đầu xế chiều, nếu không còn giúp được gì cho đất nước, tôi sẽ dành thời gian hưu trí để hưởng cảnh thanh bình trên quê hương./.

                                                                (Nguồn nhandan.com.vn)

Kẻ trở cờ

 

Tre Việt - Hôm qua, đọc bài viết: “Chuyện của tôi ở... cải cách ruộng đất” của Nguyễn Như Phong được cho là viết (Nhân đọc bài “Sao họ ác đến thế” của nhà báo Vũ Hùng) cũng trên trang facebook Tiếng Dân News, định bỏ qua, nhưng nó lại cứ lởn vởn trong đầu nên Tre Việt xin có mấy lời.

          Trước hết, Nguyễn Như Phong viết về chuyện cải cách ruộng đất của gia đình mình khi mà ông ta “chưa đầy năm”, nghĩa là còn đỏ hỏn, thế mà kể chuyện từ ông ngoại, mẹ, bố cứ như thật. Bởi “chưa đầy năm”, chưa được một tuổi mà kể như người trưởng thành chứng kiến câu chuyện đó. Vì thế, điều Nguyễn Như Phong kể hoặc là tự bịa ra, hoặc là đã nghe qua miệng của người khác nói lại. Mà ông cha ta có câu: “Tam sao thất bản”. Chuyện của người nghe và kể lại sẽ không còn như nguyên gốc nữa. Vì qua mỗi lần kể, người kể sẽ thêm mắm, thêm muối làm cho câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, Nguyễn Như Phong đã từng là nhà báo, từng giữ chức Phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân, xin nghỉ hưu trước 5 năm để sang làm Tổng Biên tập Báo điện tử Petrotimes. Do những sai phạm của ông ta ở Báo này, năm 2016, Nguyễn Như Phong bị cắt chức, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo và tạm đình bản trong thời gian 03 tháng đối với Báo điện tử Petrotimes.

          Từ đó, Nguyễn Như Phong như nhiều kẻ trở cờ trước đó, thay vì im lặng, lắng nghe và làm điều gì đó có ích cho đời thì ông ta lại quay sang tấn công chế độ bằng những điều được ẩn chứa dưới những điều góp ý, hoặc viết cái gọi là “chuyện giờ mới kể”. Bài viết “Chuyện của tôi ở... cải cách ruộng đất” nói trên là một dạng bài như thế. 

          Thứ hai, quay lại bài viết của Nguyễn Như Phong ở trên, ông ta có trích câu nói được cho là của mẹ ông: “Còn mẹ tôi, mỗi khi nhắc đến cải cách ruộng đất, bà lạnh lùng: “Tao ỉa năm bảy đống vào cái Đảng nhà chúng mày!!!”. “Ỉa vào” thế mà cả mẹ và con, khi Nguyễn Như Phong còn trong ngành Công an đã làm đơn tự nguyện “rúc đầu” vào cái đống mình bĩnh ra đấy. Đó là việc làm của loại bọ hung. Còn con người làm như vậy là kẻ cơ hội. Khi làm kẻ cơ hội không thành, lại chuyển sang làm kẻ trở cờ. Loại người lòng dạ bất nhất có đáng tin không? Bạn đọc tự biết rồi đấy.

          Thứ ba,  tổ chức hay cá nhân, trong quá trình phát triển khó có thể tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Tố Hữu đã viết: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. Vấn đề là, nhận thấy sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa. Đấy mới là điều dũng cảm và đáng quý. Đảng ta đã công khai thừa nhận trong quá trình lãnh đạo Nhà nước và xã hội cũng có lúc Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm. Từ đó, Đảng kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm đó để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Nguyễn Như Phong trước khi bị tước thẻ nhà báo đã có đóng góp nhất định cho Báo Công an nhân dân, cho Báo điện tử Petrotimes. Từ khi bị tước thẻ nhà báo, nếu Nguyễn Như Phong tỉnh ngộ, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm để tiếp tục đóng góp, cống hiến cho xã hội đó mới là điều trân quý. Bằng không lại cứ nhân danh dân chủ để gọi là “góp ý”, “nói thật” dùng lời lẽ trì triết, đay nghiến, xỉa xói, nói xấu về những điều mà tổ chức, cá nhân đã nhận ra và đã sửa chữa thì đó đích thực là người cố chấp, kẻ trở cờ, đời đời bị nguyền rủa./.

Feb 8, 2021

“Không ưa thì dưa có dòi”

 

          Tre Việt – Câu nói đó của các cụ đúng với bài viết: “Những cậu ấm đỏ có lý lịch bất minh, một phần không thể thiếu của chế đô” của Đỗ Ngà đăng trên facebook Việt Tân cách đây ít giờ đồng hồ. Đỗ Ngà dẫn ra một số cán bộ cấp cao của chế độ ta cho đó là “con rơi” của một số cán bộ cấp cao thế hệ trước đó mà không có bằng chứng nào chứng minh. Hắn ta cho là chế độ tự làm sai lý lịch để cán bộ đó là con “phó thường dân”, còn thực ra là con của cán bộ này, cán bộ khác một cách bâng quơ theo kiểu: “Ăn ốc nói mò” không biết ngượng của kẻ đặt điều. Thật là thiếu văn hóa, vô liêm sỉ.

          Đại hội XIII của Đảng vừa qua, có một số đồng chí cán bộ giữ vị trí trọng trách cao trong Đảng, chúng lại cho đó là vì “con ông cháu cha” mà không thừa nhận một trong những nguyên nhân hình thành nhân cách là có tính di truyền. Con nhà dòng dõi, trí thức thì cũng thường theo dòng dõi đó trở thành người trí thức. Đó là yếu tố di truyền, họ lại được sống, học tập và rèn luyện ở gia đình có truyền thống học tập, khoa bảng, lớn lên dễ trở thành người thành đạt về mặt tri thức, khoa bảng. Điều này không cần chứng minh vì thực tiễn có rất nhiều rồi. Nếu có tố chất mang tính di truyền, lại được đào tạo, rèn luyện từ tấm bé thì dễ trở thành người có ích cho xã hội. Không chỉ ở Việt Nam mà nước nào cũng vậy. Ở Mỹ từng có cả cha và con đều làm Tổng thống nước này – Bus cha và Bus con đó thôi. Ở Singapo cũng nhiều đời trong gia đình làm Thủ tướng nước này. Thế mà chúng không ý kiến gì, thậm chí còn cho đó là dân chủ. Thế mà ở Việt Nam dù con chưa giữ vị trí cao nhất như ở Mỹ hay Singapo thì chúng lại cho là vì “con cháu các cụ” nên được nâng đỡ. Đúng là “không ưa thì dưa có dòi”./.

Feb 6, 2021

Mồm ba càng...

                                                       Hoàng Thành

 

● Ở Mỹ xảy ra khủng bố => Tai nạn

● Ở VN xảy ra tai nạn => Khủng bố

● Mỹ thân Trung Quốc => Hợp tác hữu nghị

● VN thân Trung Quốc => Bán nước

● Cảnh sát Mỹ đàn áp dân => Thi hành pháp luật

● Cảnh sát VN thi hành pháp luật => đàn áp dân

● Mỹ bị ngập lụt => Thiên tai khắc nghiệt

● VN bị thiên tai => Chính phủ không lo cho dân để ngập lụt

● Mỹ sang Iraq, Srya... => Tiêu diệt độc tài

● VN sang Campuchia => Xâm lược

● Đường nhỏ => chửi.

● Mở rộng làn đường => chửi lấy cớ để ăn

● Xây đường có BOT => chửi (ko có BOT lấy tiền đâu bảo dưỡng & xây đường mới).

● Đi Thái khen chùa đẹp - Thái làm du lịch tốt

● Việt Nam xây chùa cũng làm du lịch => chửi kinh doanh tâm linh

● Mỹ - phương Tây thu thuế => nghĩa vụ công dân

● Việt Nam thu thuế => cộng sản bóc lột.

● Mỹ - phương Tây tham nhũng => ko đáng kể

● Việt Nam tham nhũng => chế độ thối nát.

● Không có nhà cao tầng => không xây nổi được tòa nhà.

● Khi xây xong => sao không lấy tiền xây bệnh viện, trường học

● Cảnh sát Mỹ cứu dân => Anh hùng

● Cảnh sát VN cứu dân => Cắt! Diễn tốt lắm

● Mỹ xây dựng công trình => Phát triển đất nước

● VN xây dựng công trình => Đã nghèo còn thích khoe khoang

● Mỹ nợ công => Mượn tạm để phát triển đất nước

● VN nợ công => Xin tiền để lãnh đạo chia nhau

● Ở Mỹ đóng thuế => Nghĩa vụ mỗi công dân

● Ở VN đóng thuế => Cộng sản bóc lột

● Ở Mỹ xả lũ => Bảo vệ con đê, giúp dân tránh lụt

● Ở VN xả lũ => Cố tình hại dân

● Ở Mỹ đàn áp người biểu tình => Dẹp loạn phố xá, giữ trật tự văn minh đô thị

● Ở VN ngăn chặn người biểu tình => Không tự do, thiếu dân chủ

● Mỹ cướp đất người da đỏ => Mở rộng lãnh thổ

● VN giải phóng dân tộc => Ăn cướp miền Nam

● VN đá bóng thua các nước ĐNA => trình độ VN thấp kém chỉ có thế thôi

● VN đá bóng thắng các nước ĐNA => GDP của VN còn kém Thái, Malay ....

● Ko bắt được hung thủ => chửi CA ăn hại

● Bắt được hung thủ cực nhanh, thưởng cho CA => vui trên nỗi đau người khác

● Chỗ kẹt xe ko có CA => chửi ăn thuế của dân, lúc cần ko thấy

● CA đứng => chắc chờ bắt xe ăn hối lộ

● Dân lấn chiếm đất nhà nước => nhà nước lấy lại thì cộng sản cướp đất dân

● Ở VN ăn đồ tươi => ướp hoá chất

● Ở Mĩ ăn đồ hộp chứa chất bảo quản => hợp vệ sinh

● Ở VN bị ô nhiễm => phá hoại môi trường sống

● Ở Mĩ bị ô nhiễm => phát triển kinh tế thì phải vậy

● Tự do ăn, uống, mặc, ở, làm gì thì làm => không có tự do nhân quyền

● Việt Nam ăn thịt chó => chó là bạn không phải đồ ăn

● Hàn Quốc ăn thịt chó, Nhật Bản khai thác cá voi => văn hóa ẩm thực

● Việt Nam làm ra ô tô, điện thoại => không sản xuất được ốc vít

● Hàng hóa Nhật, Hàn, Mỹ,... => hàng chất lượng cao

● Hàng Việt Nam => hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam

● Chính khách Việt Nam ngủ gật => chửi bới

● Chính khách nước ngoài ngủ gật => làm việc nên ngủ....

Sunshine #stoned    (Tre Việt sưu tầm)