Tre Việt - Hôm qua, đọc bài viết: “Chuyện của tôi ở... cải cách ruộng đất” của Nguyễn Như Phong được cho là viết (Nhân đọc bài “Sao họ ác đến thế” của nhà báo Vũ Hùng) cũng trên trang facebook Tiếng Dân News, định bỏ qua, nhưng nó lại cứ lởn vởn trong đầu nên Tre Việt xin có mấy lời.
Trước hết, Nguyễn Như Phong viết về chuyện
cải cách ruộng đất của gia đình mình khi mà ông ta “chưa đầy năm”, nghĩa là còn
đỏ hỏn, thế mà kể chuyện từ ông ngoại, mẹ, bố cứ như thật. Bởi “chưa đầy năm”,
chưa được một tuổi mà kể như người trưởng thành chứng kiến câu chuyện đó. Vì thế,
điều Nguyễn Như Phong kể hoặc là tự bịa ra, hoặc là đã nghe qua miệng của người
khác nói lại. Mà ông cha ta có câu: “Tam sao thất bản”. Chuyện của người nghe
và kể lại sẽ không còn như nguyên gốc nữa. Vì qua mỗi lần kể, người kể sẽ thêm
mắm, thêm muối làm cho câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn hơn. Đặc biệt, Nguyễn Như
Phong đã từng là nhà báo, từng giữ chức Phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân,
xin nghỉ hưu trước 5 năm để sang làm Tổng Biên tập Báo điện tử Petrotimes. Do
những sai phạm của ông ta ở Báo này, năm 2016, Nguyễn Như Phong bị cắt chức, Bộ
Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo và tạm đình bản trong
thời gian 03 tháng đối với Báo điện tử Petrotimes.
Từ
đó, Nguyễn Như Phong như nhiều kẻ trở cờ trước đó, thay vì im lặng, lắng nghe
và làm điều gì đó có ích cho đời thì ông ta lại quay sang tấn công chế độ bằng
những điều được ẩn chứa dưới những điều góp ý, hoặc viết cái gọi là “chuyện giờ
mới kể”. Bài viết “Chuyện của tôi ở... cải cách ruộng đất” nói trên là một dạng
bài như thế.
Thứ hai, quay lại bài viết của Nguyễn
Như Phong ở trên, ông ta có trích câu nói được cho là của mẹ ông: “Còn mẹ tôi,
mỗi khi nhắc đến cải cách ruộng đất, bà lạnh lùng: “Tao ỉa năm bảy đống vào cái
Đảng nhà chúng mày!!!”. “Ỉa vào” thế mà cả mẹ và con, khi Nguyễn Như Phong còn
trong ngành Công an đã làm đơn tự nguyện “rúc đầu” vào cái đống mình bĩnh ra đấy.
Đó là việc làm của loại bọ hung. Còn con người làm như vậy là kẻ cơ hội. Khi
làm kẻ cơ hội không thành, lại chuyển sang làm kẻ trở cờ. Loại người lòng dạ bất
nhất có đáng tin không? Bạn đọc tự biết rồi đấy.
Thứ ba, là tổ chức hay cá nhân, trong quá trình phát triển
khó có thể tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Tố Hữu đã viết: Ai nên khôn mà chẳng
dại đôi lần. Vấn đề là, nhận thấy sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa. Đấy mới là
điều dũng cảm và đáng quý. Đảng ta đã công khai thừa nhận trong quá trình lãnh
đạo Nhà nước và xã hội cũng có lúc Đảng mắc sai lầm, khuyết điểm. Từ đó, Đảng
kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm đó để phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Nguyễn Như Phong trước khi bị tước thẻ nhà báo đã có đóng góp nhất định cho Báo
Công an nhân dân, cho Báo điện tử Petrotimes. Từ khi bị tước thẻ nhà báo, nếu
Nguyễn Như Phong tỉnh ngộ, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm để tiếp tục đóng góp,
cống hiến cho xã hội đó mới là điều trân quý. Bằng không lại cứ nhân danh dân
chủ để gọi là “góp ý”, “nói thật” dùng lời lẽ trì triết, đay nghiến, xỉa xói,
nói xấu về những điều mà tổ chức, cá nhân đã nhận ra và đã sửa chữa thì đó đích
thực là người cố chấp, kẻ trở cờ, đời đời bị nguyền rủa./.
3 comments:
Mẹ con nhà Phong ỉa rồi lại liếm, khi ở Báo Công an không liếm được thì nhảy sang báo Petrotimes dễ liếm hơn nên bị vạch mặt và thu hồi thẻ, nay trở thành kẻ phá hoại; đúng là loại người cả mẹ lẫn con đều tham, không từ cái gì là không liếm, liếm không được thì phá bĩnh, là tuồng giẻ rách là đây chứ còn gì nữa!.
Bạn Tre gai nói rất đúng
Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Post a Comment