Tre Việt – Ngày 26/12/2021, trên Facebook Việt Tân đăng bài “Sự rối trá của Đảng tạo dựng những nhân vật hư cấu để tuyên truyền”, trong đó ông “giáo sư sử học” Hà Văn Thịnh lấy lý do là khẩu pháo quá nặng, thân người không thể chèn được để suy luận việc anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo là không có thực, là hưu cấu để tuyên truyền.
Đây là sự suy diễn với dụng ý xấu,
bởi:
Trước hết, trong chiến tranh giải phóng dân tộc, những người chép sử
trực tiếp tham gia chiến đấu, lăn mình trong chiến trường, vào sống, ra chết để
kịp thời phát hiện, nêu gương những người hy sinh quên mình cho Tổ quốc. Gương
hy sinh của những anh hùng trong kháng chiến luôn in đậm trong tâm trí người
chép sử, người kể sử - những đồng đội của Tô Vĩnh Diện kéo pháo vào chiến trường
Điện Biên năm xưa. Và cho đến vài chục năm sau đó, câu chuyện lấy thân mình
chèn pháo vẫn tồn tại trên bia miệng đồng đội. Sách vở chỉ ghi chép lại những lời
kể đó. Đạo đức nghề nghiệp của những người chép sử trong chiến trường ít người
sánh kịp đã tạo nên những trang sử sống động, hào hùng của Quân đội. Ông Thịnh
tuy đóng mác “giáo sư sử học” nhưng chỉ là người đọc sử, nhìn lịch sử theo
phương diện tiêu cực thì làm sao đủ đức để hiểu nổi bộ đội; đặc biệt là những
người lính trên chiến trường, trực tiếp chiến đấu với quân thù.
Hai là, hoàn cảnh chiến đấu đã tạo nên những Anh hùng, mới nghe thì
có thể không tin; nhưng, tinh thần yêu nước, tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh” đã thôi thúc họ làm nên điều kỳ diệu. Nhìn ra thế giới, Tổng thống
Mỹ Roosevelt bị bại liệt vĩnh viễn từ năm 1921, nhưng khi nghe tin người Nhật tấn
công Trân Trâu Cảng, Ông đã tự đứng lên được để nói lời tuyên chiến với phe
phát-xít; hàng trăm phi công Nhật cảm tử lao máy bay vào tàu địch; chiến sĩ ta
ôm bom ba càng đánh xe tăng; phi công Việt Nam bay đối đầu máy bay Mỹ để bắn,
v.v. Những điều đó không sách nào dạy, vì ai cũng biết chắc chắn sẽ chết khi thực
hiện. Song họ vẫn làm. Đó là tinh thần chiến đấu. Ông Thịnh chưa qua chiến đấu
nên không thể hiểu.
Ba là, các nghiên cứu khoa học cho thấy, cơ thể con người có thể chịu
được gia tốc tối thiểu tới 40 m/s2, tương đương áp lực 2.000 kg (tức
02 tấn, nếu người nặng 50 kg) mà chưa bị phá hủy. Do đó, khẩu pháo 105mm trọng
lượng gần 2.260 kg được phân chia cho hai bánh (phần lớn) và hai càng; mỗi bánh
chỉ tác dụng áp lực lên mặt đường chưa tới 1.100 kg. Trọng lượng này đâu phải
quá lớn để dè bẹp được cơ thể con người. Nếu không đè vào chỗ hiểm thì bánh
pháo chỉ có thể làm gãy một vài cái xương, đâu hẳn đã chết.
Từ thực tế đó, Tre Việt thấy việc
suy luận của ông Thịnh là thiếu căn cứ, hoàn toàn tiêu cực, nếu không nói là muốn
xuyên tạc lịch sử./.
0 comments:
Post a Comment