Apr 25, 2024

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024

         Tre Việt - Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua. Đây là văn bản luật lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; tác động sâu, rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trước khi xem xét quyết định, Dự án luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trách nhiệm, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được thảo luận, cho ý kiến tại bốn kỳ họp Quốc hội, hai Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáu phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, ngay sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua, mượn cớ “quan tâm”, “phản biện” những kẻ cơ hội chính trị và bọn phản động, thù địch đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân ta. Chúng xuyên tạc rằng: “Chính sách đất đai hiện nay đang vừa là cái bẫy vừa là lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu kiện và tham nhũng nhất…”, “Để mặc sức cho các bộ ngành đem bán”, v.v.

Cần khẳng định rõ: đây là những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ hòng gây ra nhận thức lệch lạc trong xã hội, kích động những người kém hiểu biết, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị hùa theo chống phá Đảng và Nhà nước, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.

Chúng ta đều biết Hiến pháp 2013, tại Điều 53 xác định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tại Điều 54 xác định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất… Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. Nhà nước thu hồi đất… vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Việc thu hồi đất được thực hiện công khai, minh bạch, được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Tuy nhiên, khi thực thi trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế, bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với sự phát triển của tình hình. Vì vậy, việc Quốc hội khóa XV ban hành Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 và được thực thi sẽ khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý đất đai hiện nay, đáp ứng kịp thời với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, cụ thể: Một là, mở rộng hạn mức nhận, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp để nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Hai là, quy định cụ thể 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ giám sát. Ba là, bỏ khung giá đất. Bảng giá đất được xây dựng hằng năm, giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường. Bốn là, bổ sung quy định về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất. Yêu cầu phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích, công khai, minh bạch, hợp lý, hiệu quả và theo quy định của pháp luật. Năm là, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu. Sáu là, quy định thông thoáng việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội. Bảy là, cho phép người sử dụng đất lựa chọn trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần. Tám là, Quốc hội cho phép áp dụng ngay một số quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 để tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất, tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024.

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 được triển khai thực hiện hiệu quả trong thực tiễn sẽ đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của đất nước, kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân Việt Nam cần tích cực nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024. Đồng thời, nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đối với  Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024./.

 

Apr 24, 2024

Lại một “Báo cáo” không khách quan của Bộ Ngoại giao Mỹ

          Tre Việt – Ngày 22/4, trang facebook Đài VOA đăng bài “Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đàn áp nhân quyền xuyên quốc gia”. Theo bài viết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo nhân quyền 2023; trong đó, cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền. Đồng thời, nhấn mạnh vụ bắt Đường Văn Thái là một trường hợp “đàn áp xuyên quốc gia”. Vậy thông tin trên có đúng hay không? Hãy cùng Tre Việt làm rõ.

Thứ nhất, Báo cáo nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng: Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền là không chính xác và không khách quan. Bởi vì, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán bảo đảm việc thực thi các quyền con người. Cùng với việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm túc Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Việt Nam còn luôn nỗ lực xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp, hệ thống pháp luật để bảo đảm thực thi tốt nhất các quyền con người, như: quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản; quyền tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, v.v. Trên thực tế, bức tranh về dân chủ, nhân quyền của Việt Nam nổi lên là một điểm sáng với nhiều thành tựu không thể phủ nhận. Theo Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa được công bố thì từ năm 2009 đến nay, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Mạng lưới y tế dự phòng được tổ chức rộng khắp trên toàn quốc, gắn chặt với y tế cơ sở, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng từ hơn 81% năm 2016 lên mức 92% vào năm 2022. Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh ở Việt Nam đã đạt 98,3%, tăng gần một điểm % so với năm 2018. Các phương tiện truyền thông, báo chí và internet đã phát triển mạnh mẽ và trở thành diễn đàn ngôn luận của người dân, các tổ chức xã hội và là công cụ giám sát thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Hiện nay, Việt Nam là nước có hệ thống công nghệ viễn thông hiện đại với độ phổ cập cao. Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có 78 triệu người sử dụng internet, tăng 21% so với số thuê bao năm 2019. Số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu thuê bao, tăng 38% so với năm 2019. Hiện có khoảng 72.000 hội hoạt động ở Việt Nam thường xuyên, tích cực tham gia đóng góp vào xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tích cực rà soát toàn diện việc thực hiện những khuyến nghị đã chấp thuận tại chu kỳ III. Cụ thể, trong số 241 khuyến nghị Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III, đến nay Việt Nam đã hoàn thành, thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị (chiếm 86,7%); thực hiện một phần là 30 khuyến nghị (chiếm 12,4%) và còn 02  khuyến nghị đang xem xét thực hiện vào thời điểm phù hợp.

Thứ hai, Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh việc bắt Đường Văn Thái là một trường hợp “đàn áp xuyên quốc gia” là sự suy diễn tùy tiện, không có cơ sở, không khách quan. Bởi, thực chất Đường Văn Thái đã có nhiều hành động, việc làm vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Các cơ quan thực thi pháp luật có đủ bằng chứng, vật chứng về việc Đường Văn Thái thường xuyên sử dụng mạng xã hội có tên gọi Thái Văn Đường để đưa ra những luận điệu, thông tin xuyên tạc, bịa đặt, tin đồn thất thiệt với mục đích chống phá Đảng, Nhà nước. Đồng thời, y còn tham gia nhiều tổ chức hội nhóm bất hợp pháp, như: Hội Nhà báo độc lập, Hội Anh em dân chủ,... và tiến hành nhiều hoạt động chống Nhà nước. Thái Văn Đường còn khởi tạo và tham gia điều hành nhóm “Lều Của Đầy Tớ” trên mạng xã hội Facebook, thường xuyên đăng tải, phát tán những hình ảnh, thông tin sai lệch về các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam; thậm chí, nhiều lần y còn lợi dụng các vấn đề như sự cố do Formosa gây ra để kích động biểu tình, bạo loạn hay tổ chức gây rối ở BOT Cai Lậy, v.v. Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin:chiều tối 14/4/2023, Đường Văn Thái đã bị Công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phát hiện xâm nhập trái phép vào địa bàn thông qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới và bị tạm giữ để điều tra theo quy định của pháp luật. Như vậy,, đây là việc làm đúng quy định của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam; nó hoàn toàn không xâm phạm quy định, luật pháp của các quốc gia lân cận cũng như luật pháp quốc tế.

          Thứ ba, Báo cáo nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không phản ánh đúng và làm cản trở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, tháng 9/2023 hai nước đã nhất trí nâng vượt cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương mới trong quan hệ ngoại giao, thể hiện thiện chí của nhà nước, nhân dân hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Trên thực tế, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; luôn tôn trọng những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, đó là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và, Việt Nam luôn tôn trọng thể chế chính trị của các nước trong quan hệ đối ngoại.

          Như vậy, Báo cáo nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã phản ánh không chính xác, không khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam, cần phải đấu tranh, phê phán./.

 

 

 

Apr 18, 2024

“Trò hề” lố bịch của Văn bút Hoa Kỳ

           Tre Việt - Ngày 11/4, tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) thông báo sẽ trao giải thưởng về tự do viết lách năm 2024 cho nhà báo Phạm Đoan Trang - người đang phải thụ án tù chín năm tại Việt Nam với cáo buộc tội Tuyên truyền chống Nhà nước. Lợi dụng việc này, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), trích dẫn phát biểu của bà Suzanne Nossel (Giám đốc điều hành của PEN America) để tung hô, cổ súy cho chiến tích của “nữ chúa trong làng zân chủ”, rằng: “Bà đã hy sinh sức khỏe và tự do của bản thân để tìm kiếm công lý. Bất chấp những đàn áp của Chính phủ đối với các hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến, các câu chữ mạnh mẽ của bà tiếp tục khích lệ mọi người trên khắp Việt Nam và toàn thế giới”!.

Tre Việt cho rằng, việc PEN America trao giải thưởng về “tự do viết lách năm 2024” cho Phạm Đoan Trang - đối tượng đang phải chấp hành bản án 09 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là hành động không phù hợp. Đây là “trò hề” của PEN America khi cố tình “vinh danh”, cổ súy cho đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam và đang phải chấp hành án phạt tù trong trại giam.

Cần khẳng định, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do dân chủ về chính trị rất quan trọng đã được quy định trong các quy định của quốc tế. Mặc dù luật pháp quốc tế có những quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đó không phải là quyền tự do một cách tuyệt đối; trong khi thực hiện các quyền tự do này thì lại phải chịu một số hạn chế nhất định, mà hạn chế đó là vì lý do an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội và quyền tự do của người khác. Không có nền báo chí nào, dù là của phương Đông hay phương Tây, cổ vũ cho cái gọi là tự do vô hạn độ. Ngay tại nước Mỹ, nơi được mệnh danh là “thiên đường” tự do, nhưng nếu báo chí mà cổ động để lật đổ chế độ Mỹ xem, chắc chắn báo chí sẽ không còn tồn tại. Gần đây nhất, một tờ tạp chí của Mỹ - quốc gia được mệnh danh là bình đẳng, tự do, bác ái, chỉ một bức tranh biếm họa người đứng đầu tôn giáo Mohamed, Tòa soạn đó lập tức bị tẩy chay. Trong khi đó, Phạm Thị Đoan Trang đang chịu án tù ở Việt Nam mà PEN America lại trao Giải thưởng này, đó là điều rất phi lý và không có giá trị.

Vì lẽ đó, việc giải thưởng về “tự do viết lách năm 2024” là “trò hề” lố bịch. “Trò hề” này cần bị lên án và đấu tranh bác bỏ./.

 

Một báo cáo không khách quan về nhân quyền của cơ quan Liên hợp quốc

           Tre Việt – Trong thời gian qua, quá trình xây dựng báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR)  chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với những thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam; hoàn toàn không thể hiện đúng thực tiễn và tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, các ưu tiên hợp tác mà Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc đã nhất trí.

 Thực tiễn minh chứng, ngay mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nó được tiếp tục bổ sung, phát triển cùng với tiến trình của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra mục tiêu: xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công; có điều kiện phát triển toàn diên cá nhân. Nhận thức và quan điểm về quyền con người đã được Đảng, Nhà nước ta phát triển và hoàn thiện dần trong tiến trình đổi mới. Đại hội IX (năm 2001) của Đảng khẳng định: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”. Ngoài các văn kiện trên, Nghị quyết các Đại hội của Đảng và trực tiếp là các Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 2/12/2004, của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X),… cũng đã thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng ta về vấn đề quyền con người.

Quyền con người còn được thể hiện rõ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Mỗi Hiến pháp đều ghi nhận cốt lõi những điều khoản về Nhân quyền trong Hiến pháp. Riêng Hiến pháp 2013 có 11 chương, 120 Điều; trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có Điều luật nhiều nhất, gồm 36 Điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Và để triển khai trong thực tiễn, tính từ năm 2014 đến hết tháng 11/2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những Luật cơ bản, quan trọng, như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018,… Trong năm 2019, Quốc hội tiếp tục thông qua nhiều Luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân như: Luật Thi hành án hình sự, Bộ Luật lao động, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, v.v.

        Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân.

          Bởi vậy, nội dung báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đưa ra nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, đánh giá không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình, nỗ lực cũng như thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cần đấu tranh bác bỏ./.

 

 

 

Apr 15, 2024

Thực tiễn chuyến thăm bác bỏ mọi xuyên tạc

           Tre Việt - Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 07/4 - 12/4 và thành công tốt đẹp. Với hơn 40 hoạt động chính thức cấp cao và nhiều hoạt động phong phú diễn ra tại các thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh Vân Nam đã góp phần củng cố tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; thống nhất những định hướng chiến lược cho quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua đạt được nhiều tiến triển tích cực, nhất là sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (tháng 11/2022) và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam (tháng 12/2023). Đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm rõ ràng, nhất quán về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với nước láng giềng Trung Quốc; mong muốn hai bên cụ thể hóa, triển khai các nhận thức chung, các cam kết và thỏa thuận của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai Nhà nước, đóng góp tích cực cho sự phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chung chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược Việt Nam - Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, ngày 08/4, trang facebook Đài RFA đăng bài: “Chuyến đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình Huệ”; trong đó, suy diễn, xuyên tạc cho rằng: “Có vẻ như chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản nhưng thực sự số phận của ông Huệ đang nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao này” hay: “ đây như là một cuộc hẹn được sắp đặt trước, gấp rút và được ngoại giao hóa bề mặt bằng một lời mời,...”, v.v. Song chính kết quả, sự thành công của chuyến thăm đã bác bỏ mọi xuyên tạc; đồng thời, cho thấy: các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từ bỏ dã tâm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là trong khoảng thời gian từ nay đến đầu năm 2026, khi Đảng ta đẩy mạnh triển khai các mặt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Một trong những thủ đoạn của chúng là triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để phát tán, đăng tải, chia sẻ các tài liệu, bài viết có nội dung xuyên tạc công tác nhân sự trong đại hội; nói xấu, bôi nhọ uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,... nhằm kích động sự hoài nghi, chia rẽ nội bộ, gây hoang mang trong dư luận mà bài viết được đăng tải trên trang facebook Đài RFA vừa qua là điển hình. Vì vậy, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo để nhận diện và kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng./.

 

Apr 10, 2024

Trò tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân

Tre Việt - Lợi dụng tình trạng thiên tai xâm nhập mặn, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ngày 09/4, facebook Việt Tân đăng status “Người miền Tây “khát” nước sạch, chính quyền không có phương án hỗ trợ” rêu rao rằng: “Bất kể sáng tối, già trẻ, lớn bé, người dân thay phiên nhau để chống chọi với cảnh “khát” nước... Không biết chính quyền cứ để tình trạng dân nhận “nước từ thiện” này tới bao giờ? Thời gian qua dân khổ cả nước đều biết, chỉ có chính quyền vẫn im ắng chẳng hé môi, án binh bất động để người dân tự chăm sóc lẫn nhau”.

Đây là chiêu trò tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân để xuyên tạc những nỗ lực tích cực của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp nhằm hỗ trợ người dân các tỉnh miền Tây trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong thời gian vừa qua.

Chúng ta đã biết, từ đầu năm 2024 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60 – 95%), lại phải trải qua những đợt nắng nóng kéo dài làm bốc hơi một lượng lớn nước trữ trong các kênh, sông, hồ, đồng ruộng. Cùng với đó là hoạt động của các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê kông (nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam), khiến lượng nước đổ về vào tháng ba thấp hơn so với mức trung bình cùng kỳ năm ngoái đến 20%. Ngoài ra, theo số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, do ảnh hưởng lâu dài từ biến đổi khí hậu toàn cầu, nên mực nước biển đã dâng cao thêm 10 cm. Trong khi đó, hầu hết diện tích của đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao hơn mực nước biển chưa đầy 02 m, khiến khu vực này phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nước biển dâng.

Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt trên, để hỗ trợ cho cho người dân, từ ngày 01/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó, các địa phương, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ đạo cơ quan chức năng xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.

Cụ thể là, ngày 06/04, tỉnh Tiền Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, Tỉnh đã mở 60 vòi nước công cộng miễn phí cho người dân đến lấy nước sinh hoạt. Công ty Cổ phần cấp thoát nước Bến Tre đã huy động máy bơm dã chiến công suất 300.000 m3/ngày tại đập tạm Thành Triệu (Châu Thành), để bơm nước ngọt vào khu vực kênh rạch phục vụ sản xuất và nguồn nước cho nhà máy xử lý phục vụ sinh hoạt. Công ty Cổ phần cấp nước sinh hoạt Châu Thành (Tiền Giang) đã lập các điểm cấp nước ngọt miễn phí cho dân tại những vùng nhiễm mặn bằng xe bồn. Tương tự, từ ngày 22/03, phường Mỹ Đức (thành phố Hà Tiên) đã phối hợp với Xí nghiệp Điện nước thành phố Hà Tiên tổ chức ba bồn chứa nước để cấp nước công cộng cho người dân, v.v. Đó là những việc làm, hành động cụ thể để minh chứng cho thấy Chính phủ và chính quyền các cấp đã có “phương án hỗ trợ người dân” kịp thời và được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, tích cực và hiệu quả. Tự nó đã vạch trần những tuyên truyền “thiên lệch và gian dối” của Việt Tân khi chỉ nhìn vào dòng chữ “xe chở nước sạch từ thiện” của số ít doanh nghiệp và một vài cá nhân mà phủ nhận những nỗ lực hỗ trợ người dân của Chính phủ và các địa phương để kích động, phá hoại. Hành động đó cần lên án và đấu tranh bác bỏ./.

 

Apr 4, 2024

Sự “lộng ngôn” của Thạch Đạt Lang

          Tre Việt – Nhằm phủ nhận vai trò và hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, mới đây, các trang mạng phản động đã phát tán bài viết “Người cộng sản Việt Nam thiên tài” của Thạch Đạt Lang; trong bài viết, Y lộng ngôn rằng: “Cộng sản Việt Nam mà thiên tài cái gì?”. Đây là luận điệu sai trái, vô căn cứ, xuyên tạc hết sức nguy hiểm của Thạch Đạt Lang và đồng bọn cần phải lên án và đấu tranh bác bỏ.

Thực tế lịch sử đã chứng minh: từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930) cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm đã chấm dứt, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngay trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân. Vì vậy Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình để tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược bằng những dấu son tạc vào lịch sử (Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng nẫy Năm châu, chấn động địa cầu ngày 07/5/1954; Đại thắng Mùa xuân 30/4/1975, non sông về một mối, Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội). Qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó đã minh chứng sinh động khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức, đồng lòng phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Đó là sự thực không thể xuyên tạc, bác bỏ!

Sự thật đó không thể phủ nhận rằng chặng đường từ khi có Đảng là chặng đường rất đỗi vinh quang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chứng tỏ con đường cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn là hết sức đúng đắn, sáng tạo. Hiện nay đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế do Đảng ta khởi dựng, lãnh đạo, tổ chức thực hiện rất phù hợp với nhịp bước của thời đại. Đổi mới và hội nhập quốc tế là hai nhiệm vụ chiến lược thực hiện mục tiêu chung phát triển đất nước. Thành công của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo của đất nước, tăng cường xung lực cho đời sống xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đất nước ta ngày càng lớn mạnh, vững chắc tạo phong độ mới, thế mới, lực mới để Việt Nam vươn tầm, có đủ sức lực và trí tuệ để sánh vai cùng bạn bè thế giới. Chúng ta tin tưởng rằng đất nước ngày càng phát triển vững chắc, tươi sáng hơn với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính điều đó đã khẳng định rằng: không một thế lực nào có thể hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

 

 

Sự suy diễn không có cơ sở của Trần Đông A

           Tre Việt – Lợi dụng việc vừa qua lãnh đạo Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao có các chuyến công tác, làm việc tại Trung Quốc, Mỹ, Nga, ngày 01/4, trang facebook đài VOA đăng bài: “Nền “ngoại giao trục lợi” của Hà Nội liệu sẽ hiệu quả?”. Nội dung bài viết thể hiện âm mưu kích động, chống phá đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Bởi vậy, cần đấu tranh, phê phán, vạch mặt việc làm phản nước, hại dân của Trần Đông A.

Cần khằng định rõ rằng Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,… với mục tiêu cao nhất là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc. Bức tranh sinh động về quá trình thực hiện đường lối đối ngoại chắc chắn về chiến lược, lợi ích; sự uyển chuyển trong cách thức tiến hành đã hình thành trường phái “ngoại giao cây tre”. Qua đó, giúp đất nước ta vượt qua những khó khăn chồng chất do hậu quả chiến tranh để lại và sự bao vây cấm vận; tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia và cộng động quốc tế; giúp Việt Nam có thêm nhiều bạn bè, đối tác, thu hút được nguồn lực đầu tư cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Những kết quả quan trọng của công tác đối ngoại và ngoại giao đã góp phần vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử: “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, được các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn tôn trọng, đánh giá cao.

Một thực tế hiển nhiên trong quan hệ ngoại giao giữa các nước là phải bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Có như vậy mối quan hệ mới đi vào thực chất, phát triển, bền vững. Những năm qua, Việt Nam luôn xây dựng, phát triển quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước, kể cả các nước lớn, bảo đảm cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển và không chịu sự chi phối của bất kỳ quốc gia nào, thế lực nào khác. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới (có cả 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc); trong đó, hơn 30 nước là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện; 07 nước là đối tác chiến lược toàn diện (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia). Việt Nam trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), v.v. Vì thế, việc lãnh đạo Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao,… có các chuyến công tác, làm việc tại các nước, nhất là các đối tác chiến lược toàn diện, như: Trung Quốc, Mỹ, Nga để củng cố, tăng cường hợp tác,… là việc cần làm và diễn ra hoàn toàn bình thường.

Do đó, việc Trần Đông A lợi dụng các hoạt động ngoại giao trên rồi suy diễn rằng đó là “nền ngoại giao trục lợi” là vô lý, không có cơ sở; cần đấu tranh bác bỏ./.